Trong quá trình phát triển của trẻ em thì mọc răng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất có ảnh hưởng tới khả năng nhai, hấp thụ dinh dưỡng, khả năng ngôn ngữ của trẻ. Vậy nên cha mẹ cần phải trang bị những kiến thức về dinh dưỡng và dấu hiệu của quá trình mọc răng ở trẻ. Điều này nhằm giúp cho chúng ta có sự chuẩn bị kỹ hơn để biết chắc chăm sóc cho hàm răng và sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.
Mục lục
- 1. Nhóm dưỡng chất quan trọng trong giai đoạn mọc răng ở trẻ em
- 1.1. Canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc răng ở giai đoạn mọc răng ở trẻ
- 1.2. Photpho giúp duy trì hệ răng chắc khỏe trong giai đoạn mọc răng ở trẻ em
- 1.3. Magie đóng vai trò khoáng hóa hình thành răng trong giai đoạn mọc răng ở trẻ em
- 1.4. Các loại vitamin giúp bảo vệ răng chắc khỏe trong giai đoạn mọc răng ở trẻ em
- 1.5. Flour tham gia vào quá trình phát triển của răng
- 2. Trình tự mọc răng ở trẻ
- 3. Dấu hiệu mọc răng ở trẻ em
- 4. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé trong giai đoạn mọc răng ở trẻ
Nhóm dưỡng chất quan trọng trong giai đoạn mọc răng ở trẻ em
Trong giai đoạn mọc răng ở trẻ thì các bạn cần phải bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu nhằm giúp hệ răng của trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.
Canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc răng ở giai đoạn mọc răng ở trẻ
Canxi chính là dưỡng chất quan trọng nhất trong quá trình hình thành cấu trúc răng và xương nên trong giai đoạn mọc răng ở trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ canxi.
- Canxi là vi chất có tác dụng đảm bảo độ chắc khỏe cho cả hàm răng và lợi. Việc cung cấp canxi vào đúng thời điểm này giúp trẻ có khung xương và răng chắc khỏe, chiều cao được phát triển tối đa nhất.
- Các mẹ có thể bổ sung canxi trong giai đoạn mọc răng ở trẻ thông qua các món ăn giàu canxi như: sữa, phô mai, tôm, cá, rau màu xanh đậm, đậu hũ… hoặc những thực phẩm chức năng canxi dành cho bé theo lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ.
- Ngoài ra, giai đoạn từ sơ sinh đến 2 tuổi bạn cần phải cung cấp vitamin D đầy đủ vì vitamin D có tác dụng giúp cơ thể bé có thể hấp thụ tốt canxi và phospho để hình thành và củng cố hệ xương, răng vững chắc, đặc biệt cần thiết trong giai đoạn mọc răng ở trẻ. Các mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng những thực phẩm như: dầu gan cá, trứng gà… và cho trẻ tắm nắng khoảng 20 – 30 phút trước 9 giờ sáng mỗi ngày để cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D.
Photpho giúp duy trì hệ răng chắc khỏe trong giai đoạn mọc răng ở trẻ em
Photpho cũng là một dưỡng chất quan trọng rất cần thiết cho sự phát triển của răng và xương giống như vi chất canxi.
- Vi chất photpho là nguồn dưỡng chất có rất nhiều trong các loại thịt động vật và thực vật khác nhau. Do đó, các bạn có thể thay đổi thực đơn hàng ngày thêm phong phú, hấp dẫn hơn để cung cấp đủ lượng photpho cần thiết cho cơ thể bé, giúp giai đoạn mọc răng ở trẻ tốt nhất.
- Tuy nhiên, các mẹ cần phải chú ý cân bằng lượng photpho cho cơ thể bé hợp lý, không nên cho trẻ hấp thụ quá nhiều photpho sẽ khiến cho việc hấp thụ canxi bé giảm đi.
Magie đóng vai trò khoáng hóa hình thành răng trong giai đoạn mọc răng ở trẻ em
Một trong những vi chất khác cũng rất cần thiết giúp cho quá trình mọc răng của trẻ được hoàn thiện hơn.
- Magie có vai trò tạo ra môi trường kiềm, giúp cơ thể hấp thụ tốt vitamin D và trao đổi canxi, nhờ đó sẽ tạo điều kiện cho răng, nướu được chắc khỏe hơn.
- Để bổ sung magie cho trẻ thì các bạn hãy thêm những thực phẩm như: tôm, cua, cá, các loại rau xanh, các loại đậu đỗ… vào các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Bổ sung magie thông qua thực phẩm sẽ giúp bé dễ dàng hấp thụ hơn.
Các loại vitamin giúp bảo vệ răng chắc khỏe trong giai đoạn mọc răng ở trẻ em
Ngoài những vi chất nói trên thì trong giai đoạn mọc răng của bé, các mẹ còn cần phải tăng cường vitamin cho bé, đặc biệt là vitamin C và vitamin A.
- Vitamin C là dưỡng chất rất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe răng miệng hiệu quả. Việc bổ sung vitamin C đầy đủ cho trẻ trong giai đoạn mọc răng ở trẻ sẽ giúp tăng cường hệ miễn nhiễm, chống nhiễm khuẩn chân răng và phòng ngừa được nguy cơ sún răng, rụng răng cao.
- Để bổ sung vitamin C cho trẻ trong độ tuổi mọc răng thì các bạn có thể cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, chanh, súp lơ, cà chua…
- Vitamin A là dưỡng chất có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xương, tăng cường sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ, đặc biệt trong giai đoạn mọc răng ở trẻ.
- Các thực phẩm giàu vitamin A mà trẻ trong giai đoạn mọc răng cần cung cấp như: trứng, gan, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại rau xanh đậm…
Flour tham gia vào quá trình phát triển của răng
Trong quá trình mọc răng ở trẻ thì Flour cũng là một trong những khoáng chất không thể thiếu.
- Vai trò của flour là giúp tham gia vào các quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng. Trong thời kỳ mọc răng, việc bổ sung fluor sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách làm chắc men răng và giúp bảo vệ răng trước acid và vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
- Các bậc phụ huynh có thể bổ sung fluor dưới dạng thuốc giọt theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, các bạn cần phải chú ý bổ sung flour trong giai đoạn mọc răng ở trẻ với liều lượng hợp lý để không gây ra tình trạng nhiễm fluor ở răng khiến răng ố vàng.
Trình tự mọc răng ở trẻ
Tùy vào cơ địa, thể trạng của bé mà trình tự mọc răng của trẻ sẽ theo những khoảng thời gian như sau:
- Từ tháng 6 – 9 tháng: Trẻ sẽ mọc 4 răng cửa giữa. Trong đó, răng cửa hàm dưới sẽ xuất hiện đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6. Hai răng cửa hàm dưới, hai răng cửa hàm trên sẽ mọc khi sang tháng thứ 8.
- Từ tháng 7 – 10 tháng: Trẻ sẽ mọc 2 răng cửa trên. Trong thời gian này, 2 răng cửa trên của trẻ tiếp tục mọc, còn hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc khi bé bước vào tháng 16.
- Từ tháng 12 – 14: Trẻ sẽ mọc 4 răng hàm sữa. Đầu tiên là 2 chiếc răng bên trong của hàm trên rồi đến 2 chiếc răng hàm dưới.
- Từ tháng 16 – 18: Trẻ sẽ nhú và mọc 4 răng nanh sữa. Hai răng nanh hàm dưới sẽ nhú mọc sau khi hai chiếc hàm trên mọc đầy đủ.
- Từ tháng 20 – 30: Trẻ sẽ mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng. Trong đó, 2 chiếc răng hàm cuối sẽ mọc trước, rồi đến 2 răng hàm phía trên.
Dấu hiệu mọc răng ở trẻ em
Khi trẻ bắt đầu mọc răng thì sẽ xuất hiện rất nhiều biểu hiện khác nhau, có trẻ sẽ cảm thấy bình thường nhưng có trẻ sẽ bị sốt, quấy khóc… Vậy nên các bậc phụ huynh cần tìm hiểu những dấu hiệu thường gặp trong quá trình mọc răng ở trẻ em để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Dấu hiệu mọc răng ở trẻ – nướu sưng đỏ, chảy nhãi
Hiện tượng nướu sưng đỏ, chảy nhãi khi mọc răng là dấu hiệu rất thường thấy ở nhiều trẻ. Lúc này nướu của trẻ thường sưng đỏ, viêm tấy vì nướu cần phải nứt ra để cho răng mọc. Đồng thời, dây thần kinh thứ 5 trong hệ thần kinh trung ương sẽ kích thích làm tăng khả năng tiết nước bọt. Lúc này cấu tạo khoang miệng của trẻ còn nông và chức năng nuốt nước bọt chưa linh hoạt nên dễ khiến nước dãi chảy ra ngoài.
Các mẹ hãy chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ bằng gạc y tế và nước muối sinh lý để tránh cho nướu bị nhiễm trùng. Ngoài ra, các bạn có thể buộc yếm cho bé để lau sạch nhãi cho bé, hạn chế tình trạng nổi mẩn tối ưu cho làn da của trẻ.
Dấu hiệu mọc răng ở trẻ – sốt nhẹ
Khi mọc răng thì rất nhiều trẻ sẽ bị sốt nhẹ khoảng 38 độ – 38,5 độ C do thời điểm này, khả năng miễn dịch của trẻ đã bị suy yếu và khiến cho trẻ quấy khóc, bỏ ăn. Trẻ thường sốt cao về đêm, tuy nhiên không kèm hiện tượng tiêu chảy. Nếu như trẻ vừa sốt, vừa bị tiêu chảy, rất có thể trẻ đang mắc bệnh khác. Cha mẹ hãy thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của bé và sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu như bé sốt cao (trên 39 độ C), ngoài việc hạ sốt bằng thuốc hạ sốt, mẹ nên cho bé đi khám để được hỗ trợ tốt nhất.
Dấu hiệu mọc răng ở trẻ – thường xuyên nhai cắn
Khi các răng bắt đầu mọc lên, nhú ra khỏi nướu thì sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và ngứa lợi. Cho nên trẻ sẽ muốn gặm hoặc cắn bất cứ thứ gì để làm dịu cảm giác này.
- Trong giai đoạn mọc răng ở trẻ thì mẹ nên chuẩn bị cho bé những đồ chơi có thể gặm cắn hay nhai bằng những chất liệu như silicon và cao su tự nhiên, mềm nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Một số loại đồ chơi gặm nướu sẽ giúp giảm cảm giác đau nhức, giảm ngứa khi lợi đang bị sưng lên.
- Khi cho bé sử dụng các loại ngậm nướu để giảm cảm giác khó chịu cho bé.
Dấu hiệu mọc răng ở trẻ – chán ăn, khó ngủ, quấy khóc
Ngoài những biểu hiện nói trên thì khi trẻ mọc răng, bé sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau nhức, khó chịu khiến cho trẻ chán ăn, khó ngủ và quấy khóc. Cha mẹ cần phải chú ý nấu những món ăn mềm, lỏng cho bé dễ ăn và dỗ dành, xoa dịu cảm giác đau nhức và giúp bé giúp bé phân tâm, xao nhãng quên đi cảm giác đau nhức.
Trên đây có thể là triệu chứng thường gặp khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng ở trẻ, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng với các bệnh khác. Do đó, cha mẹ cần phải đưa bé đi khám tại bệnh viện, cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé trong giai đoạn mọc răng ở trẻ
Khi trẻ mọc răng thì cha mẹ cần phải chú ý thực hiện những biện pháp chăm sóc đúng cách để khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn:
- Bạn hãy massage lợi ở giai đoạn mọc răng ở trẻ bằng cách dùng ngón tay xoa nhẹ hoặc cho trẻ ngậm đồ chơi tốt cho răng lợi để làm dịu cơn đau của trẻ. Nếu như bé chịu hợp tác thì mẹ có thể dùng khăn lạnh để giúp cho trẻ có thể giảm đau nhanh chóng.
- Trong trường hợp trẻ bị đau nhức nhiều, sốt liên tục thì ba mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt nhưng phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Hãy nấu cho trẻ những món ăn mềm nhuyễn như cháo, súp… để tránh cho trẻ không cần nhai sẽ gây đau răng. Bên cạnh đó, bạn hãy chia bữa ăn thành 6 – 8 bữa để trẻ dễ ăn, dễ hấp thụ hơn. Đối với trẻ sơ sinh thì mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
- Ngoài ra, bạn hãy chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách lau miệng bằng khăn mềm và lau răng khi bé vừa ăn xong để tránh gây viêm nhiễm cho răng. Đồng thời các bạn cần phải vệ sinh các đồ chơi bé hay ngậm vào miệng để tránh vi khuẩn gây hại tới sức khỏe của bé.
- Kiên nhẫn và dỗ dành trẻ để bé được thoải mái hơn, làm tinh thần bé xao nhãng, quên đi cơn đau.
- Nếu như trong giai đoạn mọc răng, bé gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần phải cho trẻ đến bác sĩ để ngăn ngừa các trường hợp xấu có thể xảy ra.
Có thể nói rằng giai đoạn mọc răng ở trẻ nhỏ luôn là khoảng thời gian khó khăn đối với trẻ và cả cha mẹ. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cần phải cố gắng nắm được được những thông tin nói trên để giúp trẻ mọc răng thuận lợi, tạo điều kiện cho trẻ triển toàn diện và có được hàm răng chắc khỏe ngay từ sớm.