Tuyến giáp là một trong những cơ quan quan trọng nằm dưới cùng của cổ có vai trò trong hệ thống tuyến nội tiết. Nang tuyến giáp là một trong những bệnh có thể xuất hiện tại vị trí này. Vậy bệnh có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây của PlasmaKare.
Mục lục
1. Khái niệm về bệnh u nang tuyến giáp
Nang tuyến giáp là trường hợp tuyến giáp phát sinh một khối mô/tế bào bất thường. Khối này có chứa dịch lỏng hoặc là khối đặc. Đa số những bệnh nhân mắc bệnh đều là u lành tính nhưng gây mất thẩm mỹ và gây khó chịu.
U được chia thành hai loại là đơn nhân và đa nhân. U ác tính chỉ xuất hiện 4-7% và nữ có nguy cơ mắc nhiều hơn nam. Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh nang tuyến giáp
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên dưới đây là một số những yếu tố có khả năng cao khiến bệnh hình thành:
Hệ miễn dịch bị rối loạn
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh nang tại tuyến giáp và một số căn bệnh khác tại tuyến giáp. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể lại sinh ra kháng thể tấn công tuyến giáp.
Thiếu I-ốt
Một phần nguyên nhân gây phát sinh nang tại tuyến giáp đó là do thiếu i-ốt. Tỷ lệ người dân miền núi mắc nhiều hơn vùng đồng bằng và miền biển.
Thay đổi hormone
Ở đối tượng là phụ nữ mang thai, nội tiết tố bị rối loạn kích thích sự hình thành bướu tại tuyến giáp. Sau sinh, nhiều sản phụ có nguy cơ bị viêm nhiễm tuyến giáp.
Di truyền
Những người trong gia đình có người bị mắc bệnh u nang tại tuyến giáp có nguy cơ cao hơn những người khác.
Ngoài ra, các nguyên nhân như nhiễm xạ, uống thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp, chấn thương não hay mắc bệnh về não,… đều có thể là những nguyên nhân gây bệnh.
3. Triệu chứng bệnh u nang tuyến giáp
U nang tại tuyến giáp có những triệu chứng tại chỗ có thể dễ dàng nhận biết. Cụ thể là:
Xuất hiện khối u ở cổ
Triệu chứng phổ biến nhất đó chính là xuất hiện khối u nằm tại yết hầu hoặc khu vực xung quanh. Khối u tiu không gây khó chịu nhưng lại làm mất thẩm mỹ và giảm sự tự tin.
Ho mãn tính
Nếu bạn ho liên tục không kèm theo các dấu hiệu như cảm sốt, đờm,…Đây cũng là dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu. Dấu hiệu này thường khiến nhiều người nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Tuy nhiên nếu kèm theo nhiều biểu hiện khác, bạn hãy đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Khó nuốt
Khi u phát triển lớn sẽ gây chèn ép lên khí quản. Thực quản cũng sẽ bị khối u này chèn ép gây nên cảm giác khó nuốt, vướng víu tại cổ họng khi ăn hay nuốt đồ dù rất mỏng, mềm.
Khàn tiếng
U nang có thể xâm lấn ngoài tuyến giáp, tấn công dây thần kinh thanh quản. Điều này sẽ khiến cho người bệnh bị khàn tiếng và khó khăn khi phát âm.
4. Phương pháp điều trị bệnh
Những loại u nang tại tuyến giáp lành tính sau một thời gian thường tự biến mất. Nếu u không phát triển và không gây những ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ thì không cần phải can thiệp điều trị.
Tuy nhiên, những trường hợp như chảy máu trong nang gây đau, khó nuốt, tăng nhịp tim, khó thở,… cần được điều trị càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Với những u lành tính, có kích thước nhỏ thì không cần điều trị. Nếu u có kích thước lớn, bác sĩ sẽ tiến hành chọc thoát dịch. Các u nang nước thường sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn.
Với những u ác tính, giải pháp ưu tiên chính là phẫu thuật. Nếu bệnh phát triển nhanh, phương pháp xạ trị i-ốt phóng xạ sẽ được áp dụng hoặc phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
5. Cách phòng ngừa bệnh nang tuyến giáp
Để ngăn chặn và bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình trước căn bệnh u nang tại tuyến giáp này, bạn nên thực hiện các khuyến cáo dưới đây:
- Duy trì cân nặng thích hợp
- Thường xuyên vận động, tập thể dục
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh
- Ăn các thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng
- Uống nhiều nước
- Tránh xa rượu bia và các chất kích thích
Nang tuyến giáp là căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nặng nề. Thậm chí còn có thể gây nên bệnh ung thư, ảnh hưởng tới tính mạng. Hãy tạo cho mình một lối sống tốt cùng các thói quen lành mạnh để tránh xa những căn bệnh nguy hiểm nhé.