Loét miệng, hay còn gọi là nhiệt miệng, là một vấn đề thường gặp liên quan đến sức khỏe răng miệng. Không chỉ trẻ em mà ngay cả người trưởng thành cũng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng này. Tuy nhiên, nhiệt miệng không đem lại nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe cơ thể hoặc là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm. Vậy làm thế nào để tự điều trị và ngăn ngừa nhiệt miệng một cách hiệu quả? Hãy cùng Plasmakare tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Tổng quan về nhiệt miệng
- 2. Cách tự chữa nhiệt miệng tại nhà vô cùng hiệu quả
- 2.1. Những việc nên tránh khi bị nhiệt miệng
- 2.2. Súc miệng thường xuyên bằng dung dịch súc miệng Plasmakare
- 2.3. Chườm lạnh giảm triệu chứng đau của nhiệt miệng
- 2.4. Ăn sữa chua hằng ngày giúp lành nhanh vết loét miệng
- 2.5. Súc miệng bằng nước giấm táo chữa nhiệt miệng
- 2.6. Kamistad Gel N thuốc bôi trực tiếp giảm đau, lành loét miệng
- 2.7. Tăng cường bổ sung các loại vitamin B
- 2.8. Đắp chè (trà đen) vào vết nhiệt miệng
- 2.9. Hạn chế các thức ăn gây gia tăng nhiệt miệng
- 2.10. Cách dùng thuốc Kamidstad gel n
- 2.11. Dùng thuốc Oracortia bôi trực tiếp tại vết loét miệng
- 2.12. Sử dụng các thuốc bôi tạo màng ngăn nhiệt miệng
- 2.13. Phương pháp dân gian chữa nhiệt miệng từ sắn dây
- 2.14. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
- 2.15. Cách phòng tránh nhiệt miệng
- 2.16. Khi nào thì cần tới gặp nha sĩ?
Tổng quan về nhiệt miệng
Nhiệt miệng nhìn chung không phải là một vấn đề sức khoẻ nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra bất tiện, đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống. Ở trẻ nhỏ, nhiệt miệng có thể khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ và gầy, sút cân.
Nhiệt miệng là gì
Nhiệt miệng thường bắt đầu với cảm giác ngứa rát ở một vị trí nhất định trong khoang miệng, cụ thể là ở mô mềm bên trong má, trong môi, dưới lưỡi hoặc trên nướu. Sau vài ngày, ở vị trí này thường hình thành một vết đỏ hoặc một đốm sưng. Sau khoảng 1 vài ngày, từ vết tấy đỏ sẽ hình thành những ổ hoại tử, có kích thước khoảng 2 -3 mm, màu vàng nhạt. Sau đó, ổ hoại tử sẽ vỡ ra thành vết loét. Vết loét này thường có kích thước không quá 10 mm, xung quanh có viền màu trắng, ở giữa tấy đỏ. Khác với các bệnh lở loét miệng do virus, nhiệt miệng không bao giờ xuất hiện ở phía bên ngoài miệng. Nhiệt miệng cũng không có khả năng lây lan từ người ngày sang người khác.
Thông thường, sau khoảng 5 – 7 ngày, các vết loét sẽ tự lành mà không để lại sẹo, sau đó có thể hình thành các đợt tái phát mới. Tuỳ vào thể trạng của mỗi người mà nhiệt miệng có thể kéo dài trong các quãng thời gian khác nhau.
Những nguyên nhân gây nhiệt miệng
Hiện nay, chưa có cơ chế rõ ràng về nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Chỉ có thể thấy rằng, nhiệt miệng thường gặp nhiều ở thanh thiếu niên. Một số quan niệm cho rằng nhiệt miệng là do ăn phải các đồ ăn nóng như xoài, mít, đồ ăn cay, đồ ăn chiên xào. Hay theo quan niệm của dân gian là do “nóng trong”. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào chỉ ra một cách chính xác rằng nhiệt miệng là do các nguyên nhân trên gây ra. Một số nguyên nhân được cho là liên quan đến nhiệt miệng như:
- Chấn thương vùng miệng: Phổ biến nhất là do bàn chải đánh răng là xước nướu, do răng vô tình cắn phải, do thức ăn cứng gây tổn thương hoặc do niềng răng kim loại cọ xát vào gây tổn thương. Từ những tổn thương nhỏ ban đầu có thể dần tiến triển thành các ổ loét kích thước lớn hơn, gây đau đớn khi ăn, uống hoặc nói chuyện.
- Căng thẳng cũng được cho là có liên quan đến nhiệt miệng.
- Nhiệt miệng cũng có thể liên quan đến sự thay đổi hormon trong chu kỳ kinh nguyệt
- Do thiếu hụt vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin B12
- Do phản ứng dị ứng đối với một số vi khuẩn sống trong khoang miệng.
- Nguyên nhân khác có thể đến từ kích ứng do nhiệt khi ăn hoặc uống phải đồ quá nóng hoặc do kích ứng với các hoạt chất hoá học.
Cách tự chữa nhiệt miệng tại nhà vô cùng hiệu quả
Nguyên tắc trong chữa trị nhiệt miệng đó là giảm đau đớn, làm liền vết loét và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Để trị nhiệt miệng hiệu quả bạn có thể áp dụng một số phương pháp cụ thể dưới đây.
Những việc nên tránh khi bị nhiệt miệng
- Tránh nặn bóp, làm vỡ mụn nước
- Tránh ăn các món chiên xào, chua, cay
- Tránh đồ uống có cồn
- Tránh uống cà phê, nước ngọt, nước ngọt có gas.
- Tránh súc miệng bằng nước súc miệng có cồn hoặc các dung dịch gây kích ứng mạnh
Súc miệng thường xuyên bằng dung dịch súc miệng Plasmakare
Súc miệng giúp làm sạch khoang miệng, kháng khuẩn trong khoang miệng và trực tiếp tại vết loét. Nhờ vậy, giúp cho vết loét nhanh lành hơn, đồng thời súc miệng thường xuyên giảm nguy cơ tái phát nhiệt miệng.
Dung dịch súc miệng Plasmakare chứa thành phần chính là phức hệ TSN (Phức hệ Tanic – Nano bạc Plasma). Đây là thành phần có khản ăng kháng khuẩn, giảm phù nề, chống viêm, liền loét tại chỗ một cách hiệu quả. Phức hệ TSN được xem là một chất sát trùng thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội và có tính an toàn cho mọi đối tượng sử dụng.
Ngoài ra, tác dụng chống viêm, làm liền vết loét miệng của dung dịch súc miệng Plasmakare còn đến từ thành phần keo ong. Keo ong được ví như một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm làm lành viêm loét tại chỗ trực tiếp trong khoang miệng.
Cách sử dụng dung dịch súc miệng Plasmakare trị nhiệt miệng:
- Nhấp 1 ngụm 10ml dung dịch Plasmake, súc miệng trong khoảng 30s.
- Nhổ bỏ dung dịch và không cần súc miệng lại bằng nước.
- Súc miệng hằng ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau khoảng 4 – 5 ngày sẽ thấy vết loét miệng liền lại đáng kể.
Ưu điểm của nước súc miệng Plasmakare:
- Tác dụng nhanh, có tác dụng sát khuẩn chống viêm tại chỗ
- Vị dễ chịu, dễ súc miệng, không gây sót miệng khi súc
Nhược điểm:
- Dung dịch hiện bán tại các khoa dược bệnh viện, chưa bán phổ biến tại nhà thuốc
Mua dung dịch Plasmakare online tại đây
Chườm lạnh giảm triệu chứng đau của nhiệt miệng
Khi bị nhiệt miệng, bạn cũng có thể ngậm một viên đá nhỏ. Có thể khẽ di chuyển viên đá trong khoang miệng về phía vết loét. Cách làm này giúp làm dịu vết nhiệt và hỗ trờ giảm viêm. Do nhiệt độ thấp giúp làm giảm tốc độ máu đến vết loét và nhờ vậy giúp giảm sưng và đau.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng, không tốn chi phí và giúp giảm đau, giảm sưng. Nhược điểm là chỉ giúp giảm triệu chứng tức thời chứ không có tác dụng chữa trị triệt để.
Ăn sữa chua hằng ngày giúp lành nhanh vết loét miệng
Sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn không chỉ tốt cho hệ tiêu hoá mà cũng rất hữu hiệu khi bạn bị nhiệt miệng. Thêm sữa chua vào khẩu phần ăn hằng hày giúp bổ sung lợi khuẩn đi qua khoang miệng, giúp làm liền viêm loét. Ngoài ra, sữa chua cũng là đồ ăn mềm, mịn gíup làm dịu vết loét do nhiệt miệng.
Súc miệng bằng nước giấm táo chữa nhiệt miệng
Giấm táo chứa acid acetics có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét trong khoang miệng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lợi khuẩn. Pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1 và súc miệng hằng ngày cũng mang lại hiệu qủa sát khuẩn, làm lành vết loét nhanh chóng.
Kamistad Gel N thuốc bôi trực tiếp giảm đau, lành loét miệng
Thuốc Kamistad gel n chứa thành phần chính là lidocain và dịch chiết hoa cúc. Lidocain là thuốc gây tê tại chỗ giúp giảm đau. Thành phần dịch chiết hoa cúc có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn tự nhiên.
Tăng cường bổ sung các loại vitamin B
Một trong những nguyên nhân được xem là có liên quan đến tình trạng nhiệt miệng đó là do thiếu hụt vitamin B12. Vì vậy, bổ ung vitamin B12 giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát hiệu qủa. Có thể bổ sung vitamin B12 dưới dạng viên uống với liều lượng 1mg/ ngày. Ngoài ra, có thể chủ động ăn các thực phẩm giàu vitamin B12 hằng ngày. Các thực phẩm giàu vitamin B12 như: gan động vật, ngao, cá mòi, thịt bò, cá hồi, cá ngừ, trứng, nấm hương và các sản phẩm từ sữa.
Đắp chè (trà đen) vào vết nhiệt miệng
Trà đen là một loại chè được làm từ lá của cây chè, có tên khoa học là Camellia sinensis. Trà đen có chứa hàm lượng cao hoạt chất Tannin. Đây là hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, làm lành viêm loét hiệu quả. Sau khi uống trà túi lọc hoặc nước trà, bạn có thể giữa lại bã trà đen để đắp trực tiếp và vết loét do nhiệt miệng sẽ giúp giảm đau, giảm viêm.
Hạn chế các thức ăn gây gia tăng nhiệt miệng
Dù chưa có chứng minh nào chỉ ra thức ăn có liên quan trực tiếp đến nhiệt miệng, tuy nhiên cẩn trọng trong ăn uống giúp giảm đau và hỗ trợ lành các vết loét tốt hơn. Cụ thể, khi bị nhiệt miệng bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chiên, rán, cứng vì có thể cọ sát vào vết loét gây đau. Bạn cũng nên hạn chế các món chiên xào, đồ cay nóng.
Cách dùng thuốc Kamidstad gel n
Người lớn: dùng ½ chiều dài thuốc của 1 lần bóp, bôi trực tiếp vào các vết sưng, đau, loét.
Trẻ em: dùng ½ liều người lớn, tương đương ¼ chiều dài thuốc x 3 lần/ ngày.
Thận trọng: không dùng thuốc với các trường hợp dị ứng với thuốc gây tê lidocain. Không tự ý sử dụng thuốc kéo dài khi không có chỉ định của bác sĩ.
Dùng thuốc Oracortia bôi trực tiếp tại vết loét miệng
Thuốc Oracortia là thuốc có chứa hoạt chất kháng viêm nhóm Corticoid. Đây là hoạt chất có khả năng kháng viêm mạnh giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng hoặc loét tại khoang miệng. Thuốc có tác dụng nhanh nhưng cần thận trọng vì corticoid là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ như: làm teo da, ban đỏ, rạn ra, làm mỏng dai. Dù dùng bôi trực tiếp tại khoang miệng nhưng thuốc có thể hấp thu vào máu và gây tác dụng phụ toàn thân, chính vì vậy không nên lạm dụng thuốc. Đặc biệt, không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai, người đang cho cón bú.
Sử dụng các thuốc bôi tạo màng ngăn nhiệt miệng
Một trong các nguyên nhân khiến vết loét miệng lâu lành là do thường xuyên phải tiếp xúc với nước bọt và dịch thức ăn. Chính vì thế, một phương pháp điều trị ra đời đó là tạo ra một màng ngăn, ngăn chặn sự tiếp xúc của vết loét với nước bọt, thức ăn. Nhờ vậy giúp cho vết loét được tạo môi trường nhanh lành hơn và cũng giúp giảm đau hiệu quả hơn.
Thuốc tạo màng phổ biến này được phối hợp từ 4 hoạt chất chính: Sulfamethoxazon, trimethoprim, Serathiopeptit và hoạt chất tạo màng. Thuốc hoạt động theo cơ chế là khi vào trong miệng, hoà tan cùng với nước bọt và dịch từ vết loét để tạo thành một màng bao. Trong đó, Sulfamethxazon và Trimethoprim là các chất kháng khuẩn hiệu quả. Màng bao này vừa cung cấp chất kháng khuẩn tác động trực tiếp vào vết loét, vừa tạo thành một màng ngăn cách có tác dụng chống lại nước bọt và các dịch thức ăn trong vòng 6 – 8 tiếng.
Phương pháp dân gian chữa nhiệt miệng từ sắn dây
Theo quan niệm trong dân gian, nhiệt miệng do nóng trong người, gây ra các vết loét tại miệng. Chữa nhiệt miệng theo phương pháp dân gian là bổ sung các thực phẩm có tính mát, phổ biến nhất là bột sắn dây.
Cách làm sắn dây chữa nhiệt miệng:
Cách 1: Pha nước sắn dây
- Chuẩn bị 1 muỗng bột sắn dây
- Thêm nước đun sôi để nguội và hoà tan
- Có thể thêm đường hoặc đường phèn cho vừa vị
Cách 2: Nấu bột sắn dây
- Chuẩn bị 1 – 2 muỗng bột sắn dây.
- Thêm nước và hoà tan bột sắn dây trong nồi.
- Có thể pha thêm đường hoặc đường phèn cho vừa ăn.
- Đun lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi bột chuyển sang màu trong suốt hoàn toàn.
- Đun sôi thêm vài phút và tắt bếp. Để nguội và sử dụng 1 -2 lần/ ngày. Ăn liên tục trong 3 – 5 ngày.
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Ngoài các phương pháp trên, mật ong cũng là một phương pháp rất hữu hiệu để trị nhiệt miệng. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và được xem như là một loại kháng sinh thiên nhiên. Nếu nhiệt miệng, bạn có thể dùng một chút mật ong bôi trực tiếp vào vết loét. Thành phần trong mật ong không chỉ giúp kháng viêm, lành vết loét tại khoang miệng mà còn giúp là dịu, làm giảm đau.
Cách phòng tránh nhiệt miệng
Ngoài việc chữa trị nhiệt miệng, chúng ta cũng nên có biện pháp phòng tránh để tránh nhiệt miệng cũng như tránh bệnh tái phát. Một số biện pháp nên áp dụng như:
- Vệ sinh săng miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn
- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, hạn chế gây tổn thương nướu
- Chú ý chăm sóc răng nếu có răng khểnh, răng mọc xô, mọc chéo gây cọ sát vào má. Có thể bạn nên tới gặp bác sĩ để chỉnh nha nếu cần thiết.
- Hạn chế đồ ăn chiên rán cứng, đồ chiên xào, cay nóng
- Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng
- Chú trọng vào chế độ ăn uống, ăn đầy dủ rau củ quả
- Uống nhiều nước
Khi nào thì cần tới gặp nha sĩ?
Nhiệt miệng thường sẽ tự hết sau khoảng 5 – 7 ngày hoặc tuỳ theo thể trạng mỗi người mà thời gian hồi phục có thể dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, nếu có một số biểu hiện kèm theo sau đây bạn nên tới gặp nha sĩ để được điều trị:
- Nhiệt miệng kèm theo sốt cao và kéo dài
- Tiêu chảy
- Nhức đầu hoặc phát ban ở da.
- Vết loét lớn một cách bất thường, trên 10 mm.
- Có quá nhiều vết loét một cách bất thường trong khoang miệng, nướu hoặc dưới lưỡi.
- Vết loét sâu, kèm theo chảy máu và lâu lành (trên 2 tuần).
- Loét có kèm theo nóng, đỏ, sưng cục bộ vùng mặt lân cận.
Trên đây là các thông tin cơ bản về nhiệt miệng, nguyên nhân và các nguyên tắc chữa trị. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp các hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tự chữa trị nhiệt miệng tại nhà hiệu qủa. Hy vọng rằng các thông tin trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân.