Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiệt miệng là do chế độ ăn uống không phù hợp. Có thể kể đến như do ăn uống quá nhiều đồ ăn chiên xào, cay nóng, ăn thiếu vitamin thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ giúp nhiệt miệng nhanh lành hơn. Câu hỏi đặt ra là nhiệt miệng ăn gì cho mau khỏi. Cùng Plasmakare đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về nhiệt miệng
Trước khi trả lời câu hỏi nhiệt miệng ăn gì cho mau khỏi, chúng ta cùng tìm hiểu xem các thông tin tổng quan về nhiệt miệng. Nhiệt miệng có nguy hiểm không và nguyên nhân gì gây ra nhiệt miệng?
Nhiệt miệng là gì
Nhiệt miệng là tên gọi chung của các vết viêm, loét trong khoang miệng, cụ thể là tại niêm mạc phía trong môi, dưỡi lưỡi, tại nướu và trong má. Nhiệt miệng không bao giờ xuất hiện ở phía ngoài khoang miệng. Nó thường bắt đầu bằng các nốt viêm, tấy đỏ. Sau vài ngày, tại vết viêm ban đầu sẽ hình thành mụn nước. Dưới tác động của các lực va chạm khi nói, khi ăn uống mà mụn nước vỡ ra thành vết loét. Vết loét thường có hình bầu dục, nông, phía đáy có màu vàng hoặc trắng ngà, xung quanh có viền màu đỏ. Vết loét miệng thường có kích thước lớn không quá 10 mm. Một người nhiệt miệng có thể có một hoặc đồng thời nhiều vết loét, các vết loét có thể nằm cạnh nhau hoặc nằm rải rác ở nhiều vị trí trong khoang miệng.
Nhiệt miệng có phải là một vấn đề nguy hiểm
Trong đa số các trường hợp, nhiệt miệng đều là một tình trạng lành tính. Thông thường, nhiệt miệng sẽ tự lành mà không cần can thiệp bất cứ biện pháp điều trị nào. Tuỳ theo mức độ và cơ địa của mỗi người mà vết nhiệt miệng có thể lành từ 5 – 7 ngày hoặc kéo dài đến hơn 15 ngày. Tuy rằng lành tính nhưng các vết loét trong khoang miệng gây ra đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt. Có thể gây ảnh hưởng đến công việc với những ai thường xuyên phải giao tiếp, khiến ăn uống không ngon miệng. Với trẻ nhỏ, nhiệt miệng có thể khiến bé quấy khóc, bỏ bữa, kém ăn. Nếu bị đồng thời quá nhiều ổ loét nhiệt miệng có thể dẫn đến sốt.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Khi nhắc tới nhiệt miệng, rất nhiều người cho rằng nguyên nhân là do “nhiệt” hay do “nóng trong”. Nhưng quan niệm này chưa hoàn toàn chính xác. Thực tế, có một số yếu tố chính dẫn tới nhiệt miệng, không chỉ do nóng trong như rất nhiều người vẫn hay lầm tưởng. Cụ thể, một số nguyên nhân gây nhiệt miệng có thể kể tới như:
- Do vi khuẩn tấn công: theo quan niệm của tây y, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vết viêm loét trong khoang miệng. Cụ thể là các vi khuẩn cư trú sẵn trong khoang miệng, do một sự mất cân bằng nào đó tạo điều kiện cho chúng phát triển mạnh hơn và gây viêm.
- Do tai nạn làm tổn thương niêm mạc: phổ biến nhất là do cắn phải khi ăn khi nói.
- Tổn thương do chỉnh nha hoặc do răng mọc lệch làm tổn thương niêm mạc miệng
- Do dị ứng với thành phần hoá học có trong kem đánh răng
- Do thiếu vitamin, cụ thể thiếu vitamin B12 được cho là có liên quan đến các vấn đề viêm loét trong niêm mạc miệng.
- Do thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào, đồ ăn cứng. Theo quan niệm của đông y, các thực phẩm này gây nóng trong và gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Do đó dẫn đến loét miệng, nhiệt miệng.
Nhiệt miệng ăn gì cho mau khỏi
Mặc dù không can thiệp gì thì nhiệt miệng cũng sẽ tự biến mất mà không để lại sẹo trong khoang miệng, tuy vậy, nếu bổ sung những loại thực phẩm phù hợp thì tình trạng nhiệt miệng của bạn sẽ biến mất nhanh chóng hơn. Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nhiệt miệng ăn gì bằng các thực phẩm dưới đây.
Nhiệt miệng ăn bột sắn dây
Nếu đang không biết nhiệt miệng ăn gì cho nhanh khỏi thì bạn hãy thử ngay bột sắn dây. Bột sắn dây được biết đến với tính mát, giúp thanh nhiệt cho cơ thể. Theo quan niệm của đông y, bột sắn dây giúp các vết nhiệt miệng nhanh khỏi hơn.
Cách chế biến bột sắn dây khi bị nhiệt miệng như sau:
- Chuẩn bị bột sắn dây, nước lọc và đường vừa đủ ăn.
- Hoà tan bột sắn dây với nước lọc, thêm đường cho vừa miệng.
- Đun lửa nhỏ trên bếp, vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi bột chuyển màu hoàn toàn thành màu trong suốt và có độ dính.
- Tắt bếp, để nguội và ăn ngày 1 – 2 lần. Ăn liên tục đến khi hết nhiệt miệng.
Nhiệt miệng dùng rau má
Rau má chính là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi nhiệt miệng ăn gì. Rau má được biết đến là một loại rau có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Vì vậy, rau má thường được dùng khi cơ thể gặp các chứng bệnh do nhiệt. Ngoài ra, rau má còn có khả năng giúp làm lành vết thương, cụ thể là nhờ hoạt chất triterpenoid. Có thể dùng bằng cách ăn trực tiếp hoặc say rau má và ép lấy nước.
Nhiệt miệng dùng khế chua
Bạn hoàn toàn có thể dùng khế chua nếu như đang không biết nhiệt miệng ăn gì. Khế chua chính là một loại quả chữa nhiệt miệng hiệu quả được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn. Trong khế chua có nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm, ngoài ra nó còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng cao vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch. Khi bị nhiệt miệng có thể sắc nước khế chua để súc miệng hằng ngày và kết hợp với uống nước khế chua cũng rất tốt.
Cách làm nước khế chua chữa nhiệt miệng như sau:
- Chuẩn bị 3 – 4 quả khế chua, rửa sạch, ngâm nước muối ấm.
- Ép lấy nước khế tươi, thêm vào một chút muối.
- Ngậm và nuốt từ từ.
Lưu ý: không sử dụng khế tươi khi có tiền sử hoặc đang gặp các vấn đề về dạ dày.
Nhiệt miệng ăn sữa chua
Sữa chua cũng là một loại thực phẩm giúp nhiệt miệng lành lại nhanh chóng. Ngoài rất nhiều lợi ích trên hệ tiêu hoá, sữa chua còn giúp cân bằng cả hệ vi sinh vật có lợi trong khoang miệng. Nhờ vậy mà giúp nhiệt miệng nhanh lành hơn. Sữa chua cũng rất mềm, mịn, dễ ăn và không hề gây đau, sót tại các vết loét trong khoang miệng. Vậy nên nếu đang tìm câu trả lời cho câu hỏi nhiệt miệng ăn gì, bạn hãy lựa chọn sữa chua. Hãy bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình 1 -2 hũ sữa chua.
Nhiệt miệng ăn mật ong
Mật ong nổi tiếng như một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Trong chữa trị nhiệt miệng, mật ong giúp kháng khuẩn, chống viêm, giúp lành vết loét nhanh hơn. Khi bị nhiệt miệng bạn có thể bôi trực tiếp mật ong vào vết loét. Ngoài ra, hãy uống mật ong pha với nước ấm hằng ngày trong suốt thời gian bạn bị nhiệt miệng. Điều này sẽ giúp vết viêm loét trong khoang miệng của bạn nhanh lành hơn.
Trên đây là top 5 loại thực phẩm giúp cho việc đẩy lùi những vết nhiệt miệng trở nên dễ dàng hơn. Hy vọng rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc nhiệt miệng ăn gì. Hãy cùng áp dụng cho vấn đề nhiệt miệng của bạn hoặc người thân nhé.