PlasmaKare

Tiên phong nano bạc và chất sát trùng thế hệ mới cho da - niêm mạc

Giỏ hàng
Giỏ hàng ( 0 SP)

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0 đ
hotline-plasmakare
097 6648 102 091 6648 102
  • PlasmaKare
  • Sản phẩm
    • Các sản phẩm
    • Khuyến mại
    • Thương hiệu và công nghệ
  • Chăm sóc da
  • Chăm sóc tai mũi họng
  • Chăm sóc răng miệng
  • Tin tức
  • Videos
  • Điểm bán
  • Mua hàng
  • Phòng khám uy tín
    • Phòng khám Tai Mũi Họng uy tín
    • Phòng khám Nha khoa Uy tín
Trang chủ » Chăm sóc răng miệng » Nhiệt miệng dùng thuốc gì nhanh khỏi từ góc nhìn chuyên gia

Nhiệt miệng dùng thuốc gì nhanh khỏi từ góc nhìn chuyên gia

Ai trong chúng ta cũng đã không ít lần gặp phải những khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Dù không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng những đau đớn, khó chịu cũng ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của những ai gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Câu hỏi đặt ra là nhiệt miệng dùng thuốc gì cho nhanh khỏi. Cùng Plasmakare tham khảo những chỉ dẫn dưới góc nhìn của chuyên gian dưới đây.

Nhiệt miệng và nguyên tắc điều trị

Nhiệt miệng dùng thuốc gì cho hiệu quả dựa vào một số nguyên tắc điều trị chính. Các nhà khoa học chưa tìm được nguyên nhân hoặc cơ chế rõ ràng tại sao nhiệt miệng lại xảy ra. Chính vì vậy, việc điều trị nhiệt miệng không dựa trên nguyên tắc loại bỏ hoặc chống lại các nguyên nhân gây bệnh. Thay vào đó, các thuốc dùng trong điều trị nhiệt miệng chủ yếu có tác dụng kiểm soát các triệu chứng như giảm đau, chống viêm, làm lành vết loét và tăn cường miễn dịch cho cơ thể.

Nhiệt miệng dùng thuốc gì cho nhanh khỏi

Nhiệt miệng dùng thuốc gì cho nhanh khỏi là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chuyên gia gợi ý cho bạn một số thuốc mang lại hiệu quả tốt cho người bị nhiệt miệng dưới đây.

nhiet-mieng-dung-thuoc-gi-2721
Nhiệt miệng dùng thuốc Kamistad gel N giúp giảm đau nhanh chóng

Nhiệt miệng dùng thuốc Kamistad Gel N

Nhiệt miện dùng thuốc Kamistad Gel N mang lại hiệu quả giảm đau nhanh. Kamistad Gel N có thành phần chính là Lidocain và chiết xuất hoa cúc. Lidocain là thuốc gây tê tại chỗ có tác dụng giảm đau. Chiết xuất hoa cúc được biết đến có khả năng chống viêm, do vậy hỗ trợ làm lành vết nhiệt miệng.

Cách dùng Kamistad Gel N

Người lớn: dùng 1 lượng thuốc dài khoảng 0,5 cm bôi trực tiếp vào vết nhiệt miệng. Sau khi bôi nên hạn chế ăn uống để thuốc kéo dài tác dụng. Ngày bôi 3 lần.

Trẻ em: dùng ½ lượng của người lớn.

Lưu ý khi nhiệt miệng dùng thuốc Kamistad Gel N

Với dạng thuốc bôi này, cần tránh không bôi thuốc vào các vị trí như mắt, niêm mạc mũi.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Người dị ứng với lidocain hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi nhiệt miệng dùng thuốc Kamistad gel N:

  • Cảm giác tê, bỏng rát nhẹ tại vị trí bôi
  • Dị ứng, mẩn ngứa toàn thân hoặc phù mắt, môi, họng
  • Tức ngực, khó thở

Nhiệt miệng dùng thuốc nhiệt miệng Phúc Vinh

Nhiệt miệng dùng thuốc gì?  Nhiệt miệng Phúc Vinh là một giải pháp phù hợp. Viên nhiệt miệng Phúc Vinh là sản phẩm trị nhiệt miệng thảo dược đã có mặt trên thị trường từ rất lâu đời. Sản phẩm có thành phần gồm rất nhiều dược liệu quý như huyền sâm, tế tân, cam thảo, hoàng liên, liên kiều, hoàng bá… Đây là các vị dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm nhờ vậy mà mang lại tác dụng giảm các vết nhiệt miệng hiệu quả.

Các dùng thuốc nhiệt miệng Phúc Vinh trị nhiệt miệng

  • Người lớn: Ngày uống 3 viên x 3 lần, sau mỗi bữa ăn
  • Trẻ em dứoi 12 tuổi: Ngày uống 2 viên x 3 lần, sau mỗi bữa ăn

Lưu ý khi nhiệt miệng dùng thuốc Nhiệt miệng Phúc Vinh:

  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai, người đang cho con bú
  • Người tỳ vị hư hàn, người thể dương hư.

Nhiệt miệng dùng thuốc Oracortia

Nhiệt miệng dùng thuốc gì? Orracorita được dùng bằng cách bôi trực tiếp vào vết loét có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Thành phần chính của Oracortia là Triamicinolon Acetobide. Đây là một dược chất thuộc nhóm Corticoid có tác dụng chống viêm trung bình. Khi bôi, thuốc tạo thành một màng mỏng bao quanh niêm mạc tại vết nhiệt miệng và dược chất được giải phóng, cho tác dụng tại chỗ. Nhờ vậy thuốc giúp cho các vết loét nhanh lành hơn.

nhiet-mieng-dung-thuoc-gi-2722
Oracortia dùng cho nhệt miệng có dạng tuýp gel và dạng gói thuốc bột

Cách dùng thuốc Oracortia trị nhiệt miệng

Người lớn: bôi một lượng thuốc khoảng 1/2 cm chiều dài thuốc bóp ra từ tuýp vào vết nhiệt miệng. Nên bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ để thuốc được hấp thu tốt hơn. Hoặc bôi ngày từ 2 -3 lần.

Những lưu ý khi nhiệt miệng dùng thuốc Oracortia

  • Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn nêu sử dụng cho trẻ nhỏ
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Thận trọng với người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Nhiệt miệng dùng thuốc giảm đau

Ngoài các thuốc dạng bôi, nhiệt miệng dùng thuốc giảm đau cũng là một giải pháp hữu ích. Thuốc giảm đau phổ biến là paracetamol, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau hạ sốt nhưng không có tác dụng chống viêm. Nếu như cảm thấy quá đau đớn do nhiệt miệng hoặc có kèm theo biểu hiện như nổi hạch ở cổ, sốt thì bạn nên sử dụng Paracetamol. Ngoài ra, các thuốc giảm đau khác thuộc nhóm NSAIDs cũng cho tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả.

nhiet-mieng-dung-thuoc-gi-2723
Nhiệt miệng dùng thuốc đường uống như kháng sinh, giảm đau chống viêm cần thận trọng tác dụng phụ

Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng các thuốc này khi biệt nhiệt miệng. Lý do là khi sử dụng đường uống, các thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn với cơ thể như gây ngộ độc gan, gây ảnh hưởng đến dạ dày. Nếu có tiền sử dạ dày hoặc đang bị viêm loét dạ dày bạn cũng nên tránh sử dụng các thuốc này.

Nhiệt miệng dùng thuốc kháng sinh

Nhiệt miệng dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn tại vết loét. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tấn công tại vết nhiệt miệng, nhờ vậy giúp cho các vết loét nhanh lành hơn. Đa số các trường hợp, nhiệt miệng không cần sử dụng kháng sinh. Nó chỉ thực sự cần thiết khi người bệnh có dấu hiệu viêm nhiễm kéo dài, nổi hạch, sốt cao.  Để hạn chế tác dụng phụ hoặc tình trạng kháng kháng sinh, các thuốc kháng sinh trị nhiệt miệng thường được sử dụng dưới dạng kết hợp và dùng bằng cách bôi trực tiếp tại vết loét.

Nhìn chung nhiệt miệng dùng thuốc kháng sinh phải có sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc.

nhiet-mieng-dung-thuoc-gi-2725
Nhiệt miệng dùng thuốc bổ sung vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Nhiệt miệng dùng thuốc bổ sung Vitamin

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra nhiệt miệng nhưng các nhà khoa học cho rằng sự thiếu hụt vitamin thiết yếu trong cơ thể có liên quan đến nhiệt miệng. Chính vì thế, một trong những cách để trị nhiệt miệng và đặc biệt để ngăn nhiệt miệng tái phát đó là bổ sung thêm vitamin. Các vitamin thiết yếu được cho là liên quan đến tình trạng nhiệt miệng như: vitamin C, vitamin B2, Vitamin B12…Ngoài việc bổ sung thông qua chế độ ăn hằng ngày thì người bị nhiệt miệng dùng thuốc uống để bổ sung các loại vitamin này. Để biết chính xác về liều lượng cần bổ sung, người bị nhiệt miệng hãy tham khảo lời khuyên trực tiếp từ chuyên gia y tế.

Theo góc nhìn của các chuyên gia, nhiệt miệng dùng thuốc chủ yếu có tác dụng giảm các triệu chứng đau, xót và giúp chống viêm tại ổ loét. Nhờ vậy mà các vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Tuy vậy, mỗi thuốc đều có những tác dụng không mong muốn nhất định và người dùng cần thận trọng khi sử dụng.

★★★★★★
Chia sẻ
suc-hong-plasmakare-viem-amidan-hoc-mu-soi
Suc-hong-plasmakare-viem-hong-hat

Bài viết liên quan

xit_hong_tot_nhat_tren_thi_truong_review

Top các loại xịt họng trên thị trường tốt nhất

tin-vui-nuoc-suc-hong-nano-bac-tsn-diet-virus-vi-khuan-chi-trong-30s

Tin vui: Nước súc họng nano bạc TSN diệt virus, vi khuẩn chỉ trong 30s

suc-hong-nuoc-muoi-co-phong-duoc-covid-khong-01

Súc họng nước muối có diệt được Covid không?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Danh mục tin tức
  • Chăm sóc răng miệng
  • Vệ sinh mũi họng
  • Chống muỗi – côn trùng
  • Chăm sóc da

Có thể bạn quan tâm

Top các loại xịt họng trên thị trường tốt nhất

Top các loại xịt họng trên thị trường tốt nhất

Bệnh viêm da cơ địa – Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Bệnh viêm da cơ địa – Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Anh Phạm Nhật Minh (Giám đốc PlasmaKare Vũng Tàu) chia sẻ về định hướng phát triển PlasmaKare

Anh Phạm Nhật Minh (Giám đốc PlasmaKare Vũng Tàu) chia sẻ về định hướng phát triển PlasmaKare

TS.BS Nguyễn Thị Quỹ (Nguyên Chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội) chia sẻ về súc họng miệng PlasmaKare

TS.BS Nguyễn Thị Quỹ (Nguyên Chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội) chia sẻ về súc họng miệng PlasmaKare

PGS. TS Nghiêm Thị Hà Liên chia sẻ về các chất sát trùng thế hệ mới

PGS. TS Nghiêm Thị Hà Liên chia sẻ về các chất sát trùng thế hệ mới

Câu chuyện phát triển chất sát trùng thế hệ mới: TSN và Sanicompound

Câu chuyện phát triển chất sát trùng thế hệ mới: TSN và Sanicompound

Một sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Innocare

Địa chỉ: Số 558 Quang Trung, phường La Khê, quận Hà Đông, tp. Hà Nội

Điện thoại: 097 6648 102 | 091 6648 102

Email: innocare.group@gmail.com

Số ĐKKD: 0107860382

Đăng ký lần đầu: ngày 26 tháng 05 năm 2017

Cơ quan cấp:  Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà Nội

Hướng dẫn mua hàng
  • Chính sách và thanh toán
  • Chính sách vận chuyển, giao nhận
  • Chính sách bảo hành và đổi trả
  • Chính sách bảo mật thông tin
PlasmaKare - Chăm sóc Sức khoẻ & Sắc đẹp bằng Plasma Bạc

Copyright © 2020 PLASMAKARE.VN All rights reserved.

↑