Nhiệt miệng là một vấn đề thường gặp và gây ra triệu chứng khó chịu nhất đó là cảm giác đau đớn. Đặc biệt là khi ăn, uống các loại thực phẩm chua, cay, nhiệt miệng sẽ khiến bạn vô cùng đau đớn. Vậy nhiệt miệng làm sao hết đau nhanh chóng? Cùng tham khảo các lời khuyên hữu ích dưới đây với Plasmakare nhé.
Mục lục
- 1. Nhiệt miệng là gì
- 1.1. Nhiệt miệng làm sao lại gây đau
- 1.2. Nhiệt miệng làm sao hết đau nhanh chóng
- 1.3. Ngậm đá lạnh giúp giảm đau hiệu quả
- 1.4. Bôi mật ong trực tiếp vào vết nhiệt miệng
- 1.5. Đắp bã trà giúp chống viêm, làm săn se
- 1.6. Bôi thuốc giảm đau
- 1.7. Uống thuốc giảm đau
- 1.8. Kiêng các thực phẩm chua cay, cứng
- 1.9. Nhiệt miệng làm sao hết tái phát
Nhiệt miệng là gì
Nhiệt miệng hay loét áp tơ là tình trạng xảy ra khi niêm mạc khoang miệng xuất hiện một nốt viêm, rộp và tạo thành các vết loét có kích thước nhỏ. Các vết loét này thường xuất hiện ở trong môi, má, nướu hoặc dưới lưỡi. Vết loét thường nông và có kích thước không qúa 10 mm. Mỗi đợt nhiệt miệng, một người có thể có 1 hoặc đồng thời vài vết loét. Các vết loét thường có màu vàng nhạt, xun quanh có viền màu hồng và các mô xung quanh vẫn mềm mại.
Nhiệt miệng làm sao lại gây đau
Điểm khó chịu và gây ảnh hưởng lớn nhất đến người bệnh đó là cảm giác đau xót, đặc biệt là khi ăn một số thức ăn nhất định. Cảm giác đau đớn khi nhiệt miệng xảy ra có một số lý do. Thứ nhất là nhiệt miệng giai đoạn đầu thường là các vết viêm. Đặc điểm chung của các vết viêm là sưng, nóng, đỏ, đau. Vì vậy người bị nhiệt miệng có thể cảm thấy đau hoặc rát khi nhiệt miệng bắt đầu khởi phát. Tuy nhiên, cảm giác này không quá khó chịu cho đến khi các rộp nước vỡ ra và hình thành vết loét. Cảm giác đau lúc này vô cùng khó chịu. Nguyên nhân chính gây ra các cơn đau là do thức ăn cứng cọ xát trực tiếp vào vết loét gây đau. Hoặc do các thành phần trong thức ăn như acid (vị chua), muối (vị mặn) tiếp xúc với vết loét hở dẫn đến cảm giác “xót”.
Nhiệt miệng làm sao hết đau nhanh chóng
Nhiệt miệng làm sao hết đau nhanh chóng là câu hỏi được quan tâm hàng đầu. Nhìn chung, việc giảm đau trong nhiệt miệng dựa vào việc chấm dứt triệu chứng hoặc làm lành các vết viễm loét để nhanh chóng chấm dứt cơn đau. Một số biện pháp để nhiệt miệng hết đau nhanh bạn có thể tham khảo dưới đây.
Ngậm đá lạnh giúp giảm đau hiệu quả
Ngậm đá lạnh là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi nhiệt miệng làm sao hết đau nhanh chóng. Đây là một phương pháp vô cùng đơn giảm, dễ kiếm tại nhà nhưng cũng không kém phần hiệu quả. Nhiệt độ thấp của đá làm co mạch, giảm lưu thông máu về vết loét nhiệt miệng do đó giúp làm giảm quá trình viêm. Ngoài ra, đá lạnh cũng giúp dịu cảm giác đau trực tiếp tại vết nhiệt miệng. Vậy nên, nếu đang không rõ nhiệt miệng làm sao hết đau thì hãy tìm ngay một viên đá lạnh, ngậm trực tiếp trong miệng sẽ giúp bạn dễ chịu rất nhiều.
Bôi mật ong trực tiếp vào vết nhiệt miệng
Mật ong là một loại thực phẩm quý giá, giàu chất dinh dưỡng và rất giàu tính ứng dụng trong việc chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh. Đối với nhiệt miệng, mật ong cũng được chứng minh là có hiệu quả. Vậy nhiệt miệng làm sao có thể hết đau khi bôi mật ong? Trong mật ong có chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, được xem như là một loại kháng sinh thiên nhiên. Khi bôi mật ong trực tiếp vào vết loét do nhiệt miệng, điều này sẽ giúp kháng viêm tại chỗ hiệu quả, giúp nhanh lành vết loét. Ngoài ra, mật ong cũng có tác dụng giúp dịu cơn đau tức thời.
Đắp bã trà giúp chống viêm, làm săn se
Nhiệt miệng làm sao hết đau nhờ bã trà đen hẳn là câu hỏi mà nhiều người chưa rõ. Trà chính là lá chè được phơi, sao theo phương pháp đặc trưng. Trà chứa hàm lượng cao hoạt chất có tên gọi là tannin. Hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, làm săn se rất hiệu quả. Chính vì vậy, sau khi phà trà hoặc trà túi lọc bạn đừng vội bỏ đi bã trà. Sử dụng bã trà đắp trực tiếp vào vết loét nhiệt miệng và bạn sẽ cảm nhận được hiểu quả giảm đau, lành nhanh vết loét rõ rệt.
Bôi thuốc giảm đau
Nếu vẫn còn thắc mấc miệng làm sao để giảm đau nhanh chóng, một phương pháp nữa bạn có thể áp dụng ngay đó là bôi các thuốc giảm đau. Thuốc bôi giảm đau phổ biến nhất dành cho nhiệt miệng đó là Kamistad Gel N. Thuốc chứa 2 thành phần chính là Lidocain và chiết xuất hoa cúc. Lidocain chính là một thuốc gây tê cho tác dụng tại chỗ chính vì thế khi bôi thuốc bạn sẽ mất cảm giác đau tại vị trí bôi. Tác dụng này có thể kéo dài vài chục phút nếu bạn không ăn, uống làm trôi thuốc. Thành phần chiết xuất hoa cúc cũng giúp kháng viêm hiệu quả, hỗ trợ vết loét lành laị nhanh chóng. Vậy nên, nếu không tìm được giải pháp nhiệt miệng làm sao nhanh hết đau thì hãy tới hiệu thuốc và mua gel bôi giảm đau sẽ rất “nhạy”.
Uống thuốc giảm đau
Trong trường hợp không có sẵn các thuốc bôi và cơn đau quá khó chịu, việc sử dụng các thuốc giảm đau đường uống cũng được cho là có hiệu qủa. Các thuốc giảm đau chống viêm thường được sử dụng là các thuốc thuộc nhóm NSAIDs. Đa số các thuốc không có tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng sử dụng nhiều có thể gây tác dụng phụ với dạ dày. Do vậy, nếu có tiền sử hoặc đang bị viêm dạ dày thì hãy cân nhắc sử dụng các thuốc này. Vậy là bạn đã bỏ túi thêm một cách khi không biết nhiệt miệng làm sau cho mau hết đau rồi.
Kiêng các thực phẩm chua cay, cứng
Chủ động tránh các tác nhân gây đau cũng là một giải pháp hiệu quả để giảm bớt đau đớn trong nhiệt miệng. Bạn nên tránh các loại quả chua, các món ăn được chế biến với gia vị mặn, cay hoặc đồ chiên rán cứng. Như đã trình bày ở trên, các loại thức ăn này sẽ cọ xát với vết loét gây đau. Thay vào đó hãy chuyển sang các món nhạt, món mềm hoặc súp.
Nhiệt miệng làm sao hết tái phát
Ngoài việc nhiệt miệng làm sao hết đau thì nhiệt miệng làm sao ngừng tái lại cũng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Để nhiệt miệng hạn chế bị tái lại bạn cần chủ động thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh răng miệng đúng cách và chủ động nâng cao thể trạng bằng cách tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Nhiệt miệng làm sao hết đau đớn là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên đây là một số lời khuyên được chỉ dẫn bởi chuyên gia. Hy vọng rằng các thông tin trên hữu ích với bạn và người thân.