Nhiệt miệng gây ra đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt. Nhiệt miệng lành tính và có thể tự lành sau 7 – 14 ngày nhưng không ai lại muốn trải qua những khó chịu trong suốt quãng thời gian đó. Vậy nhiệt miệng nên làm gì để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh gây ra. Cùng Plasmakare nắm được nguyên tắc trong trị nhiệt miệng, những điều nên làm và nên tránh trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nhiệt miệng có nguy hiểm không
Nhiệt miệng xảy ra khi các vết rộp, vết loét nông xuất hiện trong niêm mạc tại các vị trí như má trong, nướu, dứoi lưỡi. Thực chất nhiệt miệng không phải là một bệnh nguy hiểm, nó có thể tự lành lại sau 1 – 2 tuần tuỳ mức độ và thể trạng của mỗi người mà không cần điều trị cũng như không để lại sẹo. Nhiệt miệng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Do sự xuất hiện có các vết loét trong khoang miệng nên người bị nhiệt miệng thường phải trải qua cảm giác đau, xót, nhức khi ăn, uống hoặc giao tiếp. Khi xuất hiện đồng thời quá nhiều nốt nhiệt miệng và nhiệt miệng kéo dài có thể làm ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc. Ngoài ra, nhiệt miệng có thể dẫn tới biểu hiện trên toàn thân như sốt, nổi hạch góc hàm.
Nguyên tắc trong chữa nhiệt miệng
Vậy nhiệt miệng nên làm gì? Nguyên tắc trong điều trị nhiệt miệng được các chuyên gia chỉ dẫn đó là đảm bảo giảm đau đớn, làm liền các vết loét và ngăn ngừa nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần.
Các phương pháp tại chỗ giúp giảm đau trong nhiệt miệng
Một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất của nhiệt miệng đó là cảm giác đau, xót. Chính vì thế, trong trị nhiệt miệng, nguyên tắc đầu tiên đó là giảm bớt đau đớn. Hiện nay, các phương pháp tại chỗ cho thấy hiệu quả cao trong việc kiểm soát các cơn đau do nhiệt miệng.
Một trong các thuốc bôi giảm đau phổ biến đó là Kamistad gel N. Gel bôi chứa hoạt chất có tác dụng gây tê tại chỗ, làm mất cảm giác đau. Do vậy đặc biệt phù hợp để sử dụng cho các đối tượng như trẻ em, người trưởng thành.
Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, bạn cũng có thể chườm đá lạnh trực tiếp vào vết nhiệt miệng. Nhiệt độ lạnh của đá giúp làm dịu, làm dễ chịu trực tiếp tại vết loét và làm giảm lưu thông máu đến vết loét do đó làm giảm phản ứng viêm.
Làm liền vết loét trong nhiệt miệng bằng các phương pháp tại nhà
Trong nhiệt miệng, thường thì các vết rộp, loét sẽ phải mất tới 1 – 2 tuần mới lành lại. Để nhanh chóng thoát khỏi những bất tiện do nhiệt miệng gây ra, bạn có thể áp dụng một số phương pháp.
Đầu tiên, bạn có thể sử dụng mật ong bằng cách bôi trực tiếp mật ong vào vết loét. Mật ong được biết đến như một chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn. Bôi mật ong vào vết loét giúp làm dịu vết thương, tăng làm liền vết thương.
Một phương pháp khác hay được áp dụng đó là đắp trà đen. Tinh chất tannin trong trà giúp kháng khuẩn, làm săn se, làm lành vết loét nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng bã trà sau khi pha và đắp vào vết loét.
Chủ động tăng cường sức đề kháng đề ngăn ngừa nhiệt miệng tái đi tái lại
Sau khi kết thúc một đợt nhiệt miệng, rất nhiều người trải qua tình trạng nhiệt miệng tái lại thường xuyên. Mặc dù chưa có nguyên nhân rõ ràng gây ra nhiệt miệng, nhưng trong đó việc thiếu hụt acid folic, vitamin B12 cũng liên quan đến nhiệt miệng. Chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp nhiệt miệng nhanh lành hơn và ngăn ngừa vấn đề này tái đi tái lại nhiều lần. Các nhà khoa học đã chứng minh, bổ sung các hoạt chất như acid folic, kẽm, vitamin được cho lại có hiệu quả. Các chất này có nhiều trong cà chua, rau củ, trứng, sữa, thịt đỏ.
Nhiệt miệng nên làm gì
Nhiệt miệng gây ra những bất tiện trong sinh hoạt và phiền toái trong cuộc sống. Để giảm đau, nhiệt miệng nhanh lành và ngăn ngừa tái đi tái lại nhiều lần bạn nên thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:
- Chú ý phải vệ sinh răng miệng hằng ngày, đúng cách: do tâm lý ngại đau nên nhiều người thường bỏ qua việc vệ sinh răng miệng trong thời gian bị nhiệt miệng. Điều này sẽ khiến cho nhiệt miệng lâu lành hơn, có nguy cơ bị viêm nặng hơn.
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm, hạn chế tổn thương niêm mạc miệng: lựa chọn các loại bàn chải nhỏ, có lông mềm. Nhờ vậy không làm tổn thương đến nướu và cả men răng.
- Súc miệng hằng ngày với dung dịch nước muối ấm pha loãng hoặc dung dịch sát khuẩn
- Tăng cường bổ sung các thực phầm giàu vitamin: rau, củ, quả, trứng sữa.
- Bổ sung acid folic bằng cách ăn nhiều thịt động vật màu đỏ
- Vệ sinh kỹ càng nếu đang chỉnh nha do thức ăn có thể mắc vào các niêng răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm.
- Gặp nha sĩ nếu bạn có răng mọc lệch, răng nanh để hạn chế nguy cơ bị răng đâm vào má hoặc môi, tạo thành tổn thương trong niêm mạc miệng,
- Nên hạn chế nói chuyện để giúp giảm đau tốt hơn
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nâng cao thể trạng
Nhiệt miệng không nên làm gì
Để nhiệt miệng mau lành, có một số điều mà bạn nên tránh không thực hiện dưới đây
- Tuyệt đối không nặn, bóp các vết mụn nước do nhiệt miệng
- Tránh không ăn các thực phẩm chiên xào, đồ chua cay vì các thực phẩm này được cho là có liên quan đến sự tái đi tái lại của nhiệt miệng.
- Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, sắc, nhọn để hạn chế thực phẩm va chạm vào các vết loét do nhiệt miệng ,tránh đau đớn khi ăn uống một cách tối đa.
- Tránh không uống nước ngọt, nước có gas vì chúng có thể làm tình trạng nhiệt miệng trầm trọng hơn.
- Nên tránh không sử dụng cà phê do trong cà phê có chứa acid salicylic có thể khiến các vết loét lâu lành hơn.
- Tránh súc miệng bằng các dung dịch súc miệng có chứa cồn hoặc gây kích ứng mạnh
Trên đây là những thông tin được chuyên gia hướng dẫn bạn khi nhiệt miệng nên làm gì. Áp dụng theo những hướng dẫn trên sẽ giúp giảm bớt đau đớn và giúp nhiệt miệng nhanh lành hơn cũng như ngăn chặn tình trạng này tái đi tái lại nhiều lần.