Thuốc kháng sinh được công nhận rộng rãi vì lợi ích của chúng mang lại khi được sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt với đối tượng trẻ em. Việc nắm chắc được các nguyên tắc sử dụng kháng sinh cho trẻ là rất cần thiết đối với các mẹ. Bài viết dưới đây PlasmaKare sẽ giúp các mẹ nắm rõ hơn các nguyên tắc này.
Mục lục
Thuốc kháng sinh là gì
Thuốc kháng sinh là một loại thuốc thiết yếu, thường được bác sĩ kê đơn khi phát hiện trẻ bị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Thuốc được điều chế theo nhiều dạng như: viên nang cứng, bôi ngoài da hay dạng dung dịch để sử dụng đường truyền hoặc tiêm. Tùy theo tình trạng bệnh và độ tuổi mà bác sĩ sẽ lựa chọn các dạng thuốc sử dụng phù hợp.
Hiện nay kháng sinh được chia thành 9 nhóm: beta-lactam, aminoglycoside, macrolide, lincosamide, tetracyclin, phenicol, peptid, quinolon và các nhóm kháng sinh khác.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em
Sử dụng kháng sinh hợp lý cho trẻ em là một chiến lược đa chiều. Nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các thuốc chống nhiễm trùng. Tối đa hóa hiệu quả, giảm thiểu độc tính và ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc cho thế hệ tương lai.
Nguyên tắc chung sử dụng kháng sinh cho trẻ
Các mẹ nên nắm rõ những nguyên tắc sử dụng kháng sinh cho trẻ này:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ. Không tự ý yêu cầu kê kháng sinh khi không có chỉ định.
- Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện trẻ bị bệnh.
- Sử dụng thuốc đúng liều, đúng theo thời gian bác sĩ hướng dẫn.
- Bác sĩ sẽ là người lựa chọn đường dùng kháng sinh hợp lý cho trẻ.
Một số lưu ý cách dùng kháng sinh mẹ nên biết:
- Đối với trẻ liều kháng sinh thường được kê theo cân nặng, đơn vị có thể là mg/kg.
- Kháng sinh không giúp điều trị các bệnh do virus như cúm, cảm lạnh
- Hạn chế dùng đường tiêm bắp ở trẻ.
- Với các thuốc uống dung dịch cần phải có dụng cụ chia liều chính xác từng ml.
- Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.
- Tuyệt đối không pha thuốc với sữa hay đồ ăn.
- Sắp xếp thời gian uống thuốc của trẻ hợp lý để tránh thời gian ngủ vui chơi của trẻ.
Các loại kháng sinh dành cho trẻ em
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kháng sinh phổ rộng. Có thể điều trị được nhiều bệnh nhiễm trùng cùng lúc. Tuy nhiên, có những loại đơn độc được ưu tiên chỉ định cho trẻ khi trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng:
- Penicilin (amoxicilin và penicilin G): là kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc thường được dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phổi ngoài ra dùng cho các trường hợp như viêm màng não, viêm tai…
- Nhóm thuốc ức chế beta-lactamase (augmentin): thành phần chính của thuốc là amoxicillin và axit clavulanic. Axit clavulanic có tác dụng ngăn cản hoạt động của beta-lactamase. Sau đó amoxicillin sẽ tấn công vi khuẩn, ức chế khả năng phát triển và tiêu diệt chúng. Thuốc thường được sự dụng khi bị nhiễm khuẩn tái phát, viêm xoang, viêm da và viêm đường tiết niệu.
- Nhóm thuốc macrolide: Thuốc được dùng phổ biến khi trẻ bị ho gà, viêm phổi nhẹ. Nhờ cơ chế, ức chế tổng hợp protein giảm sự phát triển của vi khuẩn và tiêu diệt chúng.
Một số kháng sinh không nên sử dụng cho trẻ em
Do tác dụng phụ của một số nhóm kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, các nhóm kháng sinh gồm:
- Nhóm thuốc kháng sinh aminoglycosid: có thể gây hại thận. Ảnh hưởng thính giác dẫn đến điếc đối với trẻ em
- Nhóm thuốc Phenicol: có thể gây“Hội chứng xanh xám” đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng
- Nhóm thuốc kháng sinh Lincosamid: có thể gây viêm đại tràng giả mạc đối với trẻ em dưới 2 tuổi
- Nhóm Tetracycline: làm đổi màu răng đối với trẻ dưới 8 tuổi, ức chế phát triển xương.
- Nhóm thuốc Quinolon: có thể gây lùn cho trẻ dưới 16 tuổi do thuốc tác động đến sự phát triển của sụn.
- Nhóm Sulfamid: có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
Một số biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng cho trẻ
Ngoài việc thực hiện sử dụng kháng sinh đúng cách, các mẹ có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho trẻ bằng các cách sau:
- Vệ sinh chân tay thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, hoặc sau khi chạm vào bề mặt vật dụng, đồ chơi.
- Vệ sinh bộ đồ chơi và dọn dẹp sạch sẽ môi trường xung quanh.
- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người khi có dịch bệnh.
- Bổ sung đầy đủ vi chất, vitamin cho trẻ để tăng sức đề kháng.
Các mẹ có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm chuyên biệt để vệ sinh mũi, răng miệng cho trẻ để bảo vệ đường hô hấp. Như bộ sản phẩm bảo vệ Tai Mũi Họng của nhãn hàng PlasmaKare.
Chỉ dùng kháng sinh cho trẻ khi thực sự cần thiết nhằm điều trị dứt điểm các bệnh về do vi khuẩn gây nên. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý không chỉ khiến việc điều trị của trẻ trở nên khó khăn hơn, mà còn tác động lớn đến tình trạng kháng thuốc. Chính vì vậy, khi trẻ bị ốm các mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để có phương án điều trị đúng cách.