Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da gây tổn thương da, xuất hiện các tình trạng ngứa, có vảy tại vị trí bị viêm. Trong bài viết này, PlasmaKare sẽ cung cấp tới bạn đọc các cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả.
Mục lục
Bệnh viêm da cơ địa là gì, có cách chữa viêm da cơ địa không
Viêm da cơ địa (Eczema) là bệnh lý viêm da tái phát mạn tính với cơ chế phức tạp. Bệnh lý này liên quan tới tính nhạy cảm di truyền, rối loạn các chức năng biểu bì và miễn dịch cùng các tác nhân kích thích từ môi trường.
Viêm da cơ địa là bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, sớm nhất là 3 tháng tuổi. Vị trí tổn thương trên da phân bố phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi. Với trẻ sơ sinh, các tổn thương thường xuất hiện ở mặt, cổ, mí mắt, da đầu và mặt duỗi của các chi. Đối với trẻ lớn và người lớn thì các triệu chứng thường xuất hiện trên các vị trí gấp ở cổ, khoeo chân, khuỷu tay.
Đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa là tình trạng ngứa dữ dội, xảy ra trước các tổn thương và trở nên trầm trọng hơn khi không khí hanh khô, đổ mồ hôi, căng thẳng, kích ứng tại chỗ.
- Giai đoạn cấp tính: Xuất hiện các tổn thương là mảng hoặc các mảng có vảy, đỏ, gây ngứa dữ dội và đôi khi bị xước da do gãi.
- Giai đoạn mạn tính: Các trầy xước và chà xát khiến cho các vết tổn thương khô, gây ra tình trạng lichen hoá trên da (sự dày lên của da so với da bình thường).
Bệnh viêm da cơ địa có thể điều trị bằng thuốc hoặc các chăm sóc hỗ trợ để giảm triệu chứng. Trong bài viết này chúng tôi có đề cập về các cách chữa bệnh chàm viêm da cơ địa ở phần phía dưới.
Hiểu nguyên nhân để có cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả
Viêm da cơ địa có cơ chế không rõ ràng tuy nhiên dưới đây là những yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh lý này:
Yếu tố di truyền
Di truyền là yếu tố có liên quan tới cơ chế bệnh sinh của bệnh lý viêm da cơ địa. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể có tác động lên hàng rào bảo vệ da khiến cho sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các dị nguyên bị thay đổi gây ra viêm da.
Cơ chế miễn dịch
Rối loạn điều hoà miễn dịch đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến triển của bệnh viêm da cơ địa. Khi cơ thể bình thường, hệ thống miễn dịch đóng vai trò chống lại các dị nguyên, tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Và khi đề kháng của cơ thể bị suy giảm làm cho vi khuẩn, virus, yếu tố gây bệnh dễ dàng tác động gây ra rối loạn miễn dịch của cơ thể, có thể khiến cho chúng hoạt động quá mức làm tăng sản xuất IgE. Các kháng thể này gắn với các tế bào có khả năng giải phóng ra các chất trung gian hoá học gây viêm (Histamin, Prostaglandin) và gây ra tình trạng dị ứng, ngứa trên da – Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa.
Các tác nhân ngoài môi trường
Sự thay đổi thời tiết vào mùa hanh khô, độ ẩm thấp là yếu tố thúc đẩy hình thành và phát triển bệnh lý viêm da cơ địa.
Bên cạnh đó, các dị nguyên trong không khí, xà phòng, mỹ phẩm, hoá chất cũng là nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa.
Các yếu tố khác
Ngoài ra, các yếu tố khác như căng thẳng thần kinh, lo lắng, dị ứng thức ăn, đồ uống… cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên viêm da cơ địa.
Cách chữa viêm da cơ địa theo lời khuyên của chuyên gia
Bệnh viêm da cơ địa và cách điều trị cụ thể được đưa ra sẽ tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mỗi người. Dưới đây là những cách chữa viêm da cơ địa phổ biến để hạn chế sự tiến triển của bệnh và giảm triệu chứng hiệu quả.
Viêm da cơ địa cách điều trị tại nhà
Khi viêm da cơ địa mới khởi phát hoặc có các triệu chứng nhẹ thì các biện pháp, mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà được áp dụng là:
- Tắm bằng nước ấm
Khi tắm bằng nước ấm giúp cho cơ thể thoải mái, làm dịu các tổn thương và tình trạng ngứa da. Có thể tắm cùng với nước muối biển, baking soda hoặc yến mạch xay nhỏ để giúp làm sạch da từ sâu bên trong và kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên, không nên tắm hoặc ngâm mình quá lâu để hạn chế sự mất nước trên da.
- Dưỡng ẩm da
Bệnh lý viêm da cơ địa thường dễ kích ứng, da khô, sần sùi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, việc sử dụng các chất dưỡng ẩm giúp cấp ẩm cho da là một biện pháp giúp vùng da bị tổn thương không bị quá khô, nứt nẻ. Dưỡng ẩm da là bước quan trọng, nên làm sau khi tắm hoặc rửa tay chân. Việc này cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong tình trạng thời tiết hanh khô.
- Sử dụng các chất làm sạch dịu nhẹ cho da
Việc lựa chọn xà phòng có tính dịu nhẹ, an toàn cho da cũng là biện pháp để hạn chế sự gia tăng mức độ nặng của bệnh lý viêm da cơ địa. Các chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, sữa tắm, nước rửa bát…sẽ khiến cho vùng da bị tổn thương dễ bị viêm, nhiễm khuẩn hơn. Do đó nên chú ý điều này trong sinh hoạt hàng ngày. Đây được xem là cách phòng ngừa và cách chữa viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả.
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Một trong các nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa là căng thẳng, stress. Vì vậy nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và giảm căng thẳng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm
Vào thời điểm thời tiết hanh khô, triệu chứng ngứa rát, bong tróc của viêm da cơ địa trở nên nặng hơn. Do đó máy tạo độ ẩm cho không khí sẽ góp phần giữ ẩm cho da, giúp cho bệnh lý viêm da cơ địa không bị nặng lên.
- Sử dụng kem bôi ngoài da
Ngoài việc dùng các biện pháp chăm sóc hoặc dùng thuốc, viêm da cơ địa cách điều trị bằng chế phẩm bôi ngoài da gel PlasmaKare No5 cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho bệnh lý này. Sản phẩm chứa chiết xuất vỏ núc nác, chất sát trùng thế hệ mới TSN, Chitosan, dịch chiết lựu đỏ giúp tạo nên công thức đột phá, giải pháp hiệu quả cho tình trạng bệnh viêm da cơ địa. Gel bôi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa, đồng thời dưỡng ẩm và liền vết loét trên da.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc
Thông thường, người bệnh mắc viêm da cơ địa sẽ được chỉ định dùng thuốc khí có triệu chứng ở mức độ nhẹ trở lên. Dưới đây là các loại thuốc chữa viêm da cơ địa ở tay, chân, cổ… thường gặp.
- Thuốc kháng Histamin H1 dùng đường uống
Các thuốc kháng Histamin H1 thường được sử dụng để giảm thiểu tình trạng ngứa cho người viêm da cơ địa. Do có tác dụng an thần, vì vậy thường sử dụng thuốc thế hệ 1 (hydroxyzine, diphenhydramine) vào buổi tối.
- Corticoid tại chỗ
Đây là nhóm thuốc được lựa chọn chính trong điều trị. Với các bệnh nhân bị viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ và vừa, có thể sử dụng kem hoặc thuốc mỡ bôi ngoài da 2 lần/ngày.
Các nhóm Corticoid có hiệu lực thấp hoặc trung bình thông thường có thể kiểm soát được tình trạng viêm da, tuy nhiên với trường hợp viêm da cơ địa mạn tính thì cần dùng loại có hiệu lực cao. Tuy nhiên, Corticoid là nhóm thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trên da phụ thuộc và hiệu lực và thời gian sử dụng thuốc, vì vậy chỉ sử dụng khi có các chỉ định của bác sĩ.
- Các thuốc ức chế Calcineurin, thuốc Crisaborole, Ruxolitinib bôi có tác dụng tại chỗ
Các thuốc nêu trên thường được sử dụng trong trường hợp viêm da cơ địa ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Có thể sẽ có hiện tượng bỏng rát khi dùng, tuy nhiên sẽ giảm sau vài ngày dùng.
- Thuốc ức chế miễn dịch toàn thân
Những thuốc thuộc nhóm ức chế miễn dịch toàn thân có thể kể đến là thuốc ức chế chức năng tế bào T, cyclosporine, methotrexate và azathioprine. Thuốc được chỉ định trong trường hợp viêm da cơ địa lan rộng trên da, khó chữa.
Trên đây là các loại thuốc chữa viêm da cơ địa thường được chỉ định tuỳ thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Chữa viêm da cơ địa bằng liệu pháp
Bên cạnh việc dùng thuốc, một số liệu pháp cũng được áp dụng để chữa bệnh viêm da cơ địa.
- Liệu pháp ánh sáng (Quang trị liệu)
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng liệu pháp quang trị liệu cũng đã được đưa ra. Đây là phương pháp áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại chỗ hoặc thường xuyên tái phải viêm da cơ địa. Liệu pháp này sử dụng ánh sáng cực tím UVB dải hẹp bằng đèn chiếu, hoặc phơi nắng tự nhiên khi không có phương pháp chiếu đèn.
- Liệu pháp tâm lý
Gãi khi ngứa là phản xạ tự nhiên của con người, tuy nhiên liệu pháp tâm lý giúp cho cơ thể thư giãn là một biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa hành vi đó. Đây cũng là phương pháp hiệu quả để giảm tình trạng khó chịu do ngứa gây ra bởi viêm da cơ địa.
Cách phòng ngừa viêm da cơ địa
Để phòng ngừa tái phát viêm da cơ địa, nên chú ý những vấn đề liên quan tới các tác nhân chính gây ra bệnh lý này, hạn chế sự thúc đẩy tình trạng bệnh.
- Hạn chế tối đa sự mất nước trên da là cách phòng ngừa viêm da dị ứng hiệu quả. Nên duy trì thói quen dưỡng ẩm da hàng ngày, sau mỗi lần tắm rửa để độ ẩm trên da luôn được đảm bảo.
- Chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, hợp lý. Tăng cường bổ sung hoa quả, đồ ăn giàu vitamin C, uống nhiều nước và ăn rau xanh mỗi ngày.
- Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia…
- Hạn chế tắm giặt quá nhiều, hay sử dụng các xà phòng, các chất có tính tẩy rửa mạnh.
Viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính trên da, vì vậy cần có những biện pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị. Trên đây là các cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả và biện pháp phòng ngừa mà chúng tôi muốn cung cấp tới bạn đọc.
Xem thêm: