Khi bé bị hăm tã nặng, có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm loét, da tấy đỏ và ngứa ngáy, ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây khó chịu cho bé. Do đó, phòng ngừa và điều trị hăm tã là rất quan trọng. Một biện pháp hiệu quả là sử dụng kem bôi hăm da dành riêng cho trẻ em, giúp làm dịu vùng da bị tổn thương và giảm đau rát.
Mục lục
Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã nặng
Hăm tã, còn được gọi là viêm da tã lót, là một loại viêm da xảy ra ở vùng da mặc tã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn sử dụng tã và có thể làm cho vùng da dưới tã của bé trở nên ửng đỏ, sáng bóng và gây khó chịu. Hăm tã nặng thường xảy ra khi tã không được thay đúng cách, bé bị ướt liên tục hoặc da bị cọ xát nhiều. Mặc dù hăm tã không gây nhiều hại cho bé, nhưng không nên coi thường vì trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể lan sang nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm.
- Da trẻ bị kích ứng, mẫn cảm với tã lót, giấy ướt khi vệ sinh cho bé.
- Chất liệu tã không phù hợp có thể gây khó chịu cho làn da nhạy cảm của bé.
- Hóa chất có trong bột giặt hoặc chất làm mềm vải cũng có thể ảnh hưởng đến làn da non yếu của bé. Ngoài ra, một số loại xà phòng hoặc nước thơm cũng có thể gây kích thích cho làn da non yếu của bé.
- Tã được quấn quá chật khiến cho da bé bị bí, hay sự thiếu thông thoáng của quần cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến làn da ẩm ướt, từ đó dễ bị hăm tã.
- Thời tiết nắng nóng cũng khiến cho những bé phải quấn tã lót trong nhiều giờ bị hăm da.
Dấu hiệu nào cho thấy bé bị hăm tã nặng
Những dấu hiệu mà mẹ có thể quan sát thấy được ở bé bị hăm tã nặng là:
- Con hay quấy khóc hơn bình thường, khó chịu và ngủ không sâu giấc.
- Vùng da tiếp xúc với tã bị ửng đỏ, nổi mẩn, mụn nước.
- Có thể xuất hiện các vết sưng tấy, mụn viêm loét trên da.
- Bé cảm thấy đau và quấy khóc, đặc biệt là khi bị tiếp xúc với nước tiểu.
- Với những trường hợp nặng, các vùng da có thể bị đỏ lên, sau đó bong tróc, các vị trí nếp gấp gây đau.
Hướng xử lý cho trẻ khi bị hăm tã
Khi trẻ em bị hăm tã phải làm sao? Để xử lý tình trạng này, bố mẹ cần có hướng xử lý kịp thời và đúng cách:
- Tắm rửa phần mông, bẹn của bé bằng nước sạch hoặc các sản phẩm chuyên dụng để giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn trên da bé.
- Lau khô bằng vải mềm một cách nhẹ nhàng, tránh làm đau rát da.
- Thoa các kem bôi chữa hăm vào vùng da ở mông, bẹn một lớp mỏng để các vết viêm da nhanh lành.
- Mặc tã cho bé (Nên lựa chọn các sản phẩm mềm mại, an toàn cho làn da của bé)
Cách lựa chọn kem bôi khi bé bị hăm tã
Kem trị hăm tã an toàn, hiệu quả cho bé cần đạt được những tiêu chí sau:
- Ngăn ngừa và giảm nhanh các tình trạng dị ứng, hăm da, phát ban do mặc tã, bỉm.
- Dịu nhẹ trên da, đặc biệt là vùng da bị tổn thương do hăm tã.
- Hỗ trợ bảo vệ làn da của bé trước các tác nhân gây kích ứng.
- Giảm nhanh các tình trạng viêm da, hăm tã.
- Thành phần an toàn, dịu nhẹ cho làn da bé.
Một số kem bôi chữa hăm tã trên thị trường
Các kem bôi trên thị trường hiện nay chủ yếu chữa hăm cho trẻ bằng cách hoạt động như hàng rào bảo vệ giúp da bé tránh được các tác nhân gây kích ứng, đồng thời có thêm các thành phần giúp da nhanh chóng được hồi phục, giảm các triệu chứng viêm hiệu quả. Ngoài ra cũng có thêm các chất dưỡng ẩm giúp da bé mềm mại. Dưới đây là một số sản phẩm kem bôi da dùng hiệu quả khi trẻ bị hăm tã nặng.
Kem Nano bạc chuẩn hoá PlasmaKare No5
PlasmaKare No5 của thương hiệu Innocare Việt Nam là gel bôi da ứng dụng thành công Nano bạc trong chăm sóc da, đem lại an toàn và hiệu quả trong việc kháng khuẩn và làm lành vết thương nhanh chóng.
Thành phần: Phức hệ Nano bạc TSN, chiết xuất núc nác, dịch chiết lựu đỏ, Chitosan.
Công dụng:
- Kháng khuẩn, chống viêm, giảm nhanh tình trạng ngứa rát trên da.
- Kích thích tái tạo tế bào da, thúc đẩy quá trình làm lành các vết tổn thương khi bé bị hăm tã nặng.
- Dưỡng ẩm làn da cho bé, làm dịu vùng da bị khô, bong tróc.
Ưu điểm:
- Không chứa cồn, Corticoid, kháng sinh.
- PlasmaKare No5 đem lại hiệu quả và sự an toàn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Khả năng kháng viêm và phục hồi vết thương nhanh chóng.
- Dạng gel giúp thẩm thấu nhanh trên bề mặt da, không gây tình trạng dính bết, khó chịu.
Cách dùng:
Rửa sạch, vệ sinh nhẹ nhàng da cần bôi của bé bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Thoa lên da bé một lượng vừa đủ gel PlasmaKare No.5 ở vùng da bị tổn thương. Tuỳ thuộc vào độ nặng nhẹ tại vùng da bị hăm của con, có thể bôi 2-5 lần.
Giá bán: 165.000 VNĐ/tuýp
Kem bôi trị hăm tã Sanosan
Xuất xứ: Đức
Thành phần: Protein sữa thủy phân, vitamin E, Chiết xuất từ dầu Oliu hữu cơ, Allantoin, Glycerin, Kẽm Oxyd và Panthenol (Pro-vitamin B5).
Công dụng:
- Bảo vệ da tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch của da để chống lại các vi khuẩn gây hăm tã. Đồng thời, cung cấp độ ẩm để giữ cho da không bị khô và kích ứng do hăm tã.
- Làm dịu tình trạng kích ứng và đỏ rát do hăm tã.
- Các hoạt chất allantoin, kẽm oxyd và panthenol (pro-vitamin B5) thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi da, giúp da nhanh chóng lành lại.
Ưu điểm:
- Không chứa paraben, silicon, parafin, SLS / SLES, phenoxyethanol.
- Được chứng nhận về độ an toàn và hiệu quả khi dùng cho trẻ nhỏ.
Cách sử dụng: Để chống hăm, mẹ hãy bôi một lớp mỏng trên các vùng da có nếp gấp nhiều như bẹn, cổ và khu vực đóng tã sau khi đã làm sạch da (và trước khi thay tã mới).
Giá bán: 195.000 VNĐ/ chai 100ml, 60.000 VNĐ/ chai 20ml.
Bepanthen chữa hăm tã cho bé
Thành phần: Petrolatum, DexPanthenol (tiền vitamin B5), Dầu hạnh nhân ngọt.
Công dụng:
- Tạo một lớp bảo vệ trên vùng da tổn thương giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải và da, tạo điều kiện cho da bé phục hồi tốt hơn và tránh mắc các vấn đề nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
- Cung cấp độ ẩm và làm dịu cho da, giúp vùng da bé luôn mềm mại, giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ và làm dịu các vết hăm.
- Bổ sung các hoạt chất kháng khuẩn và tái tạo tế bào da, giúp da bé khô thoáng và mềm mịn hơn. Dưỡng ẩm và duy trì độ mềm mại của da bé.
- Ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng hăm tã, bảo vệ cho da bé khỏi các vấn đề liên quan đến tã.
Ưu điểm:
- An toàn khi sử dụng cho bé.
- Cơ chế đa tác động: Vừa bảo vệ, giảm kích ứng da, vừa giúp nhanh lành các vùng da bị tổn thương của bé.
- Dưỡng ẩm cho làn da của bé, giúp ngăn ngừa tình trạng khô và bong tróc da.
Nhược điểm:
- Tác dụng lên làn da bị hăm tã của bé chậm.
- Bepanthen hầu như không có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm.
Cách dùng:
Sau khi thay tã, vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch rồi lau sạch. Thoa kem Bepanthen xung quanh mông, háng của bé một lớp mỏng.
Giá bán: 72.000 VNĐ/tuýp.
Biolane dùng cho bé bị hăm tã nặng
Thành phần: Panthenol và Vitamin E, Kẽm oxit và dầu hạnh nhân dầu; Hợp chất Hydra-Bleine.
Công dụng:
- Giảm nhanh tình trạng mẩn ngứa, đau rát ở vùng da bị hăm cho bé.
- Bảo vệ da bé khỏi sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài môi trường.
- Phục hồi vùng da bị tổn thương, dưỡng ẩm giúp làm dịu da bé.
Ưu điểm:
- Thành phần tự nhiên, an toàn, dịu nhẹ với làn da của trẻ nhỏ.
Cách dùng: Sau khi bạn tắm rửa, vệ sinh da của bé thì thấm khô bằng khăn. Thoa đều lớp kem lên da bé.
Giá bán: 222.000 VNĐ/100ml.
Kem trị hăm cho bé – Sudocrem
Thành phần: Kẽm oxyd, Benzyl benzoate và benzyl cinnamate, Sáp lông cừu (lanolin) và Benzyl alcohol.
Công dụng:
- Giúp nhanh lành các vùng da bị tổn thương do hăm tã.
- Săn se các vết viêm và làm mềm da hiệu quả.
- Giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu cho bé.
- Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da và phục hồi các tổn thương trên da cho bé.
Ưu điểm:
- Kem thấm nhanh
- Khả năng dưỡng ẩm cho da khá tốt.
Nhược điểm:
- Do có chứa các thành phần thuộc nhóm Benzyl nên có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ.
- Kem gây dính bết, nhờn da vì vậy dễ dính lên quần áo.
Giá bán: 95.000 VNĐ/hộp.
Mẹ cần lưu ý gì khi bé bị hăm tã nặng
Khi bị hăm tã, bé sẽ cảm thấy đau rát và khó chịu, vì vậy mẹ cần phải quan tâm con hơn. Dưới đây là một số điều các mẹ cần lưu ý khi chăm sóc con:
- Thường xuyên vệ sinh và thay tã cho con, không để tã ẩm ướt quá lâu khiến cho bé khó chịu và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Không quấn tã quá chặt khiến cho bé bị khó chịu, làn da bị bí bách.
- Khi bé có dấu hiệu bị hăm thì không được thoa phấn rôm, tránh gây bít tắc lỗ chân lông khiến cho da bị viêm nặng hơn.
- Không tự ý bôi các thuốc trị hăm cho trẻ.
- Cần lau khô người cho bé sau khi tắm hoặc vệ sinh rồi mới quấn tã.
- Sau khi đi vệ sinh, các vùng như bẹn, bộ phận sinh dục của bé cần được vệ sinh kỹ bằng nước ấm.
Khi trẻ bị hăm tã, chúng sẽ cảm thấy rất khó chịu. Điều này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng, khiến chúng không thể ngủ được lâu như trước. Những vết sưng và lở loét trên da gây đau đớn và không thoải mái cho trẻ. Do đó, việc theo dõi con thường xuyên là rất quan trọng đối với các bậc phụ huynh. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được thăm khám chi tiết hơn.