Khi mang thai, việc chăm sóc sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu, và nhiệt miệng có thể là một trong những vấn đề khó chịu mà các mẹ bầu thường gặp phải. Đừng lo lắng, vì chúng tôi đã sẵn sàng chia sẻ với bạn top 7 cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và an toàn. Bạn sẽ tìm thấy những biện pháp tự nhiên và hiệu quả để giúp bạn thấy thoải mái và tận hưởng khoảng thời gian đặc biệt này một cách trọn vẹn hơn. Cùng nhau tìm hiểu và khám phá những giải pháp hữu ích dưới đây nhé!Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng Plasmakare tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng khi mang thai cực hiệu quả và mẹ có thể dễ dàng áp dụng tại nhà.
Mục lục
- 1. Tại sao mẹ hay bị nhiệt miệng khi mang thai
- 2. Cách chữa nhiệt miệng khi mang thai cực nhanh lành
- 2.1. Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng mật ong
- 2.2. Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng đá lạnh
- 2.3. Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng nươc súc miệng Nano bạc Plasmakare
- 2.4. Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng bột sắn dây
- 2.5. Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng củ cải trắng
- 2.6. Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng bã trà
- 2.7. Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng thuốc
Tại sao mẹ hay bị nhiệt miệng khi mang thai
Nhiệt miệng nói chung và nhiệt miệng khi mang thai chưa được xác định nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là có liên quan đến nhiệt miệng như chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Nhiệt miệng khi mang thai là gì
Nhiệt miệng khi mang thai thường có biểu hiện đầu tiên là những vết viêm, tấy đỏ xuất hiện trong khoang miệng. Từ những vết viêm ban đầu có thể hình thành nên vết rộp như mụn nước. Dưới sự va chạm khi ăn uống, nói chuyện, các vết rộp vỡ ra và tạo thành các vết loét nông. Các vết loét thường có kích thước nhỏ, không quá 10 mm, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào như má, môi, lợi, lưỡi…
Tại sao mẹ hay bị nhiệt miệng khi mang thai
Lý do mẹ hay bị nhiệt miệng khi mang thai có thể lý giải một cách hợp lý nhất là do liên quan đến sự thay đổi nội tiết. Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng tại sao nhiệt miệng hay nhiệt miệng khi mang thai lại xảy ra. Các nhà khoa học chỉ ra rằng nhiệt miệng thường xuất hiện khi có sự thay đổi nội tiết hoặc khi căng thẳng. Lý giải này cũng rất phù hợp khi mà mẹ bầu trong những tháng thai kì thường rất hay bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng khi mang thai có nguy hiểm không
Nhiệt miệng khi mang thai không phải là một vấn đề nguy hiểm. Thực tế, nhiệt miệng không phải là một bệnh và cũng không phải là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Nhiệt miệng hầu như không gây hại gì với cơ thể mẹ và bé. Tuy vậy, nhiệt miệng gây ra đau đớn. Điều này đặc biệt gây trở ngại cho việc ăn, uống. Nhiệt miệng khi mang thai quá đau xót có thể khiến mẹ bỏ bữa, kém ăn dẫn tới thiếu các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, nếu nhiệt miệng nghiêm trọng có thể dẫn đến các biểu hiện toàn thân như sốt cao, nổi hạch ở cổ và mệt mỏi. Chính vì thế, việc chữa lành nhanh chóng các vết nhiệt miệng khi mang thai là điều mà các mẹ bầu rất quan tâm
Cách chữa nhiệt miệng khi mang thai cực nhanh lành
Cách chữa nhiệt miệng khi mang thai là điều mà rất nhiều mẹ quan tâm. Việc làm liền nhanh vết loét không chỉ giúp mẹ giảm đau đớn mà còn giúp mẹ có thể dễ dàng ăn uống và bổ sung các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, giai đoạn thai kỳ cũng là lúc mẹ cần cẩn trọng trong việc sử dụng các thuốc. Cùng tham khảo một số cách chữa lành nhiệt miệng cho mẹ bầu cực an toàn và hiệu quả dưới đây.
Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng mật ong
Mật ong được sử dụng không chỉ như một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ.Nếu gặp phải tình trạng nhiệt miệng khi mang thai, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng mật ong. Mật ong có tác dụng tương tự như một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Bôi mật ong trực tiếp vào vết loét nhiệt miệng giúp các vết viêm nhanh lành hơn, đồng thời cũng giúp làm dịu và giảm đau trực tiếp tại chỗ.
Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng đá lạnh
Một cách khác để chữa nhiệt miệng khi mang thai cực đơn giản đó là dùng đá lạnh. Đá lạnh là thứ dễ dàng có thể tìm thấy trong mỗi gia đình và không có bất cứ ảnh hưởng nào với sức khoẻ của bà bầu. Nhiệt độ thấp của viên đá giúp làm chậm lại quá trình viêm và giảm đau. Ngậm 1 viên đá trực tiếp và lưa viên đá đến vị trí vết nhiệt miệng sẽ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn và vết loét nhiệt miệng cũng nhanh lành hơn.
Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng nươc súc miệng Nano bạc Plasmakare
Để hạn chế tác dụng phụ với cơ thể người phụ nữ mang thai thì các phương pháp chăm sóc bên ngoài sẽ được ưu tiên. Cụ thể, mẹ có thể chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng cách chăm chỉ súc miệng với dung dịch Nano bạc Plasmakare. Thành phần Nano bạc Plasma kết hợp với keo ong có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp làm săn se và làm lành vết loét do nhiệt miệng rất hiệu quả. Đặc biệt, do chỉ ở dạng súc miệng dùng ngoài nên cực kỳ an toàn với phụ nữ mang thai. Để đạt được hiệu quả, mẹ nên súc miệng ít nhất 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 10 ml.
Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng bột sắn dây
Bột sắn dây là một loại bột không thể thiếu trong rất nhiều gia đình. Bột sắn dây được rất nhiều người tin tưởng sử dụng để chữa nhiệt miệng. Theo quan niệm dân gian thì bột sắn dây có tác dụng giải nhiệt nên rất hiệu quả để chữa nhiệt miệng khi mang thai. Bột sắn dây cũng an toàn đối với cơ thể người mẹ và thai nhi. Mẹ có thể làm bột sắn dây bằng cách dùng 2 thìa ăn cơm bột sắn dây với khoảng 200 ml, thêm đường hoặc mật ong cho vừa miệng. Nấu bằng lửa nhỏ trên bếp, khuấy liên tục, đều tay đến khi bột từ màu trắng đục chuyển sang màu trong suốt. Tắt bếp, để nguội và ăn 1 lần/ ngày.
Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng củ cải trắng
Củ cải trắng là một loại rau củ giàu dinh dưỡng, giàu vitamin, chất xơ và có tác dụng thanh nhiệt. Chính vì thế, nếu đang gặp tình trạng nhiệt miệng khi mang thai mẹ có thể bổ sung thêm các món từ củ cải vào khẩu phần ăn. Một số món gợi ý cho mẹ như xương hầm củ cải và rau củ quả, củ cải luộc, củ cải xào thịt, nước ép củ cải…
Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng bã trà
Đừng vội bỏ bã trà sau mỗi lần pha nước uống vì đây chính là một cách chữa nhiệt miệng khi mang thai rất hiệu quả và rẻ tiền. Bã trà chính là phần lá chè sau khi đã pha nước uống. Bã trà có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hoá và tanin. Đây là một hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cao và cũng có tác dụng làm săn, se và lành vết viêm loét. Mẹ bầu có thể tự chữa nhiệt miệng bằng cách lấy 1 chút bã trà đắp trực tiếp vào vết loét. Lưu ý tránh ăn uống khi đang đắp bã trà.
Chữa nhiệt miệng khi mang thai bằng thuốc
Để chữa nhiệt miệng khi mang thai mẹ có thể sử dụng thuốc nhưng cần rất thận trọng và cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc bôi tại chỗ theo cơ chế bảo vệ vật lý cho vết loét được xem là hiệu quả và an toàn cho mẹ. Mẹ có thể tham khảo gel bôi Urgo Filmogel. Gel không chứa dược chất mà chỉ tạo một lớp màng vật lý, bảo vệ vết nhiệt miệng khỏi tiếp xúc với vi khuẩn trong nước bọt nước bọt, thức ăn, đồ uống. Nhờ vậy gel tạo điều kiện cho vết nhiệt miệng khi mang thai nhanh lành hơn và cũng giảm bớt đau đớn hơn.
Nhiệt miệng khi mang thai không phải là một tình trạng nguy hiểm và mẹ hoàn toàn không phải quá lo lắng về vấn đề này. Thông thường các vết nhiệt miệng sẽ lành sau vài ngày mà không cần can thiệp gì. Ngoài ra, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các lời khuyên trong bài viết để giảm đau và giúp vết loét nhanh lành hơn.