Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi là trào ngược dạ dày, là một vấn đề đường tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Trong trường hợp bình thường, sau khi ăn, thức ăn di chuyển từ miệng xuống dạ dày thông qua thực quản, sau đó cơ thắt thực quản sẽ đóng lại. Tuy nhiên, người mắc GERD gặp hiện tượng acid dạ dày trào ngược lên thực quản (ống nối miệng và dạ dày), gây kích thích và gây nhiều triệu chứng khó chịu. GERD có thể là trạng thái sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng đến hoạt động và phát triển cơ thể) hoặc bệnh lý, có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản và các biến chứng hô hấp nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.
Mục lục
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý phổ biến ở Việt Nam.
Nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Giãn tạm thời, giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới.
Nhu động thực quản quá yếu không đủ sức để đẩy trở lại dạ dày các chất trào ngược lên thực quản.
Do phẫu thuật thực quản.
Các chất dịch trong dạ dày như acid HCl, pepsin, dịch mật…trào vào thực quản, có thể từng lúc hay thường xuyên dẫn đến tổn thương niêm mạc thực quản, gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng.
Nguyên nhân khác gây trào ngược gồm:
- Tại dạ dày: Do tình trạng tăng tiết acid, ứ đọng thức ăn, chậm làm rỗng, tăng áp lực trong dạ dày hoặc ổ bụng.
- Thoát vị hoành.
- Nhiễm vi khuẩn H. pylori.
- Túi acid.
- Do dùng thuốc như aspirin, thuốc NSAID và thuốc khác.
- Do ăn uống nhiều rượu bia, nước có gas, hút thuốc lá.
- Do bị stress.
- Yếu tố gene gia đình; mang thai, béo phì.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Triệu chứng tại thực quản
- Hai triệu chứng điển hình nhất của GERD là ợ nóng và ợ trớ. Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở vùng ngực, thường về đêm nhiều hơn ban ngày. Ợ nóng xuất phát từ sau xương ức lan lên cổ và họng. Tăng lên khi ăn hoặc nằm ngay sau ăn, khi cúi gập người, ép bụng, nằm ngửa, thay đổi tư thế và giảm đi khi uống nước ấm và sữa. Ợ trớ là cảm giác có 1 dòng chảy của các chất (thức ăn, dịch, acid…) bị trào ngược vào trong thực quản, miệng, hạ hầu.
- Đau tức ngực: Người bệnh có cảm giác đau, co thắt vùng ngực. Lồng ngực như bị đè ép xuống, bó chặt lại, khó thở. Đôi khi có cảm giác đâm xuyên ra phía sau lưng, lên cánh tay nên rất dễ nhầm với triệu chứng của bệnh tim mạch.
- Khó nuốt: Khó nuốt là một sự suy giảm về việc chuyển thức ăn từ miệng vào dạ dày, nhưng không phổ biến ở GERD
- Rối loạn giấc ngủ: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và rối loạn giấc ngủ là những vấn đề sức khỏe đang được quan tâm. Rối loạn giấc ngủ có thể gây rối loạn đường tiêu hóa, trong khi các triệu chứng của đường tiêu hóa cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản tại thực quản.
Triệu chứng ngoài thực quản
- Ho mãn tính: Thống kê cho thấy 25% bệnh nhân ho kéo dài có liên quan đến GERD. Có 20% người Mỹ có GERD và ho kéo dài.
- Hen phế quản: Nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 75% người lớn bị hen suyễn cũng có GERD. Mối liên hệ chính xác giữa GERD và hen suyễn không hoàn toàn rõ ràng.
- Viêm họng và thanh quản: Khi axit dạ dày đến cổ họng hoặc thanh quản gây viêm, và khi axit trào ngược nhiều lần có thể làm người bệnh ho, khàn giọng hoặc đau họng, bệnh nhân thường đến khám chuyên khoa Tai mũi họng.
- Triệu chứng đau ngực không do tim: Đây là triệu chứng lâm sàng rất thường gặp và chiếm tỷ lệ cao trong chứng đau ngực không do tim. Những bệnh nhân này có thể đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ngoài thực quản.
Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Thực tế, bệnh hoàn toàn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh khi không được điều trị đúng cách.
Viêm loét thực quản
Acid trào ngược tổn thương niêm mạc thực quản đặc trưng bởi sự ăn mòn, và loét niêm mạc thực quản. Có thể gây ra rò thực quản và nặng hơn nữa là xuất huyết thực quản.
Chít hẹp thực quản
Thực quản hình thành vết sẹo, theo thời gian mô sẹo co lại và thu hẹp lòng thực quản. Các triệu chứng gồm khó nuốt, nuốt nghẹn, đau họng, đau ngực, đau xương ức khi ăn uống, mất cảm giác thèm ăn.
Barrett thực quản
Là một biến chứng của GERD mãn tính hoặc nghiêm trọng có khả năng tiến triển thành ung thư. Bệnh nhân có thể bị loét thực quản, nghẹt và xuất huyết.
Ung thư thực quản
Là hậu quả của trào ngược dạ dày thực quản mãn tính, không được điều trị. Ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng báo động.
Đối tượng của trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn và không phải lúc nào bác sĩ cũng tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, có vài nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm:
- Người bị thừa cân hoặc béo phì vì có thể tạo sức ép lên bụng
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ do tử cung mở rộng sẽ làm chèn ép một số bộ phận tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược
- Người phải sử dụng một số thuốc nhất định, như thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canci, thuốc kháng histamin, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs
- Người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động do khói thuốc khi vào cơ thể qua đường thực quản sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày
- Người bị thoát vị hoành, liệt dạ dày, hoặc bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì
- Người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, ăn nhiều đồ chua, ăn nhiều dầu mỡ, lười vận động, nằm liền sau ăn… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.
- Ngoài ra, căng thẳng hay stress do áp lực trong công việc và cuộc sống cũng là yếu tố thường gặp gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản đặc biệt ở người trẻ. Bác sĩ Trung giải thích rằng stress sẽ khiến cơ thể tăng tiết cortisol – gây tăng acid trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Stress cũng làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản.
- Đối với trẻ sơ sinh, một số yếu tố bẩm sinh có thể là nguyên nhân của của việc hay khò khè, khó nuốt, hay nôn trớ và ợ. Đa phần các triệu chứng sẽ giảm hoặc hết hoàn toàn khi trẻ lớn dần nên không cần bác sĩ can thiệp. Với các trẻ thường xuyên gặp tình trạng này, nên đưa trẻ đến khám với bác sĩ nhi khoa để có hướng dẫn chăm sóc và dùng thuốc nếu cần thiết.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Điều trị không dùng thuốc
Tư vấn bệnh nhân thử thay đổi lối sống, bỏ các thói quen có thể thúc đẩy trào ngược dạ dày thực quản và khuyến khích người bệnh chọn thói quen mới để mang lại lợi ích lâu dài.
Dưới đây là một số cách tích cực để cải thiện bệnh:
Súc họng miệng bằng nước súc họng miệng mỗi ngày:
- Kháng vi khuẩn, virus trong 30s
- Giảm nhanh các triệu chứng ho, ho do trào ngược dạ dày thực quản
- Chống viêm và nhanh lành tổn thương
- An toàn cho phụ nữ có thai và trẻ em.
- Loại súc họng miệng được khuyên dùng là súc họng miệng PlasmaKare.
Ăn chậm nhai kỹ. Đừng vội nằm ngay sau khi ăn.
Tránh đồ ăn có tính kích thích.
Duy trì cân nặng thích hợp.
Hãy cố gắng bỏ thuốc lá.
Thư giãn, giảm stress.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng cách không dùng thuốc.
Điều trị bằng thuốc
Các thuốc kháng acid và Alginate: có thể giảm đau nhanh, tuy nhiên khi dùng đơn lẻ thì không chữa lành được viêm tại thực quản. Thuốc để giảm sản xuất acid như thuốc đối kháng H2, không nhanh bằng thuốc kháng axit và Alginate nhưng tác động giảm đau lâu hơn.
Các thuốc ức chế bơm Proton (PPI): Đây là các loại thuốc ngăn chặn sự sản xuất acid mạnh và lâu hơn cả thuốc đối kháng H2, giảm triệu chứng nhanh và chữa lành thực quản. Trong các PPI thì Omeprazole và Rabeprazole là thuốc được lựa chọn hàng đầu do tính hiệu quả, an toàn, đặc biệt là Rabeprazole ít phụ thuộc vào CYP2C19 – một kiểu hình chuyển hóa của thuốc.
Thuốc hỗ trợ kích thích nhu động (Prokinetics): Việc lựa chọn các thuốc PPI kết hợp prokinetic (thuốc giúp làm rỗng dạ dày nhanh hơn như mosapride…) là một phương pháp có tác dụng tốt, góp phần vào hiệu quả giảm triệu chứng nhanh.
Điều trị nội soi can thiệp
Bao gồm khâu (may) khu vực cơ thắt thực quản dưới, về cơ bản là thắt chặt cơ vòng.
Điều trị bằng ngoại khoa
Phẫu thuật để củng cố cơ vòng thực quản dưới, phẫu thuật thắt chặt các cơ vòng thực quản dưới để ngăn chặn trào ngược bằng cách mổ nội soi.
Thiết bị thắt bằng từ tính
Là một vòng các hạt từ tính nhỏ được được quấn quanh cơ vòng thực quản, ngăn cản sự trào ngược từ dạ dày. Tác dụng của các hạt nam châm này cung cấp thêm lực để giữ cơ vòng thực quản đang yếu được đóng lại sau khi đã nuốt thức ăn.