Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của các bé. Các mẹ đang đắn đo khi con mắc bệnh có nên tắm lá cho con, cách chữa thủy đậu nhanh làm như thế nào thì hãy cùng Plasmakare tìm hiểu bài viết sau nhé.
Mục lục
Nguyên nhân trẻ mắc thủy đậu
Nguyên nhân trẻ mắc thủy đậu là do vi rút Varicella-zoster gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng dễ thấy nhất là trẻ em. Thủy đậu có thể trở nặng ở trẻ sơ sinh và người có hệ miễn dịch kém. Thông thường mỗi người chỉ gặp thủy đậu một lần trong đời. Thủy đậu có thể lây nhiễm qua da, đường hô hấp hoặc tiếp xúc đồ vật gián tiếp.
Thủy đậu thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Virus tồn tại trong dịch của các nốt thủy đậu, sau đó đóng vảy và bay trong không khí. Bệnh dễ lây truyền qua giọt bắn khi người bệnh nói, ho hoặc hắt hơi, các giọt nước sẽ bán theo bụi khi người khác hít phải gây ra dịch bệnh.
Ngoài ra thủy đậu có thể lây lan qua bề mặt tiếp xúc gián tiếp như dùng chung vật dụng, chăn gối hoặc các đồ chơi có dính virus, hoặc truyền từ mẹ truyền sang thai nhi, Vậy nên cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vacxin thủy đậu và vệ sinh ngoài da đúng cách để tránh lây lan.
Trẻ mắc thủy đậu có nên tắm lá không?
Theo nguyên tắc, điều trị thủy đậu cần tránh để các vết bọng nước lây lan và nhiễm trùng. Thủy đậu thường kéo dài từ 15 đến 20 ngày, việc kiêng tắm sẽ khiến cho số ngày mắc bệnh tăng lên.
Trong quá trình chăm sóc, nên giữ vệ sinh thân thể trẻ nhỏ bằng cách sử dụng nước ấm hoặc các dung dịch tắm sát khuẩn cho trẻ. Không cọ xát hoặc sử dụng sữa tắm xà phòng, và đặc biệt không để người bệnh tắm lâu.
Nếu trẻ bị mắc thủy đậu các mẹ có thể mua bao tay để tránh cho trẻ cào xước da, và để ý vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh thủy đậu lây nhiễm vào trong miệng.
Ngoài da có thể sử dụng các bài tắm lá dân gian các cụ ngày xưa đã sử dụng như:
– Thủy đậu tắm lá lốt: Lá lốt có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn tốt, ngoài ra còn có tác dụng phục hồi nhanh chóng có vị trí bị tổn thương. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một nắm lá lốt, rửa sạch cho vào nước đun sôi, sau đó để nước ấm và tắm cho người bệnh.
– Thủy đậu tắm lá trầu không: Lá trầu không nối tiếng với công dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, người mắc thủy đậu có thể dùng nước tắm lá trầu không để chống viêm và làm khô nhanh các vết bọng dịch thủy đậu. Cách đun nước tắm trầu không: Vò nát nắm lá trầu không cho vào nồi nước đun sôi 15 phút, sau đó vớt lát ra và pha loãng nước để tắm.
– Thủy đậu tắm lá chè xanh: Với thành phần chính có trong trà xanh là tanin và chất chống oxy hóa sẽ là dịu các mụn nước và thúc đẩy làm lành nhanh vết thương. Cách đun nước tắm chè xanh cũng rất là đơn giản, chuẩn bị 200g lá chè xanh, đun với 1,5 lít nước. Để nồi nước sôi khoảng 10 phút, tắt bếp cho thêm ít muối và pha loãng nước để tắm. Để đạt hiệu quả mỗi tuần nên tắm với nước chè xanh 2-3 lần.
Ngoài ra còn có nhiều bài thuốc tắm lá chữa thủy đậu khác như tắm lá mướp đắng, lá khế,… Với các bài thuốc này hoàn toàn từ dân gian lành tính sử dụng được cho cả trẻ nhỏ, nhưng hiệu quả chậm chính vì vậy vẫn phải cần kết hợp với cách chăm sóc và sử dụng thuốc bôi ngoài da cho hiệu quả nhanh nhất.
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Khi trẻ bị thủy đậu cần được chăm sóc cẩn thận, bổ sung vitamin dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt chú trọng việc vệ sinh thân thể cá nhân cho bé.
Trong nước cam có chứa vitamin C, các mẹ có thể cho bé uống nước cam mỗi ngày, ngoài ra tránh cho bé ăn đồ tanh hoặc đồ nếp. Ngoài ra hạn chế các đồ ăn cay, các món xào nhiều dầu mỡ.
Trong quá trình chăm sóc trẻ, các bậc cha mẹ cần lưu ý:
– Tránh để mụn nước vỡ lây lan ra các vùng da xung quanh.
– Thay quần áo cho bé thường xuyên, tắm rửa cho bé mỗi ngày.
– Nên để bé ở phòng riêng thoáng mát, tránh gió và nắng trực tiếp.
– Sử dụng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch có chất sát trùng để vệ sinh răng miệng, mũi hàng ngày.
– Nên để các bé dùng vật dụng sinh hoạt riêng như: bàn chải, cốc đánh răng, khăn tắm..
– Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
Trẻ bị thủy đậu bôi gì nhanh khỏi?
Rất nhiều bậc phụ huynh không biết bôi gì khi trẻ bị mắc thủy đậu. Vậy cùng PlasmaKare tìm hiểu tiếp trẻ bị thủy đậu thì bôi gì cho trẻ nhanh khỏi nhé.
Trẻ bị thủy đậu bôi xanh methylen
Xanh methylen được các bậc phụ huynh lựa chọn khi trẻ mắc thủy đậu, nhưng việc sử dụng xanh methylen ngay khi các mụn nước chưa vỡ là việc không cần thiết.
Chỉ dùng xanh methylen khi các mụn nước thủy đậu bị vỡ, ở giai đoạn này sử dụng xanh methylen chấm trực tiếp lên các vết mụn nước vỡ để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và sát trùng cho mụn nước nhanh khô.
Tuy nhiên xanh methylen chỉ có tính sát khuẩn, khả năng kháng khuẩn, chống viêm yếu vậy nên không giúp cho thủy đậu lành nhanh và hạn chế sẹo. Ngoài ra khi sử dụng xanh methylen gặp nhiều vấn đề như:
– Những vết chấm xanh trên da gây mất thẩm mỹ.
– Nếu sử dụng không cẩn thận, xanh methylen có thể dính bẩn lên quần áo những vết bẩn này khó giặt.
– Đối với trẻ nhảy cảm, xanh methylen có thể gây kích ứng nhẹ trên da.
– Xanh methylen chỉ dùng ngoài da, vậy có mụn nước trong niêm mạc không sử dụng được.
Trẻ bị thủy đậu dùng Gel PlasmaKare No5
PlasmaKare No5 là gel bôi Nano bạc thế hệ mới chuyên biệt cho các trường hợp thủy đậu ở cả trẻ em và người lớn. Khác với những sản phẩm thông thường, Nano bạc trong gel PlasmaKare No5 được kết hợp với acid tanic tạo thành phức hệ TSN, từ đó tăng khả năng tác động đến virus, vi khuẩn.
Với kích thước 10-30nm, TSN thấm nhanh vào da, giúp làm săn se niêm mạc, tạo lớp màng bảo vệ và phục hồi nhanh các vùng da – niêm mạc bị tổn thương.
Bên cạnh phức hệ TSN, trong gel Plasmakare No5 còn chứa dịch chiết Lựu giàu Ellagic giúp chống oxy hóa hiệu quả. Ellagic không chỉ kích thích tái tạo lại da sau tổn thương do mụn nước thủy đậu gây nên, mà còn làm đẹp da, hạn chế để lại sẹo.
Cùng với đó, dịch chiết Núc Nác tăng khả năng chống viêm giúp giảm ngứa, giảm sưng. Khi kết hợp trong công thức, thành phần này giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc viêm da, giúp các mụn nước thủy đậu nhanh lành.
Để Gel PlasmaKare No5 phát huy hiệu quả tốt nhất với thủy đậu, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
– Làm sạch nhẹ nhàng các mụn nước, sau đó thoa một lớp mỏng gel lên vết mụn. Sau đó cứ 3-4 tiếng bôi lại, sao cho đến khi các mụn nước xẹp lại và bỏng vẩy, lành hẳn.
– Sau khi thoa gel lên các vết mụn nên xoa nhẹ nhàng để cho các hoạt chất phân tán đều.
Như vậy, trẻ mắc thủy đậu có nên tắm lá không đã có câu trả lời. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh thủy đậu, từ đó có những phương pháp xử lý đúng, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu còn có thắc mắc về bệnh thủy đậu, hãy gọi ngay đến hotline 0916648102 để được dược sĩ PlasmaKare tư vấn nhanh nhất!