Một trong những phương pháp phổ biến là sử dụng tỏi để trị ho, một biện pháp đã được nhiều người biết đến và áp dụng. Tuy nhiên, liệu trị ho bằng tỏi có thực sự đáng tin và làm thế nào để sử dụng tỏi một cách hiệu quả nhất cho toàn gia đình? Chúng ta hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của Plasmakare.
Mục lục
- 1. Trị ho bằng tỏi có thực sự hiệu quả không
- 2. Cách trị ho bằng tỏi cho mọi đối tượng
- 2.1. Trị ho bằng tỏi nướng đơn giản dễ thực hiện
- 2.2. Trị ho bằng tỏi mật ong rất dễ uống với cả trẻ nhỏ
- 2.3. Trị ho bằng tỏi đường phèn hiệu quả cao và dễ làm
- 2.4. Trị ho bằng tỏi đắp bàn chân cho trường hợp ho do thể trạng
- 2.5. Trị ho bằng tỏi ngâm dấm và đường đỏ
- 2.6. Trị ho bằng tỏi kết hợp với tử uyển, bách bộ
- 3. Lưu ý khi áp dụng các cách trị ho bằng tỏi để đạt hiệu quả tốt nhất
Trị ho bằng tỏi có thực sự hiệu quả không
Trị ho bằng tỏi có hiệu quả không có lẽ là câu hỏi được quan tâm hàng đầu. Chúng ta thường biết đến tỏi như là một loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày. Tỏi mang mùi thơm đặc trưng và làm cho món ăn thêm đậm hương, trong một số món ăn, tỏi có tác dụng khử mùi. Và trong dân gian, tỏi được xem như là một vị thuốc trị các bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Xét theo quan niệm của đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, nhờ vậy chủ trị các bệnh do thể hàn. Tỏi được dùng trong các bài thuốc trị cảm lạnh, cảm do lạnh.
Theo các nghiên cứu, trong tỏi giàu các hoạt chất có hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hoá. Nhờ vậy, tỏi có nhiều công dụng với sức khoẻ, trong đó có tác dụng trị ho, đặc biệt là ho do cảm cúm, cảm lạnh. Tác dụng này của tỏi có được là nhờ các hoạt chất cụ thể như:
- Allicin: Trong tỏi rất giàu hoạt chất Alliin, là tiền chất của Allicin. Khi đập, băm nhuyễn tỏi sẽ giúp làm kích hoạt enzym giúp chuyển hoá Alliin thành allicin có tác dụng. Allicin được biết đến là hoạt chất có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn hoạt lực cao. Theo một nghiên cứu được công bố trên Plos One, Allicin có khả năng chống lại vi khuẩn Burkholderia cepacia (Bcc) bằng cách thay đổi các enzym sinh học quan trọng và can thiệp vào hoạt động sinh học quan trọng của vi khuẩn.
- Ajoene: là hoạt chất có chứa lưu huỳnh trong tỏi, được biết đến với tác dụng như một chất kháng sinh từ tự nhiên, có tác dụng diệt vi khuẩn. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy hoạt chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn P. Aeruginosa – một vi khuẩn gây viêm phổi rất nguy hiểm.
Cách trị ho bằng tỏi cho mọi đối tượng
Tỏi có chứa những thành phần giàu hoạt tính có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Chính vì vậy, tỏi có tác dụng trị ho, phù hợp với những trường hợp ho do cảm lạnh, cảm cúm, hoặc do nhiễm vi khuẩn, virus. Bài thuốc trị ho bằng tỏi có hiệu quả và an toàn đối với trẻ em, người lớn. Cùng tham khảo một số cách trị ho bằng tỏi dưới đây.
Trị ho bằng tỏi nướng đơn giản dễ thực hiện
Cách trị ho bằng tỏi vô cùng đơn giản và dễ thực hiện, đầu tiên có thể kể đến đó là tỏi nướng. Dưới tác dụng của nhiệt độ, tỏi vẫn giữ lại được khoảng 60% hoạt chất có tác dụng, và việc nướng tỏi sẽ giúp dễ sử dụng hơn.
Hướng dẫn cách trị ho bằng tỏi nướng:
- Tỏi ta 1 củ, lựa củ không sâu, mọt, tép tỏi mẩy.
- Bọc tỏi với giấy bạc, nướng chín trên bếp than hồng.
- Lấy tép tỏi chín, giã nhuyễn và pha thêm với nước ấm, uống giúp trị ho do cảm lạnh, cảm cúm rất hiệu nghiệm.
Chú ý khi trị ho bằng tỏi nướng:
- Không nướng quá cháy nhân tỏi.
- Tuỳ theo độ tuổi mà lượng sử dụng khác nhau. Với trẻ nhỏ, chỉ cần dùng 1 tép tỏi cho 1 lần sử dụng. Với người lớn thì có thể sử dụng 2 – 3 tép tỏi/ lần.
Trị ho bằng tỏi mật ong rất dễ uống với cả trẻ nhỏ
Một mẹo trị ho bằng tỏi khác đó là trộn với mật ong. Ngoài khả năng kháng viêm, sát khuẩn từ tỏi, công thức này còn mang lại tác dụng trị ho từ mật ong. Mật ong cũng được biết đến là một loại kháng sinh từ tự nhiên, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh, giúp làm dịu ho, giảm đau rát cổ. Mật ong còn chứa rất nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hấp tỏi với mật ong giúp tăng hiệu quả trị ho, đồng thời hỗn hợp này có vị ngọt dễ chịu, rất dễ uống đối với trẻ nhỏ.
Hướng dẫn các trị ho bằng tỏi hấp mật ong:
- Tỏi ta, lựa chọn củ không mọt, mốc, tép tỏi mẩy.
- Bóc vỏ, rửa sạch và giã hoặc xay nhuyễn để thu được tối đa hoạt chất allicin trong củ tỏi.
- Thêm mật ong vào tỏi đã xay nhuyễn, hấp cách thuỷ trong khoảng 10 – 15 phút.
- Để nguội và chẳt lấy nước uống hằng ngày. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày uống 2 – 3 lần.
- Có dùng tỏi hấp mật ong trị ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Lưu ý, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần thận trọng khi sử dụng mật ong vì mật có thể chứa các thành phần dị ứng như phấn hoa. Kiểm tra phản ứng dị ứng cho bé bằng cách cho bé tập ăn thử 1 lượng nhỏ mật ong và theo dõi các biểu hiệu như mẩn, ngứa, nổi mề đay, khó thở… Nếu không có vấn đề gì mẹ hãy áp dụng bài thuốc dân gian trị ho từ tỏi và mật ong cho bé.
Trị ho bằng tỏi đường phèn hiệu quả cao và dễ làm
Ngoài phối hợp với mật ong, đường phèn cũng là một sự lựa chọn hiệu quả khi kết hợp với tỏi. Không phải ngẫu nhiên mà đường phèn thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc dân gian trị ho. Ngoài vị ngọt, giúp điều bị khi kết hợp với các thành phần khác, đường phèn còn có tác dụng bổ phế vị, hoá khí, điều khí, có tác dụng cao trong các bệnh như viêm phế quản, viêm khí quả, ho khan, đau rát họng. Kết hợp đường phèn và tỏi mang lại hiệu quả trị ho cao, đồng thời cũng rất dễ làm.
Hướng dẫn cách trị ho bằng tỏi với đường phèn:
- Tỏi ta, lựa chọn củ không sâu, mọt, tép tỏi mẩy
- Bóc vỏ, rửa sạch và xay hoặc giã nhuyễn tép tỏi
- Thêm vào tỏi đã xay hoặc giã nhuyễn 2 – 3 viên đường phèn. Hấp cách thuỷ trong vòng 10 -15 phút
- Để nguội và chắt lấy nước uống hằng ngày.
Trị ho bằng tỏi đắp bàn chân cho trường hợp ho do thể trạng
Một phương pháp trị ho bằng tỏi khác đó là đắp trực tiếp vào bàn chân. Phương pháp này dựa trên cơ sở tác động thông qua các huyệt đạo ở gan bàn chân. Cụ thể là huyệt Dũng tuyền, nằm ở vị trí chia đôi dọc bàn chân, nằm ở 1/3 trên và 2/3 dưới. Đắp tỏi vào huyệt dũng tuyền mang lại tác dụng giúp bổ thận, thận lại tác động lên phổi và như vậy giúp giảm ho.
Đây là phương pháp giúp giảm ho trong trường hợp do thể trạng yếu, hệ hô hấp yếu chứa chưa có căn cứ nào chứng minh đắp tỏi vào chân giúp trị các cơn ho do viêm nhiễm tại đường hô hấp. Ngoài ra phương pháp này cũng giúp tác động đến triệu chứng, để thực sự nâng cao thể trạng, tăng cường sức khoẻ hô hấp thì cần bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho hô hấp, hạn chế nơi khói bụi, ô nhiễm và chăm chỉ tập luyện thể dục.
Trị ho bằng tỏi ngâm dấm và đường đỏ
Cách làm tỏi ngâm dấm và đường đỏ trị ho:
- Chuẩn bị tỏi 120 g, dấm gạo 120 g và đường đỏ 60 g.
- Tỏi bóc vỏ lựa, rửa sạch gĩa nát hoặc xay nhuyễn để thu được tối đa hoạt chất.
- Thêm dấm gạo và đường đỏ vào ngâm trong vòng 7 ngày.
- Sau 7 ngày, chắt lấy nước, pha với nước đun sôi để nguội uống hàng ngày.
- Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 1 thìa cà phê.
Trị ho bằng tỏi kết hợp với tử uyển, bách bộ
Ngoài tỏi, tử uyển và bách bộ đều là những vị thuốc có tác dụng chữa ho hiệu quả. Tử uyển có vị cay, tính ôn, có tác dụng nhuận phế, hoá đờm, hạ khí. Theo đông y, tử uyển có tác dụng trị ho có đờm, ho do viêm phế quản hoặc viêm họng. Bách bộ thì được biết đến là vị dược liệu có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ phế, trị ho trong trường hợp ho do nhiễm lạnh, ho lâu ngày.
Cách trị ho bằng tỏi kết hợp với tử uyển, bách bộ:
- Chuẩn bị tỏi vỏ tím 30g, bách bộ 15g và tử uyển 9g. (bách bộ, tử uyển mua tại các quầy thuốc đông y).
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn.
- Thêm nước vào hỗn hợp tỏi, tử uyển, bách bộ sắc lấy nước uống.
- Uống hằng ngày có tác dụng trị ho rất hiệu quả.
Lưu ý khi áp dụng các cách trị ho bằng tỏi để đạt hiệu quả tốt nhất
Mặc dù tỏi có hiệu quả tốt trong việc trị ho và cũng là gia vị sử dụng hằng ngày, tuy vậy, tỏi cũng không thực sự hoàn toàn lành tính như chúng ta nghĩ. Để trị ho bằng tỏi hiệu quả, an toàn bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không dùng tỏi đắp chân cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Lý giải cho vấn đề này là do hoạt chất allicin sau khi giã ra trong tỏi có thể gây kích ứng da rất mạnh. Hoạt chất này có thể gây đỏ, rát, phồng rộp da khi tiếp xúc, đặc biệt là đối với làn da mỏng manh của trẻ hoặc khi tiếp xúc trong thời gian dài.
- Tỏi có thể gây kích ứng tiêu hoá: hoạt chất trong tỏi có thể gây kích ứng tiêu hoá, gây ra tình trạng đau, rát cho dạ dạ, đặc biệt là khi ăn sống. Chính vì thế khi áp dụng các bài thuốc trị ho bằng tỏi, cần phải thận trọng theo dõi vấn đề về tiêu hoá. Cần chú trọng hơn nếu bạn đang có sẵn vấn đề về tiêu hoá như bệnh dạ dày, tiêu hoá không ổn định hoặc bệnh đại tràng.
- Bài thuốc trị ho bằng tỏi giúp giảm triệu chứng ho, phù hợp với tình trạng ho thể nhẹ. Nếu bệnh cấp tính hoặc diễn biến ngày càng trầm trọng thì cần tới thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
- Khi trị ho bằng tỏi, nên vệ sinh răng, miệng thường xuyên. Không nên dùng tỏi trị ho nếu đang có vấn đề về nhiệt miệng, lở loét miệng vì có thể làm vấn đề này trầm trọng hơn.
- Tỏi có thể có tương tác với một số thuốc đang sử dụng. Vì vậy nếu đang sử dụng các thuốc điều trị kéo dài thì nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể trị ho bằng tỏi hay không.
- Ngoài trị ho bằng tỏi có thể kết hợp cùng với sử dụng các thuốc trị ho khác như các thuốc thảo dược trị ho hoặc thuốc tây y được bác sĩ kê để trị ho.
Tỏi không chỉ là một gia vị thường dùng trong nấu nướng. Tỏi còn được sử dụng như một vị thuốc có rất nhiều tác dụng, trong đó có tác dụng trị ho. Tác dụng trị ho của tỏi đã được chứng minh nhờ những nghiên cứu các thành phần cho tác dụng và thông qua thực tế kinh nghiệm điều trị. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cách trị ho bằng tỏi hiệu quả cho bạn và người thân.