Viêm da tiếp xúc là một tình trạng vô cùng phổ biến mà hiện nay chúng ta ai cũng dễ mắc phải. Chúng có biểu hiện từ nhẹ tới nặng và làm ảnh hưởng, mất thẩm mỹ tới làn da của bạn. Trong bài viết này, mời bạn tìm hiểu các triệu chứng viêm da tiếp xúc và cách phòng ngừa bệnh để sớm khắc phục tình trạng da liễu này nhé!
Mục lục
Tìm hiểu như thế nào gọi là viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một bệnh lý do vùng da tiếp xúc trực tiếp với chất kích ứng hoặc dị nguyên và chúng gây nên các biểu hiện trên da như mẩn ngứa, nóng rát, nứt nẻ duy nhất tại vị trí da bạn tiếp xúc.
Bệnh viêm da tiếp xúc có thể gặp ở những người có làn da nhạy cảm, sức khỏe kém hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc dị ứng. Một số ví dụ cụ thể bao gồm:
- Bệnh nhân thường mắc phải là nữ giới.
- Người già có sức đề kháng yếu, dễ dị ứng khi bôi các loại kháng sinh, kháng viêm corticoid.
- Những người hay làm việc tiếp xúc với hóa chất như thợ sơn, nhân viên vệ sinh, thợ mỏ than, thợ hàn xì,…
Có mấy loại viêm da tiếp xúc và nguyên nhân gây nên?
Hiện nay bệnh viêm da tiếp xúc rất phổ biến, chủ yếu bệnh được chia thành 3 loại viêm da chính bao gồm những đặc điểm và nguyên nhân sau:
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng da bị viêm do tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm với các chất này. Các chất gây dị ứng bao gồm dưới đây:
- Một số hợp chất kim loại làm nên các đồ trang sức
- Đồ mỹ phẩm có chứa các thành phần làm dị ứng da như nước hoa, phấn, thuốc nhuộm tóc,…
- Phấn hoa gây dị ứng.
- Nọc độc của các loại côn trùng hay những loại thực vật có chứa độc tính, như nhựa của cây sồi làm đều gây viêm da.
- Người bệnh có thể bị dị ứng với một số loại thuốc bôi ngoài da…
Viêm da tiếp xúc kích ứng
Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng da bị viêm do tiếp xúc trực tiếp với các chất kích ứng. Loại viêm da này khá phổ biến, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm bạn khó chịu và làm mất thẩm mỹ do bệnh để lại sẹo. Bệnh thường xảy ra ở những người có tiền sử mắc bệnh chàm dị ứng, da nhạy cảm thường bị tổn thương.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng là do:
- Tiếp xúc với các loại Axit độc hại có trong các loại pin.
- Các chất dịch thải từ cơ thể gồm: Nước tiểu, nước bọt,…
- Sơn móng tay, trong nước sơn móng có chất gây kích ứng mùi nồng nặc.
- Những chất tẩy rửa mạnh như, nước cọ nhà vệ sinh, bột thông cống,…
- Nhựa, epoxy, chất dẻo,…
Viêm da tiếp xúc ánh sáng
Viêm da ánh sáng là tình trạng da bị viêm do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn tia khác. Loại viêm da này khá hiếm gặp và có thể gây ra các triệu chứng như đỏ da, khô da, đau rát. Viêm da tiếp xúc quang hóa là tình trạng da bị viêm do tiếp xúc với các chất hóa học hoặc cây trồng, sau đó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tia UV. Loại viêm da này có thể gây ung thư da.
Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với một số loại cây như cà rốt, cần tây, rau mùi, mùi tây, sung,… và có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
Triệu chứng viêm da tiếp xúc
Một số triệu chứng viêm da tiếp xúc mà bạn thường gặp là:
Triệu chứng viêm da tiếp xúc kích ứng
Các triệu chứng phổ biến gây nên bệnh, thường là:
- Viêm da tiếp xúc kích ứng là do vùng da bị tổn thương tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, chẳng hạn như cọ xát, lạnh, nước, hóa chất, hoặc chất tẩy rửa.
- Viêm da kích ứng xảy ra khi các tác nhân gây kích ứng phá hủy bề mặt da, khiến da bị tổn thương và chức năng hàng rào bảo vệ da bị suy giảm. Da không thể tự sửa chữa kịp thời, dẫn đến các triệu chứng viêm da.
- Các chất gây kích ứng làm mất đi lớp bảo vệ da, khiến da bị khô và bong tróc. Điều này tạo điều kiện cho các hóa chất xâm nhập vào da dễ dàng hơn, gây tổn thương cho da.
- Đặc biệt, trong lần đầu tiếp xúc với các chất gây kích ứng, tổn thương da thường xuất hiện ngay vị trí tiếp xúc. Đó là nổi mảng màu đỏ, viền giới hạn rõ, xuất hiện mụn nước hay bọng nước trên bề mặt, bắt đầu sưng nề và rất ngứa rát.
- Khi bạn tiếp xúc với các chất kiềm hay axit mạnh, có thể làm người bệnh nổi bóng nước trên da, phù nề và đau nặng.
- Khi va chạm với các chất gây ra kích ứng nhẹ như nước và xà phòng, da có thể khô, ngứa, nứt nẻ tiến triển trong vòng nhiều tuần. Sau đó vùng tổn thương có những vết nứt có thể đóng mài và bị tróc vảy.
Triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra là do phản ứng dị ứng với các chất khi da tiếp xúc trức tiếp vào các chất đấy. Đối với người không bị dị ứng, các dị nguyên này là vô hại không ảnh hưởng. Các chất gây dị ứng thường gặp nhất là niken, nước hoa, cao su, chất nhuộm tóc, chất khử mùi.…
Những dấu hiệu thường gặp thấy khi phát hiện bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng:
- Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy dữ dội, mặc dù không quá đau đớn.
- Da nổi lên những mảng đỏ rát nhẹ, trên da có vảy da khô, đôi khi có kèm mẩn đỏ hoặc những sẩn chắc, hình tròn.
- Vùng tổn thương nổi nhiều mụn nước trên da kèm theo sưng tấy và các bọng nước.
- Ở giai đoạn mãn tính, bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng thường có các triệu chứng như da dày, sần sùi, có các đường kẻ hoặc hình thoi trên da, bong vảy, các nốt nhỏ, chắc, tròn, phẳng, vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố.
Triệu chứng biểu hiện viêm da tiếp xúc ánh sáng
Làn da bị khô và nổi mẩn đỏ là triệu chứng, dấu hiệu điển hình của bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng. Ngoài các triệu chứng điển hình là da khô và đỏ, bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng còn có thể gây ra các triệu chứng khác như phát ban, mụn nước, phồng rộp, ngứa ngáy và đau rát.. Một số triệu chứng gặp phải là chóng mặt, đau đầu, sốt, mất nước và ớn lạnh.
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc thường gặp khi xảy ra bệnh:
- Vùng da tổn thương bị sưng đỏ và viêm nặng hơn so với lúc mới xuất hiện bệnh.
- Trên vùng da viêm xuất hiện các nốt mụn mủ kèm cảm giác sưng đau và nóng rát. Bắt đầu đau nhức nặng nề mức độ đau tăng lên.
- Nếu người bệnh không chữa trị kịp thời, toàn bộ vùng da bị viêm xung quanh sẽ bị sưng nề, đau nhức dẫn đến bị hạn chế khả năng vận động.
- Bắt đầu sốt nhẹ hoặc thân nhiệt giảm ớn lạnh so với bình thường.
- Người bệnh có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, khô họng.
- Triệu chứng toàn thân thường chỉ xuất hiện khi viêm da tiếp xúc bội nhiễm nặng và ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như trẻ nhỏ, người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường, nhiễm HIV.
Những yếu tố dễ mắc bệnh
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc, bao gồm:
- Làm việc hoặc tiếp xúc thường xuyên với các chất kích ứng hoặc dị nguyên: Các chất kích ứng phổ biến bao gồm chất tẩy rửa, axit, dung môi, và kim loại. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm phấn hoa, lông động vật, và mỹ phẩm.
- Có tiền sử gia đình bị viêm da tiếp xúc: Nếu bạn có người thân trong gia đình bị viêm da tiếp xúc, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Da khô hoặc nhạy cảm: Da khô hoặc nhạy cảm dễ bị kích ứng hơn da bình thường.
- Tuổi tác: Viêm da tiếp xúc thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi.
- Tình trạng sức khỏe: Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như chàm, bệnh vẩy nến, và lupus, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc.
Bệnh viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không và cách phòng ngừa
Để biết bệnh có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như nào là đúng. Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay dưới đây để bạn biết rõ hơn:
Viêm da tiếp xúc có thực sự nguy hiểm không
Viêm da tiếp xúc thường không nguy hiểm đến tính mạng nếu biết cách điều trị sớm. Tuy nhiên, bệnh có thể làm khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng và tâm lý cuộc sống của người bệnh. Trong một số trường hợp, điều trị sai cách không theo chỉ dẫn làm bệnh trở nên nghiêm trọng và dẫn đến nhiễm trùng da.
Cách phòng ngừa bệnh
Một số cách phòng ngừa bệnh bạn nên áp dụng:
- Tránh xa các chất gây dị ứng.
- Chọn sản phẩm dịu nhẹ, không kiềm, không hương liệu hoặc phẩm màu.
- Khi tiếp xúc với các chất gây bệnh viêm da luôn phải mặc quần áo bảo hộ và găng tay để tránh va vào các chất độc hại gây viêm da.
- Người bị viêm da dị ứng nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là vào mùa khô. Nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ như kem dưỡng, thuốc mỡ hoặc xịt khoáng. Khi tắm, nên tắm với nước ấm và không nên tắm quá lâu.
- Nếu bạn sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da mới, nên thử số lượng nhỏ trên da ở cổ tay, theo dõi trong 24 giờ xem da có bị kích ứng hay không thì mới sử dụng tiếp.
- Uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị khô da.
- Chọn quần áo chất mát thấm hút mồ hôi tốt: Quần áo thoáng mát với chất vải cotton hay sợi tự nhiên không những thấm hút mồ hôi tốt mà còn hạn chế ma sát vào da khiến da không bị trầy xước. Ngoài ra, các loại vải sợi len, lụa và các loại vải nhân tạo như polyester dễ gây kích ứng da hơn.
- Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bạn khỏi các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông thú, phấn hoa và khói thuốc.
Gel bôi da PlasmaKare No5 giải pháp điều trị viêm da tiếp xúc
Gel bôi da đa năng PlasmaKare no5 là một sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc, được phân phối bởi công ty dược phẩm Innocare Pharma. Sản phẩm có chứa các thành phần chính: Nano bạc TSN, dịch chiết Núc nác, dịch chiết lựu, chitosan.
Sản phẩm PlasmaKare No5 gồm có tác dụng như sau:
- Sát khuẩn, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, gây viêm da.
- Giúp bạn làm mềm da, dưỡng ẩm, và giảm tình trạng ngứa, khó chịu.
- Tăng tốc độ làm lành vết thương, từ đó giúp vùng da viêm da tiếp xúc nhanh khỏi bệnh.
Đặc biệt sản phẩm này có sự nổi bật vượt trội khi không chứa kháng sinh, Corticoid, không có các chất gây kích ứng da, không chứa cồn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lý viêm da tiếp xúc và các triệu chứng thường gặp khi xuất hiện bệnh mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Tốt nhất, để bệnh nhanh khỏi, khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường trên da bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và chăm sóc một cách hiệu quả.