Bệnh lý viêm da rất phổ biến, có nhiều loại viêm da khác nhau khiến người bệnh hoang mang không biết mình đang mắc viêm da loại nào. Vì vậy trong bài viết dưới đây, PlasmaKare sẽ cung cấp tới bạn một số loại viêm da thường gặp và các cách điều trị.
Mục lục
Viêm da là gì?
Viêm da là bệnh lý thường gặp với tình trạng da bị viêm đỏ, xuất hiện mụn nước, gây ra cảm giác đau rát, ngứa ngáy, ban đỏ.
Viêm da được chia thành 2 thể là viêm da cấp tính và viêm da mạn tính:
Viêm da cấp tính
Viêm da cấp tính là tình trạng da nổi mẩn, phát ban rất nhanh ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Người bệnh có thể gặp hiện tượng phồng rộp, sưng tấy, bỏng rát trên da.
Viêm da mạn tính
Viêm da mạn tính là hiện tượng viêm da lâu ngày khiến cho vùng da bị viêm dày lên, sẫm màu, đôi khi làm cho da nổi mề đay, dị ứng.
Nguyên nhân gây viêm da
Tuỳ thuộc vào mỗi loại viêm da mà có nguyên nhân và các tác nhân kích thích khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân viêm da thường gặp.
- Hệ thống miễn dịch
- Di truyền
- Các yếu tố môi trường
- Do tiếp xúc trực tiếp với các hoá chất độc hại, chất tẩy rửa mạnh.
Các loại viêm da thường gặp
Viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, vảy nến,… là những loại viêm da phổ biến. Dưới đây là các nguyên nhân và triệu chứng cụ thể cho từng loại viêm da.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da xuất hiện khá sớm, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và sớm nhất là trẻ từ 3 tháng tuổi.
- Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa chưa được nghiên cứu rõ ràng, tuy nhiên có một vài yếu tố được xem là nhân tố gây ra bệnh lý này. Đó là sự suy giảm miễn dịch, yếu tố di truyền hoặc do sự tác động của thời tiết.
- Triệu chứng
Ngứa là biểu hiện chính của của bệnh viêm da cơ địa. Triệu chứng này thường có trước các tổn thương và trở nên trầm trọng hơn khi không khí khô, độ ẩm thấp hoặc đổ mồ hôi nhiều, kích ứng tại chỗ.
Viêm da cơ địa cũng tạo ra các mảng tổn thương có vảy, ửng đỏ và ngứa rát. Đôi khi xuất hiện các vết xước trên da.
Viêm da dị ứng
- Nguyên nhân
Viêm da dị ứng có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: Hoá chất, thực phẩm, phấn hoa, lông động vật,…
- Triệu chứng và dấu hiệu
Viêm da dị ứng có các triệu chứng đầu tiên là ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da. Sau đó sẽ xuất hiện các biểu hiện khác trên như: bong tróc, thô ráp, viêm, kích ứng,… Các triệu chứng này khởi phát nhanh chậm khác nhau và có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào, tuy nhiên thường tập trung ở cánh tay, mặt sau đầu gối, mặt, da đầu.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Xuất hiện các mảng da màu đỏ, nâu xám, tối màu; các nốt mụn nước, khi chúng bị vỡ sẽ tiết dịch; da khô, đóng vảy hoặc phồng rộp.
Viêm da tiếp xúc
- Nguyên nhân:
Viêm da tiếp xúc thông thường là do sự tiếp xúc trực tiếp với hoá chất độc hại, các chất gây dị ứng.
- Triệu chứng mà người bệnh có thể gặp
Phát ban, nổi mẩn đỏ, phồng rộp, sưng tấy và ngứa rát tại các vị trí viêm là những biểu hiện đặc trưng của bệnh lý viêm da tiếp xúc. Tuỳ thuộc vào mức độ bị kích thích mà có các triệu chứng khác nhau.
Viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nhờn xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 3 tháng tuổi và người 30-70 tuổi. Tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của bệnh bị tác động bởi các yếu tố di truyền, thể chất, căng thẳng cảm xúc và môi trường.
Thông thường, viêm da tiết bã có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với bệnh vảy nến.
- Nguyên nhân
Bệnh viêm da tiết bã nhờn có liên quan tới số lượng nấm men Malassezia có mặt trên da và phản ứng viêm đối với nấm.
Viêm da tiết bã sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn ở những người bị rối loạn thần kinh (do sự rối loạn hoạt động tiết bã nhờn), hoặc ở những người mắc HIV/AIDS do sự mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ và chống viêm của cơ thể.
- Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã tiến triển từ từ và hình thành các vảy khô, vảy nhờn lan toả trên da kèm theo tình trạng ngứa.
Đối với người bị nặng, các vẩy màu vàng đỏ sẽ xuất hiện dọc theo đường chân tóc, sau tai, nếp gấp mũi, trên lông mày và xương ức. Đôi khi có vảy tiết vàng khô và kích ứng trên mí mắt.
Ở trẻ sơ sinh: Tổn thương da đầu dày, màu vàng, nâu; bị nẻ và có vảy vàng sau tai; các nốt đỏ trên mặt và phát ban tã lót.
Với trẻ lớn hơn và người lớn: Vảy dày xuất hiện trên da đầu, đường kính khoảng 1-2 cm.
Bệnh vảy nến
- Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh vảy nến chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên có các tác nhân kích thích xảy ra bệnh lý ngoài ra này. Đó là chấn thương, cháy nắng, căng thẳng cảm xúc, uống rượu, hút thuốc lá,…
- Triệu chứng
Vảy nến là bệnh viêm da tổn thương không có triệu chứng hoặc xảy ra trên da đầu, vị trí tiếp xúc của khuỷu tay và đầu gối, xương chậu, mông, bộ phận sinh dục. Cũng có thể ảnh hưởng tới móng tay, nách, lông mày, rốn hoặc vùng xung quanh hậu môn.
Vảy nến được chia thành nhiều thể, trong đó thể mảng chiếm khoảng 90% với các biểu hiện rõ ràng: có các mảng tổn thương nổi cao sờ được, đường kính >10mm và xuất hiện các vảy dày màu bạc, sáng.
Ngoài ra còn có các thể như: thể mụn mủ (Hình thành các mụn mủ lan rộng trên lòng bàn chân); thể đảo ngược: (Các mảng bóng đỏ,có thể không có vảy được hình thành tại các vùng nếp gấp trên cơ thể); thể giọt; thể đỏ da.
Bệnh viêm da tổ đỉa
- Nguyên nhân
Việc tiếp xúc thường xuyên với nước, đặc biệt với các hoá chất tẩy rửa là nguyên nhân gây khởi phát bệnh lý ngoài da này.
- Triệu chứng
Viêm da tổ đỉa thường có biểu hiện ban đỏ và sự dày lên của da. Đồng thời xuất hiện mụn nước và các nốt ban ngứa ở lòng bàn tay, hai bên ngón tay hoặc lòng bàn chân. Các nốt mụn nước này có thể bị vỡ ra khiến cho da bị trợt và đóng vảy.
Viêm nang lông
- Nguyên nhân
Viêm nang lông có nguyên nhân không rõ ràng, tuy nhiên mồ hôi, ma sát, chấn thương và sự bí tắc trên da là những nhân tố làm gia tăng nhiễm trùng trên da.
Tác nhân gây ra bệnh có thể là do sự tấn công của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
- Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh viêm nang lông là ngứa, hơi đau hoặc xảy ra kích ứng. Đồng thời trên da có xuất hiện các mụn mủ nông, nốt viêm xung quanh nang lông. Các sợi lông nhiễm trùng dễ bị rụng nhưng lại có xu hướng phát triển các nang lông mới cứng hơn, điều này có thể gây ra viêm hoặc kích ứng nhẹ.
Viêm da mủ
Viêm da mủ là tình trạng nhiễm khuẩn trên da, thường do liên cầu và tụ cầu gây ra. Các vi khuẩn này thường tập trung tại các vị trí nhiều lông, vùng có nếp gấp da và nơi tiết nhiều mồ hôi,… Khi cơ thể suy yếu, vệ sinh không sạch sẽ, sự tác động từ môi trường sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm da.
- Triệu chứng
Khi người bệnh mắc viêm da mủ, thông thường sẽ có các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa ngáy, sưng tấy hoặc đau nhức,… Tuỳ vào nguyên nhân mà biểu hiện trên da của mỗi người sẽ khác nhau, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì đều gây hại cho da.
Trên đây là những bệnh viêm da mà người người gặp phải. Người bệnh cần chú ý đến sự bất thường trên da để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Phương pháp điều trị viêm da
Bệnh viêm da thường được xử lý thông qua thuốc điều trị và các biện pháp giảm triệu chứng tại nhà.
Các thuốc dùng trong điều trị viêm da
Dưới đây là các loại thuốc thường được kê đơn trong các bệnh lý viêm da. Tuỳ vào bệnh lý cụ thể sẽ được các bác sĩ chỉ định các thuốc khác nhau.
- Sử dụng Corticoid bôi tại chỗ để giảm tình trạng viêm, ngứa trên da.
- Kháng sinh điều trị được sử dụng khi có sự nhiễm khuẩn, phòng ngừa nhiễm trùng và bội nhiễm.
- Thuốc kháng Histamin H1 giảm ngứa ngáy và các triệu chứng của dị ứng.
- Thoa kem có chứa chất ức chế Calcineurin.
Điều trị viêm da tại nhà bằng biện pháp không dùng thuốc
Bên cạnh dùng thuốc điều trị thì các biện pháp tại nhà được áp dụng để hỗ trợ giảm triệu chứng.
- Massage, châm cứu, tập yoga để giảm căng thẳng mệt mỏi.
- Dưỡng ẩm da thường xuyên giúp hạn chế tình trạng da khô làm tăng nguy cơ viêm da.
- Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất dinh dưỡng, rau xanh cho cơ thể. Hạn chế sử dụng đồ uống kích thích như cà phê, rượu,…
- Hạn chế tối đa việc gãi trên vùng da bị viêm, tránh tình trạng làm rách da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Sử dụng gel bôi da Nano bạc PlasmaKare No5
PlasmaKare No5 là sự kết hợp tối ưu của Nano bạc chuẩn hoá với các dược liệu tự nhiên, đem lại hiệu quả mạnh mẽ trên da. Kem bôi Nano bạc giúp giảm các triệu chứng của bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm nang lông,… nhờ cơ chế 3 tác động:
- Diệt khuẩn giúp loại bỏ nguyên nhân và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng các vết loét trên da.
- Chống viêm, giảm ngứa, và các triệu chứng phù nề, mẩn đỏ.
- Nuôi dưỡng và tái tạo tế bào, thúc đẩy làm lành vết thương trên da.
Với các thành phần tự nhiên, an toàn, gel bôi Nano bạc PlasmaKare No5 dùng được cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai. Đặc biệt có thể nhanh chóng làm lành các vết thương hở, vết loét trên da khi bị viêm.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da
Để phòng ngừa bệnh viêm da cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, xà phòng.
- Dưỡng ẩm da sau mỗi lần tắm để hạn chế được các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc tồn tại trong không khí.
- Chống nắng cẩn thận trước khi ra ngoài để tránh sự tác động từ tia tử ngoại gây viêm da.
- Sử dụng các sản phẩm sữa tắm, dưỡng ẩm và đồ chăm sóc da an toàn, dịu nhẹ, không gây kích ứng.
- Với những người làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại cần trạng bị bảo hộ để đảm bảo an toàn.
Một số câu hỏi về bệnh viêm da
Dưới đây là giải đáp cho các thắc mắc liên quan tới bệnh viêm da:
Viêm da kiêng ăn gì?
Thông thường khi da gặp phải các tình trạng viêm thì người bệnh cần chú ý hơn trong chế độ ăn hàng ngày để vết thương nhanh lành và không gây ra biến chứng trên da.
- Hạn chế tối đa việc ăn đồ ăn dầu mỡ và các gia vị cay nóng, kích thích.
- Hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa do có thể gây kích thích lên các vết viêm da.
- Trong trường hợp viêm da do dị ứng thực phẩm thì cần tránh các loại thực phẩm đó vì chúng có thể gây viêm da hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Viêm da bao lâu thì khỏi
Thời gian hồi phục vết thương tuỳ thuộc vào loại viêm da và phương pháp điều trị. Vì vậy, viêm da có thể mất vài ngày hoặc vài tháng để cải thiện tình trạng. Cũng có thể bạn bị mắc viêm da mạn tính, trường hợp này chỉ có thể điều trị để cải thiện triệu chứng mà không chữa dứt điểm được, ví dụ như viêm da dị ứng.
Trên đây là các loại viêm da thường gặp và phương pháp điều trị giảm triệu chứng mà PlasmaKare muốn cung cấp tới bạn đọc.