Viêm da chốc lở là bệnh thường gặp ở trẻ em và kể cả người lớn. Bệnh nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra ảnh hưởng và những biến chứng tới người bệnh. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.
Mục lục
Thế nào là viêm da chốc lở
Viêm da chốc lở là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gram dương( là một phương pháp nhuộm gram, quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy vi khuẩn có màu tím), tụ cầu vàng hoặc liên cầu gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em và có khả năng lây lan cao.
Bệnh này là một dạng nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra, có thể lây lan qua tiếp xúc. Bệnh thường gây đau và xuất hiện các vết loét trên da, đặc biệt là ở xung quanh mũi, miệng, bàn tay và bàn chân.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da chốc lở là do vi khuẩn tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn. Chúng có thể tự đơn độc gây bệnh hoặc phối hợp với nhau để tạo ra bệnh. Các loại vi khuẩn này thường xâm nhập vào da của người bệnh bằng cách di chuyển vào những vết thương, ổ nhiễm khuẩn phát trước đó và gây ra bệnh.
Ngoài ra, một số bệnh về da có thể là căn nguyên cho sự khởi phát của bệnh chốc, điển hình viêm da cơ địa, viêm da kích ứng, thủy đậu, ghẻ,…
Yếu tố dễ mắc bệnh
Các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da chốc lở :
- Tuổi tác: Bệnh này thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 2 đến 6 tuổi.
- Tiếp xúc với người bệnh: Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc với các vật dụng cá nhân của người bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Da bị tổn thương: Da bị tổn thương, chẳng hạn như do trầy xước, vết cắt hoặc bỏng, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Hệ miễn dịch yếu kém: Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như người mắc bệnh tiểu đường, thận, HIV/AIDS hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, có nguy cơ mắc bệnh chốc lở cao hơn.
- Môi trường ẩm ướt: Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lây lan.
Dấu hiệu và phương pháp chẩn đoán bệnh
Viêm da chốc lở thường có những dấu hiệu mà bạn có thể nhìn thấy khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau khi thấy có dấu hiệu, người bệnh nên đến cơ sở ý tế để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Bệnh thường xuất hiện ở tay, chân, mặt hoặc toàn thân. Bệnh có thể khởi phát với một tổn thương đơn độc, sau đó lan rộng ra các vùng da khác. Một số dậu nhiệu dễ nhận biết:
- Người bệnh bắt đầu xuất hiện sốt, mệt mỏi, nổi hạch.
- Chốc không có bọng nước thường bắt đầu với một mảng da đỏ, sau đó phát triển thành mụn nước. Mụn nước này nhanh chóng vỡ ra và tạo thành vết loét, sau đó đóng vảy tiết màu vàng mật ong. Vết thương có thể ngứa nhẹ hoặc không, có hoặc không có quầng đỏ bao quanh.
- Chốc loét cũng có những dấu hiệu ban đầu giống như chốc không bọng nước, bao gồm mảng da đỏ, mụn nước, và vết loét. Tuy nhiên, chốc loét sau đó tiến triển thành những vết loét hoại tử có lõm ở giữa, rất lâu lành và để lại sẹo.
- Chốc bọng nước thường bắt đầu với những mụn nước nhỏ, sau đó phát triển thành bọng nước. Bọng nước thường có kích thước lớn hơn mụn nước, chứa dịch vàng trong, và dễ vỡ. Bọng nước thường vỡ trong vòng 1 đến 3 ngày, sau khi vỡ để lại viền da mỏng xung quanh. Người bệnh có thể cảm thấy rát đỏ ẩm ướt tại vị trí tổn thương. Vết thương thường lành trong vòng vài tuần và không để lại sẹo.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm da chốc lở
Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào các dấu hiệu lâm sàng của bệnh, đặc biệt là mụn nước, bọng nước, vết trợt, vảy tiết màu vàng mật ong và vị trí tổn thương.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm sau để giúp hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh như sau:
- Công thức máu: Là xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá các chỉ số thành phần huyết học của bệnh nhân.
- Sinh hóa máu là một xét nghiệm giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm gan, thận và các chỉ số glucose, ure, creatinin.
- Nhuộm gram là một kỹ thuật giúp phân loại vi khuẩn dựa trên hình dạng và màu sắc của chúng khi được nhuộm bằng thuốc nhuộm gram. Xét nghiệm này sẽ tìm được vi khuẩn gây bệnh.
- Cấy chất dịch mủ từ bóng nước là một kỹ thuật giúp nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nhân tạo. Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh và đánh giá khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn..
Điều trị viêm da chốc lở
Điều trị bệnh nhằm mục đích cải thiện sự xuất hiện của các vết loét trên da và hạn chế sự lây lan của nhiễm trùng và phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Điều trị bao gồm các cách sau:
- Các biện pháp vệ sinh. Giữ cho da sạch sẽ là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giúp chữa lành bệnh nhiễm trùng nhẹ.
- Các biện pháp dân gian: Sử dụng nước chè xanh, tía tô, làm nước tắm. Giúp kháng khuẩn, kháng viêm. Giảm ngứa ngáy, khó chịu.
- Kháng sinh bôi: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để bôi lên các vùng bị tổn thương, chẳng hạn như loại thuốc mỡ mupirocin hoặc retapamulin (Altabax). Đây là biện pháp điều trị tại chỗ, giúp bệnh nhanh lành khi ở mức độ nhẹ.
- Thuốc kháng sinh đường uống: Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, có thể sử dụng thuốc kháng sinh đường bôi. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh lây lan rộng hoặc nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường uống như: Amoxicilin để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ngăn ngừa nhiễm trùng nặng một cách hiệu quả hơn..
Các loại kháng sinh cụ thể được sử dụng để điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ bệnh nhẹ hay nặng và tiền sử dị ứng đã biết của bệnh nhân. Điều quan trọng là phải uống hết liều thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi các vết loét đã lành. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát và giảm khả năng vi khuẩn kháng kháng sinh.
Bệnh viêm da chốc lở có lây không?
Bệnh viêm da chốc loét là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra, có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc qua các vật dụng bị nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh chốc lở thường cư trú trên da và niêm mạc của người khỏe mạnh, nhưng chỉ gây bệnh khi xâm nhập vào da bị tổn thương chẳng hạn như do trầy xước, vết cắt,…
Bệnh gây lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ từ mụn nước của người bệnh. Người bệnh có thể lây bệnh cho người khác khi chạm vào mụn nước và sau đó chạm vào các bề mặt khác.
Một số trường hợp mắc phải bệnh là do tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh.
Biến chứng viêm da chốc lở
Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng đôi khi người bệnh điều trị không đúng cách sẽ xảy ra một số biến chứng:
- Sẹo: Chăm sóc không đúng chốc lở dạng mụn mủ sẽ gây ra sẹo trên da.
- Viêm mô tế bào: là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào da và mô dưới da, gây ra tình trạng sưng, đỏ, đau và nóng ở vùng da bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, viêm mô tế bào có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
- Viêm cầu thận: Khi vi khuẩn xâm nhập vào thận, chúng có thể gây viêm và tổn thương thận. Viêm thận có thể dẫn đến các triệu chứng như protein trong nước tiểu, phù và cao huyết áp.
Gel bôi da PlasmaKare No5 giải pháp xử lý các vấn đề về da
Gel bôi PlasmaKare No5 là một loại thuốc bôi ngoài da có chứa nano bạc TSN và các thành phần dược liệu như: dịch chiết lựu, dịch chiết Núc nác, chitoan. Gel bôi da PlasmaKare No5 được sử dụng để điều trị các bệnh vấn đề về da liễu do vi khuẩn, nấm và virus.
Kem bôi da PlasmaKare No5 có tác dụng trực tiếp như sau:
- Có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus, nấm, giúp giảm viêm, bảo vệ da và niêm mạc, làm dịu da, giảm ngứa và mẩn đỏ.
- Nhờ có các thành phần chống viêm, tiêu sưng tự nhiên giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh ngoài da.
- Giúp dưỡng ẩm, làm mềm và dịu da khô, giúp da tránh khỏi tình trạng bong tróc, tổn thương, ngứa ngáy.
Gel bôi PlasmaKare No5 được dùng bôi ngoài da, thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương 3-5 lần/ngày. Thời gian sử dụng Gel còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh.
Chế độ sinh hoạt và cách phòng ngừa bệnh
Để bệnh nhanh hồi phục và không dễ mắc lại, chúng ta cần phải có chế độ sinh hoạt và các cách phòng tránh bệnh tốt mang lại hiệu quả.
Chế độ sinh hoạt chăm sóc da khi mắc bệnh
Chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh, nó giúp bạn có sức khỏe tốt hơn, nhanh hồi phục.
- Chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp giảm viêm và kích ứng da, từ đó cải thiện các triệu chứng ngứa, khó chịu và giảm nguy cơ mưng mủ, để lại sẹo..
- Để vết thương mau lành, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, và kháng viêm. Các loại thực phẩm này bao gồm rau xanh, hoa quả, gừng, mật ong, và nha đam. Ngoài ra, người bệnh cũng cần uống nhiều nước để cơ thể khỏe mạnh và vết thương mau lành..
- Người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây kích ứng, nhiễm trùng, hoặc làm chậm quá trình lành vết thương. Các loại thực phẩm này bao gồm hải sản, rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, và các thực phẩm chứa nhiều đường..
Cách phòng tránh bệnh
Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh viêm da chốc lở:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho da, rửa tay thường xuyên. Bạn nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn và nước ấm, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh, thay tã cho trẻ em, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh. Nếu bạn tiếp xúc với người bệnh, hãy rửa tay ngay lập tức.
- Không sử dụng bất kỳ đồ dùng cá nhân nào với người mắc bệnh. Đây là cách để ngăn ngừa lây lan bệnh qua các đồ vật có thể chứa vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như quần áo, khăn mặt, đồ dùng vệ sinh cá nhân.
- Giặt sạch quần áo, khăn mặt của người bệnh. Bạn nên giặt quần áo, khăn mặt của người bệnh bằng nước nóng và xà phòng.
Bài viết trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh viêm da chốc lở. Hãy chia sẻ và lưu ý, áp dụng khi cần thiết để góp phần điều trị bệnh nhanh hồi phục hơn.