Viêm da mặt là một trong những vấn đề da liễu phổ biến. Đây là một tình trạng viêm nhiễm ở da mặt, gây ra sự khó chịu, ngứa ngáy, và một số triệu chứng khác như mẩn đỏ, mụn, và đóng vảy trên da. Trong bài viết này, PlasmaKare sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị viêm da trên mặt.
Mục lục
Viêm da mặt là gì
Viêm da mặt là bệnh ngoài da phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể giới tính hay độ tuổi. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng như đỏ da, khô, ngứa, nổi mụn và vảy trên mặt. Viêm da mặt có thể gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Việc tìm ra được nguyên nhân và điều trị đúng cách sẽ giảm thiểu được triệu chứng viêm da mặt.
Các loại viêm da mặt thường gặp
Có nhiều loại viêm da khác nhau. Dưới đây là những loại viêm da mặt thường gặp.
Viêm da dị ứng mặt
Là tình trạng dị ứng mặt gây ra viêm nhiễm, phát ban và mẩn ngứa.
Nguyên nhân của viêm da dị ứng mặt
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da ở mặt, do dị ứng với: Hoá chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, phấn hoa, lông chó mèo, bụi lúa,…
Triệu chứng và dấu hiệu của viêm da dị ứng mặt
Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà các biểu hiện trên da ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Các triệu chứng của viêm da dị ứng mặt rất dễ nhận ra, chỉ cần chú ý dấu hiệu bất thường trên da mặt. Đa số những người bị viêm da mặt dị ứng đều có xuất hiện mẩn đỏ hai bên má, cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời, do sự mất cân bằng ẩm trên da mặt, khiến cho những người bị dị ứng cảm thấy da mặt bị khô, bong tróc.
Một số trường hợp bị viêm da nghiêm trọng, có thể xuất hiện các mụn nước, mụn viêm tập trung ở khu vực chữ T và hai bên má. Khi mụn nước chảy dịch, khô lại tạo thành vảy sẽ khiến cho tình trạng da ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu lúc này không được xử lý kịp thời, vùng da bị tổn thương trên mặt sẽ ngày càng lan rộng hơn.
Viêm da cơ địa trên mặt
Viêm da cơ địa ở mặt gây ngứa ngày và bong tróc da mặt khiến cho người bệnh khó chịu, mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân viêm da cơ địa trên mặt
Dưới đây là một số yếu tố được cho là nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa:
- Di truyền: Viêm da cơ địa có thể được di truyền từ các thế hệ trước đó. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong gia đình có người thân mắc viêm da cơ địa thì họ cũng có khả năng cao sẽ mắc bệnh ngoài da này.
- Tác nhân gây kích ứng: Sử dụng mỹ phẩm, thuốc trang điểm không phù hợp hoặc quá nhiều có thể gây kích ứng và gây ra viêm da cơ địa.
- Tác động của môi trường: Tác động của môi trường như ánh nắng mặt trời, khói bụi và khí độc có thể gây ra viêm da cơ địa.
- Stress: Stress có thể làm tăng sản xuất hormone cortisol, dẫn đến sự phát triển của viêm da cơ địa.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là ăn quá nhiều đường và tinh bột, có thể gây ra sự phát triển của viêm da do cơ địa.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác như bệnh vẩy nến, bệnh lichen planus có thể gây ra viêm da cơ địa.
- Hệ miễn dịch bị suy giảm: Sự suy giảm của hệ miễn dịch là một trong những nguyên nhân khiến các loại vi khuẩn và virus từ môi trường có thể xâm nhập và sinh sôi trên da dễ dàng hơn.
Triệu chứng và các dấu hiệu của viêm da cơ địa trên mặt
Triệu chứng và vị trí viêm da cơ địa trên mặt có sự khác nhau giữa trẻ nhỏ và người lớn:
- Triệu chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Tổn thương da thường bắt đầu xuất hiện ở hai bên má và dần lan sang những vùng da khác. Da bé trở nên khô và xuất hiện các mụn nước li ti, gây ngứa ngáy và bé có xu hướng gãi để giảm ngứa, dẫn đến vỡ nước mụn và tiết dịch mủ, hình thành đóng vảy trên da.
- Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn: Tổn thương trên da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt. Ban đầu, có thể xuất hiện những nốt ban đỏ và ngứa nhẹ, sau đó cảm giác ngứa tăng dần từ mức âm ỉ đến mức dữ dội, đặc biệt khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da.
Viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nhờn hay còn được gọi là viêm da dầu, thường xuất hiện ở tại các tuyến bã nhờn trên trán và vùng chữ T của khuôn mặt.
Nguyên nhân của bệnh viêm da tiết bã nhờn
Bệnh viêm da tiết bã nhờn xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính là do sự hoạt động và phát triển nấm men Malassezia. Chúng hoạt động mạnh mẽ khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt là khi có những phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Từ đó gây ra tình trạng viêm da dầu. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác gây viêm da tiết bã nhờn:
- Quá sản xuất bã nhờn: Bã nhờn là một chất dầu tự nhiên được sản xuất bởi tuyến dầu trên da. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều bã nhờn, nó có thể dẫn đến tắc nghẽn của lỗ chân lông, gây ra mụn và viêm da dầu.
- Tắc nghẽn lỗ chân lông: Lỗ chân lông có thể bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, tế bào chết và bã nhờn, gây ra viêm da dầu.
- Di truyền: Viêm da tiết bã nhờn có thể được di truyền từ các thế hệ trước đó.
- Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc sử dụng chúng quá nhiều cũng có thể gây ra viêm da dầu.
- Stress: Stress có thể làm tăng sản xuất hormone cortisol, dẫn đến sự phát triển của viêm da dầu.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là ăn quá nhiều đường và tinh bột, có thể gây ra sự phát triển của viêm da dầu.
Triệu chứng viêm da tiết bã nhờn thường gặp
Khi bị viêm da dầu, vùng da bị viêm thường xuất hiện các triệu chứng như vảy khô, nhờn kết hợp và vết ửng đỏ. Một số người bệnh có thể cảm thấy ngứa tại vùng bị viêm và bệnh thường tái phát. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể trở nên mạn tính và gây biến chứng nguy hiểm hơn.
Triệu chứng của viêm da dầu có xu hướng phát triển từ từ và thường biểu hiện dưới dạng vảy khô. Nếu bệnh nặng, sẽ có sẩn vẩy màu vàng đỏ xuất hiện dọc theo đường chân tóc, trên lông mày và nếp gấp mũi. Viêm mí mắt góc mắt cũng có thể xảy ra, kèm theo vảy tiết vàng khô và kích ứng kết mạc.
Bị viêm da mặt nên làm gì
Cách trị viêm da mặt bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, từ việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, kem bôi ngoài da cho đến thuốc điều trị.
Thuốc trị viêm da mặt
Viêm da mặt có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, hoặc thuốc steroid. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc.
- Thuốc kháng Histamine
Thuốc kháng histamin H1 thường được sử dụng để giảm triệu chứng viêm và ngứa, bao gồm cả viêm da mặt. Histamin là một chất dị ứng gây ra các triệu chứng như sưng, ngứa và viêm, do đó thuốc kháng histamin H1 có tác dụng giảm triệu chứng này bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamin.
- Thuốc kháng viêm Corticoid
Đây là loại thuốc kháng viêm được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm da mặt. Corticoid có thể được sử dụng dưới dạng kem, dầu hoặc thuốc uống và giúp giảm sưng, ngứa và mẩn đỏ trên da. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều corticosteroid có thể gây ra tác dụng phụ như rạn da hoặc làm cho da mỏng hơn, đặc biệt là vùng da nhạy cảm như mặt.
Nhóm thuốc Corticoid được chỉ định tuỳ thuộc vào mức độ, tình trạng của da. Vì vậy hãy tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ để tránh những vấn đề rủi ro phát sinh.
Cách trị viêm da mặt tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc, còn có nhiều phương pháp điều trị khác được sử dụng để giảm triệu chứng và nguy cơ tái phát của viêm da mặt. Dưới đây là một số phương pháp điều trị khác cho viêm da mặt:
- Dưỡng ẩm da đầy đủ
Chọn kem dưỡng ẩm chứa các thành phần như vitamin E, chiết xuất lô hội, glycerin, chiết xuất cam thảo, hoa cúc, acid hyaluronic… do có tác dụng làm dịu da. Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để giữ cho da luôn mềm mại, hạn chế tình trạng khô và viêm da.
- Sử dụng kem bôi Nano bạc chuẩn hoá PlasmaKare No5
Gel bôi da PlasmaKare No5 là một sản phẩm chăm sóc da và niêm mạc kết hợp phức hệ Nano bạc TSN độc quyền của Innocare Pharma và các dược liệu tự nhiên giúp giảm ngứa, chống viêm, tăng cường khả năng tái tạo tế bào da. Sản phẩm này có thể được sử dụng để chữa bệnh viêm da, bao gồm các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng mụn mủ, viêm da cơ địa, eczema, vảy nến, á sừng, hăm da, mẩn ngứa, ban đỏ, và các bệnh ngoài da do ký sinh trùng, virus hoặc nấm gây ra.
Gel PlasmaKare No5 còn được sử dụng để tạo lớp màng giúp làm lành nhanh tổn thương trên da, hỗ trợ quá trình tái tạo da và ngăn ngừa hình thành sẹo, vết thâm trong trường hợp bỏng nhiệt và các vết thương ngoài da.
- Thoa gel nha đam
Nha đam thường được dùng để cấp ẩm và điều trị các bệnh ngoài da, đem lại hiệu quả tốt. Loại cây này chứa nhiều nước, axit amin và vitamin, giúp làm ẩm, dịu và giảm nóng rát da. Ngoài ra, hoạt chất chống oxy hóa có trong nha đam cũng hỗ trợ phục hồi tế bào da bị tổn thương và giảm thiểu thâm sạm.
- Rửa mặt bằng lá chè xanh
Chè xanh có tính thanh mát và chức năng giải độc, thanh lọc cơ thể, cho nên nó được sử dụng làm một trong những phương pháp điều trị dị ứng da an toàn, hiệu quả. Trong chè xanh cũng chứa nhiều hoạt chất có khả năng kích thích phục hồi da bị tổn thương và giảm khả năng hình thành sẹo trên da.
Ngoài các biện pháp trên thì quá trình chăm sóc da cũng cần được chú ý. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không gây kích ứng hoặc tắc nghẽn lỗ chân lông, và tuân thủ đúng quy trình chăm sóc da hàng ngày.
Trên đây là một số thông tin về viêm da mặt và cách điều trị mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Cách phòng ngừa viêm da mặt
Để không phải lo lắng về tình trạng da mặt thì nên chủ động phòng tránh để phòng ngừa viêm nhiễm.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt an toàn, dịu nhẹ, tránh kích ứng. Nên test thử lên một vùng da nhỏ để kiểm tra về độ kích ứng da trước khi dùng lên mặt.
- Dưỡng ẩm da đầy đủ mỗi ngày để da luôn có độ ẩm cần thiết, hạn chế các tác nhân bên ngoài kích thích.
- Với những người thường xuyên phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại cùng môi trường không khí ô nhiễm thì cần trang bị bảo hộ cẩn thận.
- Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trực tiếp.
- Thay đổi lối sống bao gồm giảm stress, đủ giấc ngủ và tập thể dục đều đặn cũng có thể giúp giảm triệu chứng viêm da mặt.
- Các loại thực phẩm như đường, các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa dầu mỡ, hay đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ viêm da mặt. Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống là một phương pháp hữu ích để giảm triệu chứng viêm da mặt.
Hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da đúng cách có để hạn chế nguy cơ mắc các loại viêm da.