Viêm họng nổi hạch là một tình trạng phổ biến thường xảy ra khi bị nhiễm trùng nặng. Bệnh này thường đi kèm với các dấu hiệu như sưng tấy, đau, và xuất hiện các cụm hạch nhỏ ở vùng cổ, sau tai hoặc dưới hàm. Thông thường, triệu chứng này sẽ giảm đi sau vài ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Mục lục
Viêm họng nổi hạch thông tin tổng quan
Viêm họng nổi hạch là bệnh lý do vi khuẩn, virus xâm nhập phá vỡ cấu trúc lympho làm hạch nổi lên. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như viêm amidan, viêm tai giữa,… do đó có thể nói, viêm họng nổi hạch khá nguy hiểm.
Viêm họng nổi hạch là gì
Viêm họng nổi hạch là phản ứng của cơ thể khi không đủ sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh khiến các virus, vi khuẩn. Khi đó, các tác nhân nỳ xâm nhập gây viêm và phá vỡ cấu trúc lympho làm hạch nổi lên để sinh ra các kháng thể chống lại bệnh.
Viêm họng nổi hạch là biểu hiện của bệnh gì
Viêm họng nổi hạch không chỉ là biểu hiện của viêm họng mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm thanh quản. Và nghiêm trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng.
Chính vì vậy, cách tốt nhất là người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có các biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả khó lường.
Nguyên nhân viêm họng nổi hạch
Viêm họng nổi hạch có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, chính vì vậy nó do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể kể tới như:
- Viêm họng nổi hạch do mắc một số bệnh viêm nhiễm: viêm xoang, viêm amidan, viêm tuyến nước bọt,… là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển và gây nổi hạch.
- Một số bệnh lý liên quan đến máu: bệnh bạch cầu hô hấp, bạch cầu mạn thể lympho có thể gây viêm họng nổi hạch ở cổ và gây đau.
- Sức đề kháng yếu, cơ thể mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây viêm họng nổi hạch: hệ miễn dịch kém sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập và gây các bệnh đường hô hấp và dẫn tới nổi hạch.
- Viêm họng nổi hạch do nhiễm virus, vi khuẩn: Streptococcus là một trong những vi khuẩn gây nhiễm trùng, viêm hạch bạch huyết khiến hạch sưng và nổi lên.
Chính vì vậy, để xác định chính xác viêm họng nổi hạch do đâu người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất.
Triệu chứng viêm họng nổi hạch
Hầu hết người bị viêm họng nổi hạch đều xuất hiện hạch và đi kèm thêm một số triệu chứng sau:
- Người bệnh đau nhức và sưng tấy ở vùng cổ họng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Viêm họng nổi hạch khiến người bệnh sốt cao 39-40 độ liên tục, sốt kéo dài trong 2-3 ngày.
- Niêm mạc họng xuất hiện những nốt hạch nhỏ bằng hạt đậu ở cổ, bị phù nề, hạch bạch huyết sưng lên gây đau rát, khó chịu khi ăn uống.
- Hạch nổi ở cổ dưới cằm thường có hình bầu dục hoặc hình tròn với kích thước khác nhau tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. Khi ấn vào hạch thấy đau nhức.
- Trong một vài trường hợp, viêm họng nổi hạch còn kèm thêm triệu chứng đau tai giữa, sổ mũi, ho dữ dội.
Cách điều trị bệnh viêm họng nổi hạch
Để điều trị dứt điểm viêm họng nổi hạch cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh sẽ điều trị bằng thuốc Tây y hoặc bài thuốc dân gian.
Chữa viêm họng nổi hạch bằng bài thuốc dân gian
Đây là cách chữa viêm họng đơn giản từ các nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn cho người sử dụng.
Uống nước ấm chữa viêm họng nổi hạch
Nước ấm giúp làm loãng đờm và dễ dàng đào thải các chất nhầy bên trong cổ họng, khoang mũi do đó chỉ bằng cách uống nước ấm mỗi ngày tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Chữa viêm họng nổi hạch bằng gừng và mật ong
Theo Đông y, mật ong có vị ngọt, tính ấm giúp làm giảm ngứa và dịu niêm mạc họng. Gừng chứa Zingiberen và các hoạt chất phellandrene, diphenyl-heptan giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, kết hợp 2 thảo dược này giúp điều trị viêm họng nổi hạch hiệu quả.
Thực hiện:
- Gừng tươi đem thái lát mỏng, trộn đều với mật ong rồi hấp cách thủy trong 10-15 phút.
- Để nguội, chắt lấy phần cốt uống 2-3 lần mỗi ngày giúp giảm đờm và sưng tấy cổ. Kiên trì dùng đến khi khỏi hẳn
Chữa viêm họng nổi hạch bằng rau diếp cá
Theo y học hiện đại, diếp cá chứa decanoyl-acetaldehyd có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae do đó có thể sử dụng rau diếp cá để chữa viêm họng nổi hạch.
Thực hiện:
- Rửa sạch rau diếp cá thì đem giã nát hoặc xay nhuyễn thành nước ép để uống. Hoặc có thể lấy rau diếp cá trộn cùng nước vo gạo, đun sôi uống hàng ngày.
- Mỗi ngày nên uống 1 cốc và uống tới khi khỏi bệnh.
Ngoài ra, có thể dùng khăn mặt sạch nhúng vào nước nóng, vắt khô và chườm lên vùng bị nổi hạch để giảm triệu chứng sưng tấy, đau nhức.
Chữa viêm họng nổi hạch bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y có ưu điểm là đem lại tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm của nhóm thuốc này là gây một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng và nếu lạm dụng có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc. Do đó, chỉ nên dùng thuốc Tây y chữa viêm họng nổi hạch khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: được chỉ định nếu nguyên nhân gây viêm họng nổi hạch là do vi khuẩn, thường sử dụng nhất là Amoxicillin, Cephalosporin, Erythromycin,…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt chữa viêm họng nổi hạch: thường dùng Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát họng, sốt. Tuy nhiên cần lưu ý không dùng Aspirin cho trẻ em vì có thể gây hội chứng Reye gây sưng phù não và gan rất nguy hiểm.
- Thuốc giảm ho: giúp giảm triệu chứng ho dai dẳng kéo dài, thường dùng Codein, Dextromethorphan, Alimemazin.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc long đờm như Acetylcystein, Ambroxol,… nếu bạn ho có đờm và viên ngậm, thuốc xịt họng nhằm hỗ trợ giảm các triệu chứng, giúp người bệnh viêm họng nổi hạch thoải mái hơn.
Trong quá trình điều trị, người bệnh viêm họng nổi hạch cần hạn chế dùng nước đá lạnh, giữ ấm cơ thể đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin để tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
Như vậy, viêm họng nổi hạch là dấu hiệu nghiêm trọng và không nên chủ quan. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất và có biện pháp điều trị cho phù hợp. Đồng thời, bảo vệ cơ thể và tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi bệnh cũng như giúp quá trình điều trị bệnh nhanh hơn nhé.