Viêm mũi xuất tiết là sự tiết dịch nhiều tại niêm mạc mũi họng làm cho các triệu chứng viêm bị nặng lên. Vậy có cách nào để điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết? Hãy cùng theo chân PlasmaKare tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Viêm mũi xuất tiết là gì
Viêm mũi xuất tiết là hiện tượng niêm mạc mũi họng bị viêm khiến cho dịch nhầy từ mũi và họng tiết ra nhiều. Đây có thể chỉ là một triệu chứng viêm thông thường ở mũi họng, tuy nhiên nếu tình trạng tiết dịch ngày càng nhiều sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy cần có biện pháp điều trị sớm nhất có thể để ngăn ngừa sự nhiễm trùng bị lan rộng.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi xuất tiết
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi xuất tiết thường gặp:
- Do vi khuẩn, virus tấn công.
- Thay đổi thời tiết khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, dễ bị các tác nhân bên ngoài kích thích.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn giàu mỡ, kích thích.
- Hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi,…
- Hệ quả của một số bệnh lý: Viêm mũi họng cấp, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm.
- Nguyên nhân khác: môi trường ô nhiễm, dị ứng phấn hoa, lông động vật,…
Triệu chứng viêm mũi xuất tiết
Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm mũi xuất tiết tương tự với bệnh cúm: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu,… Khi bệnh nặng lên sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ ràng:
- Khô và đau rát họng: Chất nhầy do niêm mạc mũi họng tiết ra khi bệnh viêm mũi xuất tiết nặng lên sẽ giảm dần khiến cho cổ họng và hốc mũi đau rát, khô, nóng.
- Niêm mạc mũi họng bị sung huyết: bề mặt niêm mạc có hiện tượng sung huyết, phù nề, sưng tấy.
- Ho khan, khản tiếng: cơn đau có thể lan lên đến mang tai, kèm theo ho khan. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh bị khản tiếng, mất tiếng và không nói chuyện được.
- Hơi thở có mùi: Hiện tượng viêm ở vùng hầu họng và niêm mạc mũi khiến cho hơi thở có mùi hôi.
- Một số biểu hiện khác: Nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức mặt, sổ mũi, nghẹt mũi,…
Khi không được điều trị và xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ gặp các biến chứng như:
- Các bệnh tai mũi họng: viêm mũi xoang xuất tiết, viêm tai giữa, viêm phế quản,…
- Biến chứng lên mắt: áp xe mí mắt, viêm túi lệ, giảm thị lực.
- Viêm màng não, áp xe náp, áp xe ngoài màng cứng.
Cách điều trị viêm mũi xuất tiết
Cách chữa viêm mũi xuất tiết thông thường sẽ là sử dụng thuốc điều trị kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc để tăng cường hiệu quả và phòng ngừa biến chứng.
Thuốc điều trị viêm mũi xuất tiết theo tây y
Các loại thuốc được chỉ định trong bệnh lý viêm mũi xuất tiết bao gồm:
- Thuốc chống viêm, giảm tiết dịch
Nhóm thuốc chống viêm thường được chỉ định trong trường hợp này là Corticoid. Nhóm thuốc này được kê với mục đích giảm tình trạng viêm tại mũi và niêm mạc họng, giúp cải thiện triệu chứng.
Thuốc dạng nhỏ hoặc xịt được kê như: Flixonase, polydexa, collydexa,… Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm nhiễm ở mức độ nặng hơn thì sẽ kết hợp với các thuốc chống viêm khác dùng theo đường uống: Prednisolon, Dexamethason,…
- Sử dụng thuốc chống dị ứng
Thuốc thường được chỉ định là thuốc kháng histamin H1, có tác dụng chính là giúp ức chế sự giải phóng và hoạt động của histamin, từ đó ngăn ngừa dị ứng xảy ra ở bệnh nhân viêm mũi họng xuất tiết.
- Thuốc co mạch và chống sung huyết
Giúp giảm tình trạng phù nề tại niêm mạc mũi họng, giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi.
Người bệnh cần lưu ý rằng các thuốc trên chỉ dùng khi có các chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng khi không được kê đơn.
Cách trị viêm mũi xuất tiết bằng đông y
Theo y học cổ truyền, viêm mũi xuất tiết là tình trạng mất cân bằng âm dương, chính khí suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy các bài thuốc đông y được thiết kế dựa trên cơ chế này. Một phần bài thuốc sẽ giúp cân bằng lại cơ thể, loại bỏ nguyên nhân. Một phần sẽ có tác dụng điều trị triệu chứng của bệnh viêm mũi tiết.
- Bài thuốc 1
Thành phần
Thương nhĩ | 16g | Bán hạ chế | 12g |
Tía tô | 16g | Xuyên khung | 10g |
Bồ công anh | 16g | Bạch chỉ | 10g |
Nam hoàng bá | 16g | Phòng phong | 10g |
Cam thảo đất | 16g | Tế tân | 10g |
Cát cánh | 12g | Trần bì | 10g |
Tang ký sinh | 12g | Sinh khương | 6g |
Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Công dụng: Chống viêm, giảm tiết dịch, thông phế khí.
- Bài thuốc 2
Thành phần
Thương nhĩ | 16g | Cát cánh | 12g |
Củ đinh lăng | 16g | Hoàng kỳ | 10g |
Cây ngũ sắc | 16g | Tang ký sinh | 10g |
Rễ xương sông | 16g | Bán hạ chế | 10g |
Nam hoàng bá | 12g | Tế tân | 10g |
Sa sâm | 12g | Bối mẫu | 10g |
Nam tục đoạn | 12g | Xuyên sơn giáp | 2g |
Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang uống làm 3 lần.
Công dụng: Chống viêm, giảm đau, giảm tiết dịch, thông phế đạo.
- Bài thuốc 3
Thành phần
Sa sâm | 16g | Bạch chỉ | 10g |
Rau tần dày lá | 16g | Bán hạ chế | 10g |
Củ đinh lăng | 16g | Tế tân | 10g |
Huyền sâm | 12g | Trần bì | 10g |
Xạ can | 12g | Vỏ quế | 6g |
Xương bồ | 12g | Sinh khương | 4g |
Đương quy | 12g | Xuyên sơn giáp | 2g |
Xuyên khung | 10g |
Công dụng: Tiêu viêm, giảm phù nề, giảm tiết dịch, thông thoáng đường thở.
- Bài thuốc 4:
Thành phần: Bạch chỉ, tía tô, xuyên khung, kinh giới, hoa hồng bạch, vỏ quế mỗi vị 8g.
Cách dùng: Xông mũi.
Công dụng: Giảm đau, giảm xuất tiết, giúp cho người bệnh dễ thở.
Lưu ý rằng các bài thuốc đông y tuy có hiệu quả nhưng đem lại tác dụng điều trị bệnh chậm.
Cách điều trị viêm mũi xuất tiết không dùng thuốc
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì có các biện pháp giúp giảm triệu chứng bệnh. Phương pháp này vừa an toàn vừa hiệu quả đối với tình trạng viêm mũi xuất tiết ở trẻ em.
- Rửa mũi bằng nước muối
Khi mũi đang gặp phải tình trạng viêm thì rửa bằng dung dịch muối là phương pháp hiệu quả để giảm triệu chứng. Trên thị trường có nhiều sản phẩm muối rửa mũi như: NasalRinse, SinuFresh, Xịt rửa mũi xoang PlasmaKare Nasal Clean,…
Hiện nay, bộ rửa mũi PlasmaKare Nasal Clean đang là sản phẩm ưu việt trên thị trường nhờ tối ưu về thiết kế bình xịt và công thức nổi bật.
Thành phần có chứa phức hệ Sanicompound, Natri Clorid, Natri bicarbonat, Xylitol đem lại hiệu quả trong điều trị viêm, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Đồng thời giúp làm dịu niêm mạc mũi bị tổn thương và thúc đẩy quá trình làm vết loét.
Đặc biệt, bình xịt rửa mũi PlasmaKare được thiết kế với 2 lỗ thông cùng van 1 chiều giúp cho dung dịch được chảy ra thành dòng liên tục trong quá trình rửa, ngăn không cho nước bẩn chảy ngược về bình.
Rửa mũi mỗi ngày sẽ giúp cho các triệu chứng của viêm mũi xuất tiết giảm đi đáng kể.
- Xịt mũi xoang PlasmaKare
Xịt mũi xoang PlasmaKare có chứa thành phần chính là Nano bạc chuẩn hoá cùng với chiết xuất Carrageenan từ tảo đỏ và dịch chiết lựu. Xịt mũi giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giữ ẩm và bảo vệ niêm mạc mũi. Đặc biệt, có thành phần tạo ra lớp bảo vệ ngăn ngừa sự tác động và xâm nhập của vi khuẩn, giúp hạn chế được tình trạng viêm nặng lên.
- Kết hợp mật ong và tỏi
Sự kết hợp này kháng viêm, diệt khuẩn và làm dịu niêm mạc mũi họng. Cách làm như sau:
Bước 1: Bóc vỏ tỏi, giã nhỏ rồi chắt lấy nước cốt.
Bước 2: Trộn đều với mật ong (Tỉ lệ 1:1).
Bước 3: Nhỏ vào mũi mỗi bên 1-2 giọt. Dùng đều đặn mỗi ngày 2-3 lần trong khoảng 1 tuần.
- Xông hơi
Xông hơi giúp làm loãng dịch nhầy ở mũi, kích thích lưu thông máu hiệu quả, từ đó giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Trên đây là các cách giúp điều trị triệu chứng của bệnh viêm mũi xuất tiết hiệu quả. Tuỳ vào triệu chứng cụ thể để có biện pháp xử lý phù hợp.
Cách phòng tránh viêm mũi xuất tiết hiệu quả
Viêm mũi xuất tiết có thể được phòng tránh bằng cách thay đổi các thói quen sinh hoạt:
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và khi thời tiết giao mùa.
- Vệ sinh nhà cửa tạo không gian và môi trường sống sạch sẽ, trong lành.
- Tăng cường đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ, tập luyện thể dục thể thao.
- Vệ sinh mũi họng sạch hàng ngày bằng nước súc họng và xịt rửa mũi để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
- Đeo khẩu trang thường xuyên mỗi khi ra ngoài để tránh khói bụi làm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi họng.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mũi xuất tiết và cách điều trị hiệu quả. Hãy chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình theo cách tốt nhất.