Ho ngứa cổ trong thai kỳ khiến mẹ bầu mệt mỏi? Đừng lo lắng! Dưới đây là 5 cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu cực kỳ hiệu quả mà không cần dùng thuốc, đảm bảo mẹ khỏe, bé an toàn. Bí quyết siêu đơn giản nhưng ít ai biết! Cùng PlasmaKare khám phá ngay để mẹ bầu thoải mái, không còn lo cơn ho phiền toái nhé!
Mục lục
Nguyên nhân gây tình trạng ho ngứa cổ ở các bà bầu
Ho và ngứa cổ là các triệu chứng phổ biến của các bệnh lý miệng họng và đường hô hấp. Các triệu chứng này đa phần lành tính và dễ dàng cải thiện ở người bình thường. Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai, bất kỳ dấu hiệu bệnh nào cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Do vậy, nhiều bà bầu khi gặp tình trạng ho và ngứa cổ thường sẽ bối rối và lo lắng.
Ho và ngứa cổ ở bà bầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Virus (cúm, á cúm, sởi, corona, herpes, Rubella, cytomegalovirus,…)
- Vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu,…)
- Cảm lạnh
- Trào ngược dạ dày – thực quản gây tổn thương niêm mạc hầu họng
- Các bệnh dị ứng: hen suyễn, viêm mũi – xoang dị ứng,…
- Có dị vật đường mũi họng
Các nguyên nhân này thường gây bệnh khi gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết thay đổi thất thường, bà bầu tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm hoặc có sức đề kháng kém.
Ho ngứa cổ ở bà bầu có nguy hiểm không?
Nếu được cải thiện sớm và điều trị dứt điểm nguyên nhân, ho và ngứa cổ ở bà bầu hoàn toàn có thể khỏi hẳn và không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này trở nên nặng và kéo dài hơn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ.
Những ảnh hưởng của tình trạng ho và ngứa cổ đến bà bầu và thai nhi:
- Gây són tiểu: Vùng bàng quang và cơ đáy chậu khi mang thai bị chèn ép bởi thai nhi. Điều này rất dễ khiến bà bầu rất dễ bị són tiểu khi ho. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến tâm lý và giấc ngủ của bà bầu.
- Gây khó chịu, chán ăn: Ho nhiều, ho dai dẳng khiến cho cổ họng bị tổn thương, đau rát gây khó chịu khi nuốt nước bọt và thức ăn. Điều này có thể khiến bà bầu mệt mỏi, chán ăn, lâu dần sẽ khiến cơ thể suy nhược làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển.
- Gây động thai: Phản ứng ho mạnh, ho liên tục kéo dài có thể dẫn đến những cơn gò tử cung, gây động thai sớm hoặc dọa sinh non.
- Nguy cơ sảy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh: Nguy cơ này xảy ra ở ho và ngứa cổ xuất phát từ vi khuẩn hoặc virus. Bà bầu nhiễm các vi sinh vật này có thể bị kích thích co bóp tử cung, gây sảy thai, sinh non. Bên cạnh đó, một số virus như Herpes, Rubella, Cytomegalo có thể qua máu mẹ vào thai nhi và gây ra các dị tật bẩm sinh như đầu nhỏ, điếc, đục thủy tinh thể, chậm phát triển trí tuệ,…
Để tránh gặp phải những ảnh hưởng không mong muốn này, bà bầu cần xử lý sớm các tình trạng ho và ngứa cổ. Đồng thời, bà bầu cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế khi bị ho, ngứa cổ kèm theo các dấu hiệu bất thường sau đây:
- Khó thở, hơi thở nông, tức ngực.
- Ho dai dẳng kéo dài.
- Ho có đờm, ho ra máu.
- Cổ họng ngứa rát, có mủ.
- Ho, ngứa cổ kèm sốt.
5 cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu hiệu quả và an toàn
Các tình trạng ho và ngứa cổ ở phụ nữ có thai không được khuyến khích điều trị bằng thuốc mà sẽ ưu tiên các biện pháp tự nhiên, lành tính và điều trị tại chỗ. Dưới đây là tổng hợp 5 cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu:
Trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng chanh và mật ong
Chanh kết hợp với mật ong là cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu từ dân gian lành tính và hiệu quả. Chanh giàu Vitamin C, Acid Citric và các chất chống oxy hóa khác có tác dụng điều trị viêm họng, tăng cường sức đề kháng giúp bà bầu chống chọi lại với vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong khi đó, mật ong vừa giúp bổ sung năng lượng, vừa có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên.
Bà bầu có thể sử dụng chanh và mật ong trị ho ngứa cổ theo những cách sau:
- Pha nước cốt chanh với nước ấm. Sau đó thêm một muỗng mật ong, khuấy đều và uống khi còn ấm.
- Cắt chanh đào thành từng lát mỏng, ngâm chanh trong một lượng mật ong vừa đủ 3 – 5 ngày. Mỗi lần sử dụng có thể ngậm từng lát chanh mỏng hoặc pha uống với nước ấm.
Trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng xịt họng PlasmaKare HSpray
Khi việc sử dụng thuốc trở nên hạn chế và thận trọng ở phụ nữ có thai, các biện pháp sát trùng và chống viêm tại chỗ ngày càng cho thấy vai trò rõ rệt. Nắm bắt được xu hướng này, Innocare Pharma đã cho ra đời xịt họng PlasmaKare HSpray chứa chất sát trùng thế hệ mới với độ an toàn cao trên bà bầu. Sản phẩm được đánh giá cao không chỉ bởi giới chuyên môn tai mũi họng mà còn là sự lựa chọn của hàng nghìn gia đình, đặc biệt là các mẹ bầu.
Chất sát trùng thế hệ mới – phức hệ Sanicompound trong sản phẩm này có nhiều ưu điểm nổi bật:
- Làm sạch cổ họng, kháng khuẩn, kháng virus gây bệnh. Hiệu quả đã được kiểm chứng và công bố trên tạp chí Y khoa Quốc Tế.
- Phối hợp phức chelat Kẽm và Đồng thấp hơn nhiều so với ngưỡng bổ sung hàng ngày của cơ thể. Do vậy, xịt họng an toàn tuyệt đối cho mọi đối tượng, kể cả đối tượng nhạy cảm như bà bầu.
- Hỗ trợ tái tạo tế bào, phục hồi các tổn thương ở niêm mạc họng đẩy nhanh quá trình hồi phục và tránh tái phát về sau.
- Không mùi, không vị nên không gây khó chịu, buồn nôn như các chất sát khuẩn tại chỗ khác (Chlorhexidine, Povidone Iod).
Ngoài ra, xịt họng còn chứa nhiều thành phần tự nhiên, lành tính khác như dịch chiết lá thường xuân, dịch chiết lựu và Acid Hyaluronic cải thiện hiệu quả làm dịu họng, phục hồi tổn thương,…
Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng gừng tươi
Gừng không chỉ là gia vị phổ biến mà còn là dược liệu quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Khoa học đã chứng minh, cách thành phần của tinh dầu gừng, đặc biệt là Gingerol có khả năng chống viêm, giảm đau, đồng thời ức chế các vi khuẩn, virus gây ho và ngứa cổ rất tốt.
Một số cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng gừng tươi:
- Thái gừng tươi thành lát mỏng và đem ngậm trực tiếp.
- Cho vài lát gừng vào nấu với nước sôi hoặc nước trà xanh 15 phút, thêm mật ong và uống khi còn ấm.
- Thái gừng thành sợi nhỏ, đem chưng với đường phèn 5 – 10 phút rồi đem uống khi còn ấm.
Giảm ho, ngứa cổ bằng lê chưng đường phèn và táo đỏ
Theo y học cổ truyền, lê có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giảm ho. Bên cạnh đó, lê còn chứa nhiều Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe cho bà bầu. Bởi vậy, bà bầu có thể sử dụng lê để trị ho ngứa cổ.
Cách nấu lê chưng đường phèn và táo đỏ trị ho cho bà bầu:
- Sơ chế: Lê rửa sạch, gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng. Táo tàu rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lê, táo đỏ và đường phèn vào nồi, thêm nước vừa đủ rồi đem đi đun sôi khoảng 10 – 15 phút. Thưởng thức lê hấp đường phèn và táo đỏ khi còn nóng.
Trị ho và ngứa cổ cho bà bầu bằng nghệ và mật ong
Tinh dầu nghệ có hàm lượng cao Curcumin – một hoạt chất chống viêm hiệu quả, giúp làm giảm các triệu chứng ho và ngứa họng. Bên cạnh đó, Curcumin còn mang đến hiệu quả kháng khuẩn, kháng virus vượt trội, hỗ trợ điều trị tận gốc nguyên nhân, tránh tái phát về sau.
Tuy nhiên, nghệ có mùi đặc trưng khiến nhiều bà bầu khó có thể sử dụng trực tiếp. Vì vậy, các bà bầu có thể kết hợp nghệ với mật ong để giảm mùi và tăng hương vị. Cách thực hiện cụ thể:
- Nghệ tươi gọt vỏ, rửa sạch, thái lát hoặc thái sợi mỏng.
- Cho nghệ vào nước sôi, đun trong 15 phút. Sau đó thêm mật ong vào khuấy đều và thưởng thức khi còn nóng.
Phòng ngừa tình trạng ho ngứa cổ ở bà bầu như thế nào?
Ho và ngứa cổ tưởng chừng là các triệu chứng đơn giản nhưng lại có thể ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Do vậy, các mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách để phòng ngừa tối đa tình trạng này, giúp quá trình mang thai và sinh nở diễn ra an toàn.
Các biện pháp phòng ngừa ho ngứa cổ ở bà bầu:
- Tiêm vaccin khi có kế hoạch mang thai, đặc biệt là các loại vaccin cúm, sởi – Rubella, Covid-19, vaccin phòng phế cầu,…
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đeo khẩu trang để bảo vệ vùng mũi họng.
- Hạn chế tiếp xúc với người đang bị cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp khác. Nếu có tiếp xúc cần rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn.
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, tăng cường các nhóm chất hỗ trợ miễn dịch như Vitamin A, C, Kẽm, Acid Folic,… Có thể bổ sung vitamin tổng hợp theo hướng dẫn của bác sĩ nếu chế độ ăn không cung cấp đủ.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng nhọc, quá sức. Ngủ đủ giấc, đúng giờ.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
Trên đây là thông tin về 5 cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Bà bầu là đối tượng nhạy cảm, vì vậy cần chú ý phòng ngừa và điều trị bệnh hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển lành mạnh của thai nhi.
Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn về sức khỏe, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0976.648.102 hoặc 0916.648.102. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Hy vọng bài viết trên đây mang lại các thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả gia đình.