Rửa mũi cho bé là một phần vô cùng quan trọng khi chúng bị tắc mũi, chảy nước mũi hay mắc phải viêm mũi. Nhiều bậc phụ huynh đang mắc phải những sai lầm sau đây khi rửa mũi cho con. Hãy kiểm tra xem bạn có thuộc trong số những trường hợp này không nhé.
Mục lục
- 1. Dùng xi lanh khi rửa mũi cho bé.
- 2. Dùng nước muối tự pha, pH nhược trương hoặc ưu trương quá để rửa mũi cho bé.
- 3. Để trẻ nằm ngửa khi rửa mũi
- 4. Không làm sạch chất nhầy khi rửa mũi cho bé
- 5. Không rửa tay trước khi rửa mũi cho bé
- 6. Rửa mũi cho bé quá nhiều lần
- 7. Rửa mũi cho bé bằng nước quá lạnh
- 8. Hướng dẫn rửa mũi đúng cách
7 Sai lầm khi rửa mũi cho bé, ba mẹ nên biết.
Dùng xi lanh khi rửa mũi cho bé.
Khi rửa mũi cho bé mọi người thường nghĩ dùng xi lanh sẽ rất tiện khi rửa mũi cho bé. Không những thao tác nhanh chóng mà còn dễ thực hiện. Chuyên gia đã chỉ ra rằng sử dụng xi lanh để rửa mũi cho bé chính là sai lầm lớn nhất mà các ba mẹ hay gặp phải. Dưới đây sẽ là lý do tại sao.
- Khi rửa mũi bằng xi lanh thì áp lực từ xi lanh rất mạnh sẽ gây tổn hại cho niêm mạc mũi của bé. Dẫn đến việc điều trị viêm mũi sẽ lâu hơn. Không những thế khi dùng xi lanh rửa mũi cho bé rất dễ đẩy nước vào tai gây ra viêm tai hoặc nặng hơn là nước tràn vào đường thở, vào phổi.
- Ngoài ra việc rửa mũi cho bé khi dùng xi lanh xịt thẳng vào trong mũi bé như vậy sẽ khiến cho bé bị sặc và từ đó sợ hãi mỗi khi rửa mũi.
- Thiết kế của xi lanh cũng không an toàn và khó vệ sinh. Sau khi dùng để rửa mũi cho bé xong thì ba mẹ phải vứt đi để lần sau sử dụng cái mới. Thế nhưng không phải ai cũng vậy, một số phụ huynh sẽ tận dụng xi lanh để sử dụng trong lần rửa mũi tiếp theo mà không biết trong xi lanh tích tụ lại rất nhiều virus, vi khuẩn sẽ làm nặng thêm tình trạng của bé.
Không nên dùng xi lanh khi rửa mũi cho bé.
Dùng nước muối tự pha, pH nhược trương hoặc ưu trương quá để rửa mũi cho bé.
Sai lầm thứ hai mà ba mẹ gặp phải đó là sử dụng nước muối tự pha để rửa mũi cho trẻ. Rất nhiều người hay đồn thổi quá về tác dụng của nước muối, thực chất các nghiên cứu cho thấy nước muối chỉ có tác dụng làm sạch, không có tính chất sát khuẩn và bảo vệ niêm mạc. Chuyên gia cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân không nên sử dụng nước muối tự pha cho trẻ như sau.
- Nước muối tự pha sẽ không đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ. Khi sử dụng nước muối tự pha, nguồn nước và dụng cụ để pha sẽ không đảm bảo được độ tinh khiết và vô khuẩn dẫn đến nước muối pha sẽ bị lắng cặn, nhiễm khuẩn làm cho việc rửa mũi cho bé bị phản tác dụng, không những không khỏi mà còn nặng thêm.
- Sử dụng nước muối tự pha sẽ không đảm bảo được nồng độ tốt nhất để cho việc rửa mũi có hiệu quả. Khi rửa mũi với nước muối quá loãng, pH quá nhược trương, thì nước ở ngoài sẽ tràn vào trong tế bào làm đau và sót cho bé. Ngược lại khi rửa mũi với nước muối quá đặc, pH quá ưu trương thì nước ở trong tế bào lại bị hút ra ngoài hết sẽ làm cho tế bào bị khô và lâu dài làm cho tế bào bị tổn thương.
Không nên dùng muối tự pha để rửa mũi cho bé.
Để trẻ nằm ngửa khi rửa mũi
Sai lầm thứ ba của ba mẹ là việc để trẻ nằm ngửa khi rửa mũi. Việc đặt trẻ như vậy giúp ba mẹ dễ dàng kiểm soát trẻ khi rửa mũi nhưng lại gây ra rất nhiều hậu quả. Khi đặt trẻ nằm ngửa trẻ sẽ dễ bị sặc nước, nước tràn vào tai gây viêm tai hoặc có tràn vào đường thở hay phổi. Nước khi mà rửa mũi xong chảy ra ngoài thì có thể chảy trực tiếp vào tai gây viêm tai ngoài cho trẻ.
Chính vì vậy khi ba mẹ rửa mũi cho bé, nên để bé nằm nghiêng một chút, giữ cố định đầu bé, nhưng không được làm đau bé hay làm bé sợ hãi. Phải để bé thật thoải mái để bắt đầu rửa mũi.
Không nên để trẻ nằm ngửa khi rửa mũi.
Không làm sạch chất nhầy khi rửa mũi cho bé
Sai lầm tiếp theo mà ba mẹ cần lưu ý đó là không làm sạch hết chất nhầy khi rửa mũi cho trẻ. Điều này rất quan trọng khi rửa mũi cho bé. Rửa mũi cho bé, thực chất mục đích cuối cùng của chúng ta vẫn là làm sạch hết các chất nhầy, làm sạch sẽ, thông thoáng đường thở cho bé. Nếu mà rửa mũi xong, chúng ta chưa làm sạch hết các chất nhầy thì chúng ta đã rửa mũi không hiệu quả làm cho việc điều trị tốn thêm thời gian.
Nên làm sạch chất nhầy khi rửa mũi cho bé.
Không rửa tay trước khi rửa mũi cho bé
Việc rửa tay trước khi rửa mũi cho trẻ, rất nhiều ba mẹ không để ý hoặc quên mất. Nhưng đây thực chất cũng là một khâu rất quan trọng để giúp bé có thể loại bỏ toàn bộ virus, vi khuẩn, tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
Trên tay của ba mẹ có rất nhiều virus, vi khuẩn do tiếp xúc với nhiều đồ dùng, vật dụng. Chính vì vậy việc vệ sinh tay trước khi rửa mũi cho bé là rất cần thiết. Hơn nữa ở trẻ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ nhiễm bệnh từ virus, vi khuẩn.
Nên rửa tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho bé.
Rửa mũi cho bé quá nhiều lần
Khi bé gặp các vấn đề về mũi thì ngay đầu tiên ba mẹ đã nghĩ đến việc rửa mũi cho bé. Nhưng việc hút rửa mũi bao nhiêu lần thì không ai quy định. Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng việc hút rửa mũi cho trẻ tầm 3 lần/ ngày là hợp lý, tránh được các tổn thương không đáng có cho niêm mạc mũi.
Không nên rửa mũi cho bé quá nhiều lần.
Rửa mũi cho bé bằng nước quá lạnh
Khi rửa mũi cho bé không nên rửa mũi bằng nước quá lạnh mà ba mẹ nên rửa mũi cho con bằng nước âm ấm. Nước âm ấm là nước mà không quá nóng hoặc không quá lạnh. Khi cho tay chạm vào chúng ta sẽ không có cảm giác gì. Rửa mũi bằng nước quá lạnh sẽ khiến cho tình trạng viêm mũi và nghẹt mũi nặng thêm. Khi rửa mũi bằng nước âm ấm thì nhiệt độ sẽ cùng với nhiệt độ của niêm mạc giúp bé cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn làm cho việc rửa mũi nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Không nên rửa mũi cho bé bằng nước quá lạnh.
Hướng dẫn rửa mũi đúng cách
Ở trên ba mẹ đã biết được các sai lầm về rửa mũi cho bé. Ba mẹ cũng đã hiểu qua về cách rửa mũi đúng. Dưới đây bài viết sẽ cung cấp cho ba mẹ hướng dẫn rửa mũi đúng cách như thế nào. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng 240ml.
- Bước 1: Sử dụng nước hơi ấm thêm vào bình đến vạch 240ml.
- Bước 2: Cắt gói muối 3g, đổ hết vào trong bình, vặn chặt nắp và lắc nhẹ để hòa tan hết muối.
- Bước 3: Tư thế đứng trước chậu rửa, hơi cúi đầu, miệng há nhẹ để thở trong quá trình rửa mũi. Đặt khít đầu bình vào một bên mũi, bóp nhẹ đến khi dung dịch chảy ra ở lỗ mũi bên kia.
- Bước 4: Xì mũi nhẹ nhàng để đẩy hết nước mũi ra bên ngoài và lau sạch mũi bằng khăn hoặc giấy lau.
- Bước 5: Làm lại bước 3 và bước 4 để làm sạch lỗ mũi bên kia.
- Bước 6: Tráng sạch bình và nắp, vẩy ráo nước và để nơi khô thoáng.
Đây là hướng dẫn rửa mũi cho bé đúng cách của Dược sĩ.
Trên đây là 7 sai lầm khi rửa mũi cho bé ba mẹ nên biết. Hy vọng ba mẹ đã tìm thấy được những thông tin hữu ích để cho việc rửa mũi cho bé được nhẹ nhàng và thuận tiện hơn.