Ho là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý phổ biến ở trẻ em như viêm họng, viêm amidan, ho hen và viêm đường hô hấp dưới. Do vậy, bé ho luôn khiến cha mẹ lo lắng và tìm cách điều trị nhanh và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 9 cách trị ho cho bé an toàn và hiệu quả ngay tại nhà.
Mục lục
- 1. Nguyên tắc trị ho cho trẻ em
- 2. 9 cách trị ho cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả
- 2.1. Cách trị ho cho bé bằng gừng tươi
- 2.2. Quất trị ho cho bé hiệu quả
- 2.3. Cách trị ho cho bé bằng mật ong
- 2.4. Xịt họng PlasmaKare HSpray giảm ho cho bé hiệu quả
- 2.5. Lê chưng đường phèn trị ho cho bé
- 2.6. Cách trị ho cho bé bằng lá húng chanh
- 2.7. Cam thảo trị ho, giảm đờm cho bé hiệu quả
- 2.8. Hoa đu đủ đực trị ho cho bé
- 3. Các thuốc chữa ho cho bé phổ biến
- 4. Lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc bé bị ho
Nguyên tắc trị ho cho trẻ em
Ho là phản xạ sinh lý của cơ thể để loại bỏ các dị vật, đờm hoặc dịch tiết trong cổ họng. Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém nên dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, gây nên các bệnh có triệu chứng ho.
Nguyên nhân chính gây ho ở trẻ em
Nhiều nguyên nhân có thể khiến các bé bị ho như:
- Virus: Các loại virus như cúm, á cúm, Adenovirus và Rhinovirus là những tác nhân hàng đầu gây các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan và viêm phế quản – phổi. Cổ họng và đường hô hấp dưới của trẻ bị viêm và tiết dịch nhiều, khiến bé ho để loại bỏ các dịch này. Bé có thể ho khan hoặc ho có đờm khi nhiễm virus gây bệnh.
- Virus: Các vi khuẩn phổ biến gây bệnh hô hấp như phế cầu, tụ cầu, Haemophilus Influenzae hay Moraxella Catarrhalis cũng là nguyên nhân gây bệnh hầu họng và hô hấp hàng đầu. Trẻ nhiễm virus thường ho có đờm.
- Hen suyễn: Hen là bệnh lý dị ứng phổ biến ở trẻ nhỏ, gây ho dai dẳng và ho tăng khi về đêm. Bé bị hen có thể ho khan hoặc ho có đờm.
- Trào ngược dạ dày: Tình trạng này gặp ở những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Trào ngược khiến acid dạ dày làm tổn thương niêm mạc họng, gây viêm và ho khan kéo dài.
- Các nguyên nhân khác: nhiễm lạnh, dị vật đường hô hấp, kích ứng hầu họng do khói bụi, lông động vật, phấn hoa,…
Nguyên tắc trị ho cho trẻ em
Ho do virus chiếm tỷ lệ chủ yếu. Do vậy, các biện pháp trị ho bằng thảo dược hoặc xịt họng nguồn gốc thiên nhiên phối hợp với chế độ sinh hoạt tăng cường sức đề kháng đã có thể cải thiện bệnh hiệu quả cho trẻ mà không cần dùng thuốc.
Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh khi điều trị các bệnh lý gây ho đang trở nên báo động hiện nay. Sử dụng thuốc không đúng cách không chỉ gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ em mà còn làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn, gây khó khăn trong việc điều trị nhiễm khuẩn cho trẻ trong tương lai.
Vì vậy, cha mẹ cần nhớ nguyên tắc trị ho cho trẻ là không được lạm dụng thuốc trị ho và thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ có những cơn ho đầu tiên, cha mẹ nên điều trị ngay bằng các biện pháp tại nhà. Cha mẹ lưu ý chỉ sử dụng thuốc cho con theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ khi ho dai dẳng, kéo dài không dứt và ho do nhiễm khuẩn.
9 cách trị ho cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả
Cha mẹ nên áp dụng ngay những cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc sau đây ngay từ khi trẻ bắt đầu bị ho:
Cách trị ho cho bé bằng gừng tươi
Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay, quy kinh vào Tỳ, Phế, Vị nên có tác dụng phát tán phong hàn. Theo y học hiện đại, gừng có khả năng kháng khuẩn, ức chế virus và giảm buồn nôn rất tốt.
Do vậy gừng có thể điều trị hiệu quả tình trạng ho khan, ho có đờm do nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, viêm đường hô hấp, dị ứng và trào ngược dạ dày cho trẻ.
Cách trị ho cho bé bằng gừng tươi:
Gừng bỏ vỏ, thái thành từng miếng mỏng và đem đun với nước trà hoặc nước sạch trong 15 phút. Sau đó, để nước gừng nguội bớt rồi cho thêm một ít mật ong và nước cốt chanh, khuấy đều. Cho trẻ uống khi nước còn nóng.
Lưu ý:
- Chỉ sử dụng 1 – 2 lát gừng để đun trà/nước uống cho trẻ.
- Không bỏ mật ong vào nước gừng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Quất trị ho cho bé hiệu quả
Quất là loại trái cây được dùng làm gia vị và đồ uống phổ biến hàng ngày nhưng lại có khả năng trị ho cho bé hiệu quả.
- Theo y học cổ truyền, quất có vị chua ngọt, tính mát, quy kinh Phế, Vị với tác dụng giảm ho hen, tiêu đờm và nhuận phế rất tốt.
- Theo y học hiện đại, quất chứa đem lại tác dụng chống viêm, giảm suyễn và kháng khuẩn, kháng virus gây ho hiệu quả nhờ chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất Pectin, Acid Citric, Vitamin C,…
Cách trị ho cho bé bằng quất: Lấy 2 – 3 quả quất cắt đôi hoặc nghiền nát cho vào bát chứa đường phèn hoặc mật ong vào nồi cơm hoặc nồi hấp. Hấp trong 15 – 20 phút, lấy quất chưng ra, pha thêm một ít nước và cho trẻ uống khi còn nóng.
Lưu ý:
- Nên cho trẻ uống quất chưng 2 – 3 lần trong ngày.
- Không chưng quất với mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Có thể thêm 5g hoa hồng bạch, 5g lá hẹ, hạt chanh hoặc 1g xuyên bối mẫu tán vụn vào chưng cùng quất để tăng tác dụng trị ho và trị bệnh hô hấp cho trẻ.
Cách trị ho cho bé bằng mật ong
Cách trị ho cho bé bằng mật ong đã được áp dụng rất phổ biến ở Việt Nam nhờ hiệu quả vượt trội. Theo y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, quy kinh Phế giúp nhuận phế, giải độc và giảm ho khan, ho có đờm hiệu quả. Bên cạnh đó, mật ong còn cung cấp nhiều Acid Amin và dưỡng chất thiết yếu, giúp cải thiện sức đề kháng cho các bé chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn.
Cách trị ho cho bé bằng mật ong:
- Cho trẻ ngậm trực tiếp: trẻ 1 – 5 tuổi cho ngậm nửa thìa cà phê, trẻ 6 – 11 tuổi cho ngậm 1 thìa và tăng lên 2 thìa với trẻ trên 12 tuổi.
- Dùng mật ong pha nước uống hoặc pha trà, nấu nước gừng, húng chanh hoặc chưng với quất, hoa hồng.
Lưu ý: Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Xịt họng PlasmaKare HSpray giảm ho cho bé hiệu quả
Xịt họng chứa Povidone Iod hoặc xịt họng từ các bài thuốc đông y có tác dụng diệt giảm ho do viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh và cảm cúm vượt trội. Tuy nhiên, những sản phẩm này thường có mùi vị khó chịu nên các bé luôn từ chối sử dụng, khiến việc trị ho kém hiệu quả.
Thay vào đó, cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng xịt họng PlasmaKare HSpray từ thương hiệu Innocare Pharma. Sản phẩm này đã được nhiều bác sĩ khuyến cáo trong trị ho, viêm họng cho trẻ em nhờ những ưu điểm:
- Thành phần chính là chất sát trùng thế hệ mới Sanicompound được bào chế theo tỷ lệ sinh lý, có hiệu quả diệt vi khuẩn, virus gây bệnh vượt trội và an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ.
- Chứa cách thành phần làm giảm ho, long đờm và phục hồi tổn thương họng như chiết xuất lá thường xuân nhập khẩu châu Âu, dịch chiết lựu và Carrageeenan.
- Hương vị dưa lưới thơm ngon giúp trẻ dễ dùng hơn.
- Vòi xịt dài có thể đưa sâu vào cổ họng, giúp đưa hoạt chất vào chính xác vị trí đang viêm nhiễm.
Cách dùng xịt họng PlasmaKare HSpray trị ho cho bé: Xịt 2 – 4 nhát vào họng trẻ mỗi 2 – 4 giờ hoặc xịt ngay khi trẻ có cơ ho, đau họng.
Lưu ý: Sản phẩm này dùng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
Lê chưng đường phèn trị ho cho bé
Không chỉ là loại quả thơm ngon, lê còn có tác dụng trị ho an toàn cho trẻ em rất tốt. Theo y học cổ truyền, lê có tính mát, vị ngọt với tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, long đờm. Ngoài ra, lê còn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu, giúp trẻ tăng cường miễn dịch và chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn.
Cách trị ho cho bé bằng quả lê: Cắt nhỏ lê kiểu múi cau và đem đi hấp cách thủy với đường phèn trong khoảng 40 phút. Cho trẻ 1 lần/ngày và ăn khi còn nóng.
Cách trị ho cho bé bằng lá húng chanh
Húng chanh thuộc nhóm dược liệu chứa tinh dầu với công dụng trị ho, giảm cảm vượt trội. Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm, giúp phát tán phong hàn, tiêu đờm và giảm ho hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy tinh dầu húng chanh có khả năng kháng khuẩn, kháng virus gây bệnh đường hô hấp. Do vậy, cha mẹ không thể bỏ qua húng chanh khi tìm kiếm các biện pháp giảm ho cho con.
Cách trị ho cho bé bằng húng chanh: Giã nát hoặc xay nhuyễn húng chanh và cho vào một ít nước sôi, đun trong 5 phút. Chắt lấy nước cho trẻ uống, bã còn lại cho trẻ ngậm mút lấy nước 3 – 5 lần/ngày. Nên cho thêm đường phèn hoặc mật ong khi đun nước húng chanh cho trẻ dễ uống.
Cam thảo trị ho, giảm đờm cho bé hiệu quả
Cam thảo là một trong những loại dược liệu được sử dụng nhiều nhất để điều trị ho cho bé tại nhà nhờ tác dụng giảm ho hiệu quả và hương vị ngọt thanh dễ dùng.
- Theo y học cổ truyền, cam thảo có tính bình, vị ngọt, quy kinh Phế, Tỳ, Vị với tác dụng tăng cường khí huyết, giải độc, nhuận phế. Vì vậy, cam thảo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị ho và trị viêm đường hô hấp.
- Theo y học hiện đại, các hoạt chất trong cam thảo có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, loãng đờm và chống nôn tốt nên hiệu quả cho trẻ bị ho có đờm hoặc ho do trào ngược dạ dày.
Cách trị ho cho bé bằng cam thảo:
- Cho trẻ ngậm kẹo cam thảo hoặc uống cam thảo hãm nước sôi.
- Nướng cam thảo lên rồi tán thành bột, hòa với nước ấm cho trẻ uống 3 – 4 lần/ngày.
Lưu ý: Không dùng quá nhiều cam thảo trong một ngày do có thể khiến trẻ bị hạ Kali máu.
Hoa đu đủ đực trị ho cho bé
Theo y học cổ truyền, hoa đu đủ đực có vị rất đắng, tính bình, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau và điều trị các bệnh hô hấp. Theo y học hiện đại, hoa đu đủ đực chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên.
Do vậy, cha mẹ có thể dùng hoa đu đủ đực để cải thiện triệu chứng ho và đau họng cho bé.
Cách trị ho cho bé bằng hoa đu đủ đực:
- Cho hoa đu đủ đực tươi đã làm sạch đi hấp cách thủy với mật ong đến khi hoa chín mềm. Cho trẻ ăn 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Ngâm trực tiếp hoa tươi với mật ong. Sau 2 tuần cha mẹ có thể lấy mật ong ngâm hoa đu đủ đực cho trẻ ngậm. Ngậm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần ngậm một lượng bằng thìa cà phê.
Lưu ý: Không dùng hoa đu đủ đực cho bé dưới 3 tuổi.
Các thuốc chữa ho cho bé phổ biến
Các bác sĩ không khuyến cáo dùng thuốc trị ho cho trẻ em dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, khi những cách trị ho cho bé kể trên không có hiệu quả, cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để cho trẻ sử dụng thuốc điều trị. Các thuốc chữa ho cho bé theo nguyên nhân và triệu chứng phổ biến:
- Thuốc chống viêm: Corticoid hoạt lực yếu như Hydrocortison, Prednisolon.
- Thuốc chống dị ứng: Thuốc kháng Histamin H1 (Clorpheniramin, Loratadin,…), Corticoid đường uống hoạt lực yếu.
- Kháng sinh: Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin/Clavulanic, Erythromycin,…
- Thuốc giảm ho: Dextromethorphan, Codein.
Lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc bé bị ho
Cha mẹ cần lưu ý thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho bé và chú ý các dấu hiệu bất thường.
Các biện pháp chăm sóc bé bị ho
- Giữ ấm cơ thể cho bé
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để giảm ngứa mũi họng gây ho
- Cho bé uống nhiều nước
- Tránh để bé tiếp xúc với các chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá.
- Bé bị ho kèm viêm mũi cần được rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch rửa mũi chuyên dụng an toàn cho trẻ em như nước muối rửa mũi xoang PlasmaKare Nasal Clean.
- Cho bé ăn uống đủ chất và bổ sung thực phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng như uống nước cam, nước chanh, ăn hoa quả, cá béo,…
Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?
Ho ở trẻ em thường lành tính. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi trẻ ho kèm với các dấu hiệu bất thường sau đây:
- Ho dữ dội, liên tục
- Ho kèm thở nhanh, khó thở.
- Có tiếng rít trong cổ họng hoặc phổ.
- Trẻ tím tái hoặc đỏ mặt khi ho
- Sốt cao trên 39 độ hoặc sốt kéo dài không khỏi
- Môi khô, lưỡi trắng bẩn, miệng hôi
- Ho ra máu
- Ho kèm nôn
- Chuyển sang màu đỏ hoặc tím khi ho
Ho là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý hầu họng và hô hấp ở trẻ em. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các cha mẹ biết cách trị ho cho bé an toàn, hiệu quả để giúp bé nhanh khỏi, đảm bảo phát triển thể chất và tinh thần một cách khỏe mạnh.