Sức khỏe của mẹ bầu là nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Bà bầu bị viêm họng là vấn đề thường gặp trong thai kỳ, bệnh không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bài viết dưới đây, PlasmaKare sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng này và đưa ra những biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mục lục
Nguyên nhân gây viêm họng khi mang thai
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bà bầu bị viêm họng chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ trải qua nhiều thay đổi gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức đề kháng tự nhiên. Điều này tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa hoặc thời tiết đột ngột trở lạnh.
Bên cạnh đó, những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng góp phần làm tăng nguy cơ viêm họng. Thiếu ngủ, căng thẳng và chế độ dinh dưỡng không đầy đủ có thể làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, khói bụi và tiếp xúc với người bệnh cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hơn nữa, việc không đảm bảo vệ sinh thực phẩm và chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng là những nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm họng ở phụ nữ mang thai.
Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không?
Viêm họng khi mang thai mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm và từng giai đoạn thai kỳ, tình trạng này có thể dẫn đến các tác động tiêu cực cho bé. Cụ thể như sau:
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng đầu
Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Sự thay đổi nội tiết đột ngột khiến cơ thể mẹ bầu dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp như viêm họng.
Viêm họng kèm theo các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm này. Đồng thời, việc tự ý sử dụng thuốc khi mang thai có thể tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi.
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa
Viêm họng khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng giữa, có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Bên cạnh việc làm giảm chất lượng cuộc sống của mẹ bầu, viêm họng còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy cung cấp cho thai nhi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan quan trọng. Nguy hiểm hơn, viêm họng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân và các biến chứng khác. Do đó, mẹ bầu cần hết sức chú ý và thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối
Ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm quan trọng để chuẩn bị cho sự chào đời của bé. Bà bầu tháng cuối bị viêm họng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nặng và xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó thở. Tình trạng viêm họng kéo dài có thể lan rộng đến các vị trí khác trong hệ hô hấp, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Việc chậm trễ trong quá trình điều trị không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể tác động tiêu cực đến thai nhi, tạo ra nhiều rủi ro trong quá trình sinh nở. Vì vậy, theo dõi và được can thiệp y tế sớm khi mới xuất hiện triệu chứng là cực kỳ cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, đảm bảo một quá trình sinh nở an toàn và khỏe mạnh.
Các dấu hiệu cảnh báo viêm họng ở bà bầu
Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm họng thường rất rõ ràng. Bà bầu bị viêm họng có thể gặp phải các biểu hiện như:
- Cảm giác ớn lạnh và gai rét
- Tình trạng mệt mỏi, uể oải
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Khô môi, lưỡi bẩn và cảm giác khô rát ở họng
- Cảm giác nhói lên tai khi nuốt, cổ họng sưng đau
- Sổ mũi, nghẹt mũi hoặc khô mũi
- Ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm
- Khám lâm sàng thường thấy niêm mạc họng đỏ và tăng tiết dịch
Cách điều trị viêm họng khi mang thai
Trước khi bắt đầu điều trị viêm họng, mẹ bầu cần lưu ý rằng việc lựa chọn phương pháp điều trị cần dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể và giai đoạn thai kỳ. Dưới đây là các cách điều trị viêm họng, bao gồm cả phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.
Điều trị bằng thuốc
Viêm họng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc là cần thiết để giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Đối với phụ nữ mang thai, việc điều trị cần được cân nhắc cẩn thận, vì một số loại kháng sinh dùng để điều trị viêm họng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
Hơn nữa, thuốc khi vào cơ thể mẹ bầu sẽ được vận chuyển qua hệ tuần hoàn máu và có thể đi qua nhau thai đến thai nhi. Điều này tiềm ẩn rủi ro, vì thai nhi có thể tiếp nhận một lượng nhỏ thuốc, dẫn đến các ảnh hưởng nhất định. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị cho mẹ bầu cần được cân nhắc dưới sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Điều trị không dùng thuốc tại nhà
Nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai là điều mà không bà bầu nào mong muốn. Tuy nhiên, nếu không may mắc viêm họng trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể hạn chế sử dụng kháng sinh bằng cách áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa viêm họng tại nhà như:
- Uống nước mật ong ngâm chanh
- Uống nước cam nướng
- Dùng nước muối súc miệng
- Xông mũi họng bằng các loại lá chứa tinh dầu như tía tô, lá chanh, xả…
- Uống siro húng chanh chưng đường phèn
- Uống nước gừng tươi hoặc trà gừng
Ngoài các bài thuốc dân gian trên thai phụ có thể sử dụng các loại kẹo ngậm làm dịu họng như viên ngậm dược liệu Bảo Thanh, Strepsils…
Xem thêm: Bật mí 10 cách chữa viêm amidan không dùng kháng sinh
Các biện pháp phòng ngừa viêm họng khi mang thai
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa viêm họng trong thời kỳ mang thai, bà bầu có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng trong mùa lạnh.
- Tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh hoặc các nguồn lây nhiễm.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Duy trì môi trường sống sạch sẽ, tránh xa bụi bẩn và hóa chất gây kích ứng.
- Khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc khi đi ra khỏi nhà, lưu ý đeo khẩu trang để ngăn ngừa vi khuẩn và virus.
Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa mà vẫn mắc viêm họng, thai phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng. Tuyệt đối không nên chủ quan để bệnh tự khỏi hoặc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Đối với những bà bầu bị viêm họng, cần chú ý thực hiện những điều sau:
- Hạn chế nói chuyện hoặc la hét trong thời gian mắc bệnh
- Nên ăn các món dinh dưỡng, dễ tiêu, tránh thức ăn mặn, chua, cay và không nên ăn sau 9 giờ tối
- Uống nhiều nước ấm và nước trái cây để giữ ẩm cho cơ thể
- Đảm bảo phòng ngủ luôn thoáng khí và ấm áp.
Một số câu hỏi của bà bầu khi bị viêm họng
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến của các bà bầu khi bị viêm họng:
Mang thai bị sổ mũi viêm họng uống thuốc gì?
Khi mang thai gặp tình trạng sổ mũi, viêm họng việc lựa chọn thuốc cần được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời kỳ này cần được cân nhắc kỹ lưỡng, vì một số loại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG) khuyến nghị ưu tiên các phương pháp điều trị không dùng thuốc, nếu có thể. Một số lựa chọn an toàn cho bà bầu bao gồm:
- Paracetamol: Được khuyên dùng để giảm sốt và đau đầu.
- Nước muối sinh lý: Hữu ích trong việc xịt mũi hoặc súc miệng để giảm viêm.
- Siro ho thảo dược: Nên chọn loại an toàn cho bà bầu.
Ngoài ra, các biện pháp tự nhiên như uống trà gừng hoặc mật ong cũng có thể giúp làm dịu triệu chứng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay phương pháp nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự tư vấn chính xác nhất.
Mẹ bầu bị viêm họng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu bị ho, viêm họng có thể gây ra một số nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng viêm họng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt khi kèm theo sốt cao, có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Hơn nữa, tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology chỉ ra rằng việc sốt trong giai đoạn đầu của thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Nếu viêm họng gây ra triệu chứng nặng hoặc kéo dài, sức khỏe của mẹ có thể bị suy giảm. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh nở. Vì vậy, việc theo dõi và điều trị kịp thời là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tóm lại, viêm họng khi mang thai là một vấn đề phổ biến mà nhiều bà bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Việc điều trị kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để giảm triệu chứng, cũng như bảo vệ sức khỏe của của mẹ và thai nhi. Nếu bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của viêm họng, bà bầu không nên chủ quan mà hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm nhất nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: