Việc mọc răng đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong cuộc sống của trẻ nhỏ. Vì vậy, thông tin và kiến thức về giai đoạn này luôn là điều mà các phụ huynh quan tâm. Một trong những câu hỏi thường xuất hiện trong tâm trí cha mẹ là việc bé mọc răng nào trước và dấu hiệu nào trẻ sẽ thể hiện khi mọc răng. Để có câu trả lời cho những tò mò này, mời các bạn đọc tiếp bài viết dưới đây.
Các dấu hiệu trẻ mọc răng mẹ cần lưu ý
Trước khi giải đáp thắc mắc bé mọc răng nào trước thì các mẹ cần phải tìm hiểu về những dấu hiệu nhận biết khi trẻ sắp mọc răng:
- Chảy nhiều nước dãi: Nếu như bạn thấy trẻ chảy nước dãi nhiều hơn bình thường thì có thể đó là dấu hiệu trẻ chuẩn bị mọc răng. Ngoài ra, khi trẻ chảy nước dãi, nếu chúng ta không lau sạch thì sẽ khiến cho vùng da quanh miệng bị nổi mẩn. viêm đỏ.
- Ho: Do trẻ chảy nhiều nước dãi nên đôi khi khiến cho bé bị ho. Nếu như mẹ thấy bé chỉ ho nhẹ, không kèm theo sốt, hắt hơi, sổ mũi thì không nên quá lo lắng vì đây chỉ là dấu hiệu trẻ đang mọc răng.
- Trẻ thích cắn, gặm: Khi chuẩn bị mọc răng, nướu của bé sẽ bị sưng đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu nên trẻ sẽ cắn, nhai bất cứ đồ vật gì trong tay hoặc là cả ti mẹ. Vậy nên các bạn hãy chú ý vệ sinh những đồ chơi gặm nướu của trẻ thật sạch sẽ để tránh nướu và khoang miệng của trẻ bị viêm nhiễm.
- Sốt nhẹ: Trong một số trường hợp thì trẻ còn có thể bị sốt nhẹ khi mọc răng. Nếu như trẻ bị sốt mọc răng chỉ khoảng 38 – 38,5 độ thì bạn có thể lau mát người cho bé và dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng nếu nhiệt độ của bé tăng trên 39 độ, người li bì thì nên cho bé đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời.
- Trẻ có thể bỏ ăn, khó ngủ: Trong giai đoạn mọc răng thì trẻ luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu nên thường sẽ chán ăn, khó ngủ và quấy khóc. Cho nên cha mẹ hãy cố gắng chăm sóc, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và dỗ dành để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, đảm bảo cơ thể không bị sụt cân quá nhiều.
Bé mọc răng nào trước đây?
Để biết được bé mọc răng nào trước thì các bạn có thể theo dõi quy luật mọc răng chung ở trẻ sau đây. Có thể có một vài bé sẽ là ngoại lệ khi không mọc răng theo thứ tự này nhưng nó không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Răng cửa giữa hàm dưới
Chiếc răng đầu tiên mà trẻ bắt đầu mọc đó là răng cửa giữa hàm dưới và chiếc răng này thường mọc khi trẻ được 4 – 7 tháng tuổi. Thông thường, răng cửa giữa hàm dưới thường mọc thành từng cặp.
Răng cửa giữa hàm trên
Sau khi trẻ đã mọc hai răng cửa giữa hàm dưới thì sẽ mọc tiếp hai răng cửa giữa hàm trên khi trẻ được 7 – 9 tháng tuổi. Lúc này, trẻ đã có được tổng cộng là 4 chiếc răng.
Răng cửa bên hàm trên
Khi đã đủ 4 chiếc răng cửa trung tâm thì 2 chiếc răng cửa bên ở hàm trên sẽ mọc nối tiếp khi trẻ được 10 – 12 tháng tuổi.
Răng cửa bên hàm dưới
Đến khi được khoảng 10 – 16 tháng tuổi thì trẻ sẽ mọc hai chiếc răng cửa bên ở hàm dưới và tạo thành 8 chiếc răng cửa hoàn chỉnh. Những chiếc răng này có vai trò giúp bé giữ và cắn được thức ăn rắn thành những miếng nhỏ.
Răng hàm trên nằm cạnh răng nanh
Sau khi đã hoàn thiện được bộ răng cửa thì bé mọc răng nào trước? Đó chính là 2 răng hàm trên nằm cạnh răng nanh. Đây là những chiếc răng nhai đầu tiên của bé thường mọc khi bé được 12 – 16 tháng tuổi.
Răng hàm dưới cạnh răng nanh
Tiếp đến, khi bé được 12 – 20 tháng tuổi thì sẽ mọc 2 răng hàm dưới cạnh răng nanh. Những chiếc răng này lớn, phẳng hơn và nằm ở phía sau miệng có chức năng chính là giúp bé nhai, nghiền xay thức ăn tốt hơn.
Răng nanh hàm trên
Răng nanh hàm trên là răng mọc ở khoảng trống giữa răng cửa trước và răng hàm phía sau, hai chiếc răng này sẽ mọc khi bé được 16 – 20 tháng tuổi. Đây là chiếc răng có chứ năng giúp bé xé nhỏ thức ăn.
Răng nanh hàm dưới
Sau khi răng nanh hàm trên mọc xong thì hai chiếc răng nanh hàm dưới sẽ mọc tiếp nối khi bé ở được 16 – 22 tháng tuổi.
Răng hàm dưới trong cùng
Răng hàm là chiếc răng quan trọng trong cả bộ răng của bé. Hai chiếc răng hàm dưới sẽ được mọc khi bé khoảng 24 – 30 tháng tuổi.
Răng hàm trên trong cùng
Cuối cùng, trẻ sẽ mọc hai chiếc răng hàm trên khi trẻ được khoảng 25 – 33 tháng tuổi và lúc này, trẻ đã có được bộ răng với đầy đủ 20 chiếc răng sữa.
Dựa vào những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp thì chắc hẳn các bạn đã phần nào nắm được những triệu chứng báo hiệu trẻ sắp mọc răng và trả lời được thắc mắc bé mọc răng nào trước. Từ đó thì cha mẹ có thể nắm được những thời điểm trẻ mọc răng để có sự chuẩn bị, chăm sóc kỹ lưỡng và phù hợp hơn.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chăm sóc đúng cách khi bé mọc răng
Theo chuyên gia y tế PlasmaKare