Vảy nến là một vấn đề da mạn tính phổ biến tại Việt Nam. Tuy bệnh này không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng nếu không được điều trị đúng cách và đúng thời điểm, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của những người bị mắc bệnh. Trong bài viết này, PlasmaKare sẽ cung cấp kiến thức hữu ích giúp bạn nhận ra các biểu hiện thường gặp của vảy nến và phương pháp điều trị hiệu quả.
Mục lục
Định nghĩa về bệnh vảy nến theo tài liệu chuyên môn
Vảy nến được xếp vào loại bệnh lành tính, đặc trưng bởi hiện tượng tăng sinh tế bào mà tế bào da cũ liên tục được loại bỏ. Cơ thể không kịp thích ứng với tốc độ đào thải mà tế bào da cũ thường tích tụ thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.
Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau. Hình thái lâm sàng của bệnh vảy nến đa dạng, ngoài thương tổn da còn có thương tổn niêm mạc, móng và khớp xương. Đặc biệt, bệnh phát triển phức tạp khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng từ môi trường, hóa chất, vệ sinh cơ thể chưa phù hợp.
Nhận biết các dạng thường gặp của bệnh vảy nến
Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần có hiểu biết cơ bản về một số dạng vảy nến thường gặp.
Vảy nến thể bình thường
Vảy nến thể bình thường chiếm chủ yếu (85-90%) trên tổng thể bệnh, bao gồm vảy nến mảng, vảy nến chấm giọt, vảy nến đồng tiền.
Vảy nến mảng
Vảy nến mảng là dạng vảy nến thường gặp nhất. Loại này thường xuất hiện ở một số vùng như: da đầu, khuỷu tay, lưng, mặt trước cẳng chân, đầu gối, xương cùng.
Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của vảy nến mảng là các mảng hồng ban kích thước to nhỏ khác nhau với đường kính khoảng 5-10cm với vảy màu bạc nổi trên bề mặt da. Vùng da tổn thương do bệnh sẽ khô tróc, viêm, cộm gây ngứa hay nặng hơn là đau nhức khó chịu. Tình trạng này lặp đi lặp lại một cách dai dẳng.
Vảy nến đồng tiền
Vảy nến đồng tiền cũng là một trong những thể vảy nến thường gặp. Dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của thể này là các mảng tổn thương hình đồng xu trên cơ thể có kích thước khoản 2,5-10cm. Các tổn thương có màu hồng, đỏ hoặc nâu, thường xuất hiện ở thân giữa cơ thể và tay chân. Đặc biệt, các mảng ban nói trên thường đi kèm biểu hiện ngứa rát, mức độ từ nhẹ đến nặng, thậm chí ngứa đến mức gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Bên cạnh đó, tổn thương có thể rỉ dịch viêm dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng Tụ cầu vàng, sau đó khô dần và bong vảy.
Vảy nến chấm giọt
Vảy nến chấm giọt thường gặp trên đối tượng trẻ em. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện đột ngột và có liên quan đến bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, viêm amidan do liên cầu khuẩn, viêm tai giữa.
Biểu hiện của bệnh rất dễ nhận ra bởi rất nhiều các tổn thương da màu hồng hay đỏ, có đường kính khoảng trên dưới 1 mm, bên trên có phủ vẩy mỏng màu trắng đục, dễ bong và cạo ra vụn như phấn. Vảy nến chấm giọt tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên. Số lượng các vết tổn thương da nhiều, rải rác khắp người, đặc biệt là nửa thân trên.
Vảy nến thể đặc biệt
Mặc dù chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (10-15%) nhưng vảy nến thể đặc biệt lại nghiêm trọng và nguy hiểm hơn nhiều so với các thể vảy nến kể trên. Nhóm này bao gồm: vảy nến mủ toàn thân, vảy nến đỏ da toàn thân và vảy nến khớp.
Vảy nến mủ toàn thân
Vảy nến mủ toàn thân là thể hiếm gặp nhưng cực kỳ nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho người bệnh. Bệnh khởi phát đột ngột, đặc trung bởi tình trạng da đỏ rực lan rộng trong nhiều giờ, xuất hiện các mụn mủ nhỏ trên nền đỏ, sốt mệt mỏi, suy yếu, khó chịu, tăng bạch cầu máu ngoại vi. Vài ngày sau mụn mủ vỡ tổn thương hơi trợt chảy dịch mủ rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn khô, bong tróc vảy kéo dài nhiều tuần sau đó tự đỡ dần. Bệnh có thể tái phát các đợt bệnh mới, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Vảy nến đỏ da toàn thân
Vảy nến đỏ da toàn thân là thể nặng và nguy hiểm nhất trong tất cả các thể bệnh vẩy nến. Thể này thường là biến chứng nặng từ các thể vảy nến khác tiến triển thành khi không được điều trị kịp thời và đúng cách. Biểu hiện đặc trưng của thể bệnh này là các tổn thương lan ra toàn cơ thể, đỏ tươi, căng bóng, phù nề, cộm, tróc vảy, các nếp kẽ bị trợt loét, rớm dịch mủ, nứt nẻ, không còn vùng da nào lành. Bệnh gây ngứa dữ dội, đau rát và cực kỳ khó chịu. Khi gãi dễ bị lở loét và gây nhiễm khuẩn. Ngoài các biểu hiện trên da, bệnh nhân còn kèm theo một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, rối loạn tiêu hoá, suy nhược và có thể gây tử vong nếu mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó.
Vảy nến khớp
Vảy nến khớp hay còn được gọi là viêm khớp vảy nến. Đặc trưng bởi tình trạng sưng, đau, cứng khớp, không đối xứng một vài khớp, điển hình là ở khớp ngón tay. Tổn thương da điển hình bao gồm những chấm, vết hoặc mảng trên nền viêm đỏ, phủ nhiều lớp dễ bong, thậm chí có những mảng tróc vảy, màu trắng đục như nến. Thương tổn nhỏ đường kính vài mm hoặc lan rộng thành mảng. Vị trí có thể gặp ở trên mặt trước của chân, tay, da đầu, ngoài ra còn tìm thấy tổn thương da ở dưới vú, kẽ mông hoặc trong rốn.
Các phương pháp điều trị vảy nến
Các phương pháp điều trị vảy nến được bác sỹ lựa chọn dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng vảy nến mà bệnh nhân gặp phải. Mục đích chính của việc điều trị là hỗ trợ giảm viêm và kiểm soát tăng sinh tế bào da, giảm nhẹ đến mức thấp nhất triệu chứng bệnh, hạn chế các đợt bùng phát bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Về cơ bản, điều trị vảy nến bao gồm: Liệu pháp ánh sáng, điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.
Điều trị vảy nến bằng liệu pháp ánh sáng
Quang trị liệu bằng tia cực tím (UV) được xem là liệu pháp đầu tay cho bệnh vảy nến. Biện pháp này có tính an toàn tương đối cao và dễ dàng điều trị cho các vùng bề mặt cơ thể lớn. Liệu pháp ánh sáng trị liệu toàn thân cho bệnh vảy nến bao gồm tia cực tím B (UVB) phổ hẹp, UVB phổ rộng và psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA).
Hiệu quả của quang trị liệu đối với vảy nến đã được ghi nhận rõ ràng, trong đó, UVB phổ hẹp là hình thức quang trị liệu được ưa chuộng nhất. PUVA có hiệu quả mạnh hơn, tuy nhiên điều trị bằng PUVA yêu cầu phải bảo vệ da nghiêm ngặt sau khi điều trị, điều này khiến PUVA ít phổ biến hơn.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra của liệu pháp ánh sáng bao gồm bỏng, ngứa và lão hóa da sớm, tuy nhiên thường nhẹ nhàng và không phải ai cũng gặp.
Điều trị tại chỗ bệnh vảy nến
Điều trị tại chỗ vảy nến thường sử dụng các dạng kem bôi, trong đó ưu tiên sử dụng các thuốc bôi có tính kháng viêm, giữ ẩm và tăng bong sừng như kem urea, kem chứa thành phần salicylic, kem chưa nano bạc…
Corticoid cũng là một lựa chọn điều trị tại chỗ vảy nến. Tuy nhiên, cần thận trọng khi bôi vì có thể gây bùng phát bệnh nhanh nếu ngưng thuốc đột ngột và có thể gặp một số tác dụng phụ như: teo da, giãn mạch… khi sử dụng kéo dài so với qui định.
Gần đây, các chuyên gia da liễu khuyên bệnh nhân nên chuyển sang sử dụng các loại kem bôi có nguồn gốc tự nhiên, lành tính khi sử dụng kéo dài. Trong đó, gel đa năng Da- Niêm mạc PlasmaKare No5 là sản phẩm được nhiều chuyên gia đề xuất trong liệu trình điều trị cho các bệnh nhân vảy nến của mình.
Gel PlasmaKare No5 với đa tác động là giải pháp hoàn hảo nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng vảy nến: dịu da, giảm ngứa tức thì, giảm sưng – nóng – đỏ – đau vùng da bệnh (nhờ khả năng chống viêm hiệu quả), kích thích tăng sinh collagen giúp tái tạo da, niêm mạc, phục hồi các tổn thương.
Điều trị toàn thân bệnh vảy nến
Trong trường hợp bệnh vảy nến nghiêm trọng với tổn thương lan rộng, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc uống toàn thân. Một số loại thuốc thường sử dụng phổ biến như:
– Methotrexat: tác dụng chống chuyển hóa do ức chế quá trình khử axit folic cần thiết cho tổng hợp axít nucleic và axít amin ở tế bào, điều trị đỏ da toàn thân do vảy nến, vảy nến thể mủ toàn thân, vảy nến thể mảng lan rộng. Liều mỗi tuần 7,5mg uống chia làm 3 lần cách nhau 12 giờ hoặc tiêm bắp thịt 1 lần 10mg/tuần. Cần theo dõi chức năng gan khi dùng thuốc kéo dài.
– Acitretin, dẫn chất của vitamin A axít, tác dụng điều hòa quá trình sừng hóa, điều trị các thể vảy nến nặng. Người lớn dùng liều khởi đầu 25 mg/ngày, sau 1-2 tuần, tùy theo kết quả và dung nạp thuốc sẽ điều chỉnh (tăng hoặc giảm liều) cho phù hợp.
– Cyclosporin: tác dụng ức chế miễn dịch, điều trị những thể vảy nến nặng, liều khởi đầu 2,5-5 mg/kg/ngày chia làm 2 lần, sau 1 tháng có thể tăng liều nhưng không quá 5mg/kg/ngày. Sau 6 tuần dùng liều cao mà không thấy hiệu quả thì ngừng thuốc.
Các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ như gây quái thai, rối loạn chức năng gan, thận, giảm bạch cầu, …Vì vậy, phải thận trọng khi chỉ định và phải theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
– Corticoid: sử dụng khi thật sự cần thiết và phải cân nhắc lợi, hại. Không nên lạm dụng và dùng kéo dài vì sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt gây đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ.
– Sinh học trị liệu (biotherapy) điều trị bệnh vảy nến hiệu quả như: ustekinumab ức chế IL-12, IL-23; secukinumab ức chế IL17 do Th17 tiết ra; etanercept; alefacept; infliximab.
– Nâng cao thể trạng: các vitamin B12, C, ..
Trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn đọc về các thể bệnh vảy nến thường gặp và phương pháp điều trị. Nếu cần tư vấn về tình trạng bệnh vảy nến của mình, hãy để lại bình luận hoặc gọi đến hotline 0976.648.102 để được dược sĩ chuyên môn giải đáp.