Nhiều người thường lầm tưởng viêm họng viêm phế quản là một bệnh. Trên thực tế, đây là hai bệnh với các triệu chứng khá giống nhau. Nắm rõ triệu chứng từng bệnh giúp việc chẩn đoán và điều trị dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ từng bệnh và cách phòng bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục
- 1. Viêm họng viêm phế quản là bệnh gì?
- 2. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm họng viêm phế quản
- 3. Những việc cần làm khi bị viêm họng viêm phế quản
- 3.1. Viêm họng viêm phế quản cần giữ ấm cổ họng
- 3.2. Uống nước ấm giảm viêm họng viêm phế quản
- 3.3. Viêm họng viêm phế quản cần tránh các loại khói bụi, khói thuốc lá
- 3.4. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hỗ trợ điều trị viêm họng viêm phế quản
- 3.5. Viêm họng viêm phế quản cần bổ sung đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng
- 3.6. Sử dụng máy tạo độ ẩm cải thiện tình trạng viêm họng viêm phế quản
- 3.7. Vệ sinh họng, miệng mỗi ngày bằng nước súc họng miệng chuyên dụng giúp điều trị và phòng ngừa viêm họng viêm phế quản
Viêm họng viêm phế quản là bệnh gì?
Viêm họng viêm phế quản đều là tình trạng viêm nhiễm với hai thể cấp tính và mạn tính. Tuy nhiên, chúng không giống nhau. Để hiểu rõ viêm họng viêm phế quản là bệnh gì, cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng bệnh.
Viêm họng
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc hầu và họng. Triệu chứng đầu tiên khi bạn bị bệnh là cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt.
Bệnh gồm hai dạng là viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính:
- Viêm họng cấp tính: không để lại biến chứng và sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần.
- Viêm họng mạn tính: thường kéo dài trên một tuần do viêm họng cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh viêm đường hô hấp dưới, xảy ra do viêm, nhiễm trùng ống phế quản. Giống như viêm họng, viêm phế quản cũng gồm hai dạng là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính.
- Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn, thường chỉ vài tuần khiến đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy.
- Viêm phế quản mạn tính: có thể kéo dài đến vài tháng hoặc vài năm, bệnh nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
Nguyên nhân và triệu chứng của viêm họng viêm phế quản
Viêm họng viêm phế quản chủ yếu do virus gây nên. Cả hai bệnh đặc trưng bởi nhiều triệu chứng khá giống nhau như họng sưng đỏ, sốt, ho,… khiến nhiều người nhầm lẫn.
Nguyên nhân của viêm họng viêm phế quản
Cả viêm họng và viêm phế quản đều có nguyên nhân chủ yếu do virus gây nên như virus cúm A, virus SARs,…chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh. Các loại virus này có thể lây lan trong không khí khi người bị bệnh ho hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.
Một số vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu cũng là những tác nhân gây bội nhiễm và dẫn đến bệnh.
Một số nguyên nhân khác gây viêm họng viêm phế quản:
- Ô nhiễm môi trường, khói bụi từ các phương tiện giao thông: tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với khói bụi và môi trường ô nhiễm làm bụi mịn và các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp gây suy giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp dễ dẫn đến viêm họng viêm phế quản.
- Khói thuốc lá: nicotin trong khói thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là phế quản và phổi. Nicotin khi vào cơ thể làm thay đổi cấu trúc niêm mạc, làm tăng tiết chất nhầy và gây tắc nghẽn đường thở, lâu ngày dẫn đến các bệnh như bệnh viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn (COPD), ung thư phổi. Việc chủ động hay thụ động hút thuốc lá đều có ảnh hưởng.
- Dị ứng thời tiết: thời điểm giao mùa không khí và độ ẩm thay đổi, cơ thể chưa thích nghi kịp, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công khiến người bị dị ứng thời tiết dễ mắc viêm họng viêm phế quản hơn bình thường.
- Tiền sử mắc bệnh hô hấp hoặc trào ngược dạ dày: trào ngược dạ dày khiến acid từ dịch vị tràn lên cổ họng làm phá hủy lớp niêm mạc họng gây đau, viêm dẫn đến bệnh viêm họng viêm phế quản.
Triệu chứng của viêm họng viêm phế quản
Cả hai bệnh đều có các triệu chứng đặc trưng ở vùng họng, tuy nhiên không phải tất cả các triệu chứng đều giống nhau.
Triệu chứng bệnh viêm họng
Viêm họng đặc trưng bởi các triệu chứng tại họng như sưng, đỏ, ngứa rát khiến người bệnh khó chịu.
- Họng sưng đỏ, xung huyết. Ở vách họng có thể có nhiều mụn nhỏ, mạch máu nổi rõ.
- Người bệnh bị sốt nhẹ và đau đầu. Trường hợp bị lâu ngày không được điều trị hoặc điều trị không thuyên giảm, người bệnh có thể bị ù tai, nhức tai và có triệu chứng giống như bị cảm cúm.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ họng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở họng.
- Rát và khô họng khiến người bệnh khó nuốt.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản
Khác với viêm họng, triệu chứng bệnh viêm phế quản đặc trưng bởi ho đi kèm với chất nhầy trong thời gian dài, đôi khi xuất hiện các cơn tức ngực.
- Người bệnh ho nhiều và kéo dài, ho ra chất nhầy (đờm), có thể trong, trắng, xám vàng hoặc màu xanh lá cây, hiếm khi có vệt máu khiến giọng bị khàn.
- Một số bệnh nhân có thể bị hụt hơi, tức ngực và đau ngực gây mệt mỏi. Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác vì vậy người bệnh cần đến thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
- Bệnh nhân xuất hiện các cơn sốt về đêm và ớn lạnh, nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều
- Người bệnh bị sưng hạch bạch huyết ở bên cổ hoặc dưới hàm.
Những việc cần làm khi bị viêm họng viêm phế quản
Tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh nên đến các cơ sở điều trị để được khám và có phác đồ phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên áp dụng những biện pháp giữ ấm cơ thể và vệ sinh họng, miệng hàng ngày để đẩy nhanh quá trình điều trị.
Viêm họng viêm phế quản cần giữ ấm cổ họng
Cổ họng là cơ quan rất nhạy cảm và dễ bị bệnh. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ hạ thấp kèm theo độ ẩm của không khí cao khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng viêm phế quản.
Vì vậy, hãy chú ý giữ ấm cổ họng và cơ thể bằng cách mặc quần áo ấm, quàng khăn. Nếu có việc cần ra ngoài đường, nên đeo khẩu trang để ngăn ngừa bụi bẩn và giữ ấm đường hô hấp trên nhé.
Uống nước ấm giảm viêm họng viêm phế quản
Uống nước ấm là cách giúp điều trị hiệu quả viêm họng viêm phế quản. Nước ấm giúp làm loãng đờm, dễ dàng đào thải các chất nhầy bên trong cổ họng và khoang mũi. Đồng thời nước ấm giúp làm ấm vùng cổ họng, giảm đau rát họng.
Ngoài ra, người bệnh có thể uống nước lọc ấm hoặc một số loại nước ấm khác như trà gừng, nước mật ong, trà quế,…Một cốc trà ấm mỗi ngày giúp kháng khuẩn và bảo vệ cổ họng rất tốt đấy nhé.
Viêm họng viêm phế quản cần tránh các loại khói bụi, khói thuốc lá
Như đã nói ở trên, đây cũng là một tác nhân gây viêm họng viêm phế quản. Vì thế, hãy đeo khẩu trang khi ra đường và tránh những nơi có khói thuốc lá để bảo vệ cổ họng nhé.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hỗ trợ điều trị viêm họng viêm phế quản
Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây các bệnh răng miệng. Sau đó, những vi khuẩn này lan rộng xuống khu vực họng và gây viêm nhiễm tại họng.
Do đó, hãy vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày kết hợp với việc súc miệng bằng các sản phẩm nước súc miệng chuyên dụng để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ. Ngoài ra, đừng quên vệ sinh bàn chải đánh răng và thay bàn chải đánh răng định kỳ nữa nhé.
Viêm họng viêm phế quản cần bổ sung đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng
Tăng cường sức đề kháng cũng là một biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh bởi điều này giúp hỗ trợ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh, giúp phòng ngừa và điều trị các nhiễm trùng ở đường hô hấp.
Người bệnh nên bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin như cam, bưởi, nho, các loại rau xanh như rau cải, bí đỏ, đậu hà lan,… và các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá hồi, quả óc chó, hạnh nhân,… hàng ngày.
Sử dụng máy tạo độ ẩm cải thiện tình trạng viêm họng viêm phế quản
Độ ẩm thích hợp trong nhà nên trong khoảng từ 30 – 50%. Do đó, không khí khô quá mức hoặc ẩm quá mức sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Việc điều chỉnh độ ẩm bằng máy tạo độ ẩm là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý một số điều sau để sử dụng máy tạo độ ẩm hiệu quả:
- Sử dụng nước khử khoáng hoặc nước cất để tránh sự phát triển của vi khuẩn, chất bẩn gây nguy hại cho sức khỏe.
- Vệ sinh máy và thay nước thường xuyên để đảm bảo không khí được tạo ra luôn sạch sẽ, an toàn cho người sử dụng.
Vệ sinh họng, miệng mỗi ngày bằng nước súc họng miệng chuyên dụng giúp điều trị và phòng ngừa viêm họng viêm phế quản
Việc súc họng, súc miệng mỗi ngày không chỉ giúp làm sạch khoang miệng, kháng khuẩn mà còn giúp giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tại họng và khoang miệng.
Đặc biệt, những sản phẩm nước súc miệng chứa thành phần Nano bạc biến tính Plasma đem đến tác dụng vượt trội nhờ tạo màng bảo vệ khắp khoang miệng và họng, kéo dài tác dụng bảo vệ và tiêu diệt virus gây bệnh hiệu quả.
Súc họng miệng PlasmaKare với thành phần là phức hệ TSN với acid Tannic và Nano bạc Plasma độc quyền kết hợp với keo ong đem đến nhiều tác dụng ưu việt so với các loại nước súc họng miệng thông thường.
Phức hệ Tanic – Nano bạc Plasma:
- Tăng cường khả năng kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả.
- Kiểm soát tốt các tổn thương trên niêm mạc, giúp săn se và làm lành các vết thương tại chỗ.
Keo ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên cực kỳ hiệu quả giúp diệt nhanh virus và chống viêm mạnh.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thành phần trên giúp:
- Tiêu diệt virus và các tác nhân gây bệnh chỉ sau 30 giây
- Giảm đau, sưng đỏ họng
- Sát khuẩn, giảm ngứa rát khó chịu và giảm ho ngay lập tức
- Giúp săn se niêm mạc và làm lành các vùng da bị tổn thương
Cách sử dụng: Sử dụng để vệ sinh hàng ngày, súc miệng 1-3 lần/ngày, mỗi lần sử dụng 10-15ml dung dịch không pha loãng, hoặc pha loãng 2 lần với nước. Súc họng kỹ trong khoảng 30s sau đó súc miệng và ngậm trong ít nhất 30 giây trước khi nhổ ra và không cần súc lại với nước.
Như vậy viêm họng viêm phế quản là hai bệnh khác nhau chứ không phải một bệnh như mọi người vẫn thường lầm tưởng. Bệnh gây đau nhức và khó chịu cho người mắc, chính vì thế việc phòng ngừa là rất quan trọng, đặc biệt là thời điểm giao mùa hiện nay. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có biện pháp bảo vệ bản thân phù hợp.