Viêm mũi dị ứng là một tình trạng thường gặp của mũi mà thường xuyên gây ra những dấu hiệu khó chịu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc nghẽn mũi và ngứa trong mũi. Không chỉ là bệnh mùa, viêm mũi dị ứng có thể kéo dài suốt năm do nhiều yếu tố gây dị ứng tồn tại. Vậy làm thế nào để nhận biết triệu chứng của viêm mũi dị ứng và liệu có cách nào để điều trị nó một cách hoàn toàn? Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Bệnh viêm mũi dị ứng là gì
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc mũi (lớp lót bên trong mũi) khi hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng). Đây là bệnh lý phụ thuộc vào cơ địa dị ứng của mỗi người do đó không có dấu hiệu nhận biết sớm và thường cấp tính.
Khi hít phải dị nguyên, một loạt phản ứng của cơ thể như hắt hơi, ngạt, ngứa, chảy nước mũi sẽ xảy ra dồn dập để chống lại chất gây dị ứng.
Các tác nhân gây viêm mũi dị ứng
Các tài liệu y khoa thống nhất phân chia viêm mũi dị ứng với 2 nhóm tác nhân chính ứng với 2 thể viêm mũi dị ứng gồm viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.
Viêm mũi dị ứng theo mùa
Viêm mũi dị ứng theo mùa có nhiều tác nhân gây dị ứng, xuất hiện vào từng mùa khác nhau, chủ yếu là các chất dị ứng từ thực vật, sự thay đổi của thời tiết (viêm mũi dị ứng thời tiết) các chất dị nguyên (chất gây dị ứng) có thể bao gồm:
- Mùa xuân: Người bị viêm mũi dị ứng vào mùa xuân thương do dị ứng với một số loại cây cối như sồi, phong bách xù, ô liu…Độ ẩm của mùa xuân không gây dị ứng nhưng lại là tác nhân quan trọng làm tăng nguy cơ ở người có tiền sử viêm mũi dị ứng.
- Mùa hè: Phấn hoa là tác nhân chính gây bệnh. Phấn hoa từ các loài cây ăn trái, các loại cây cỏ đều có thể là tác nhân dị ứng.
Một nhóm tác nhân không thể bỏ qua là các bào tử nấm mốc trong không khí. Bào tử nấm mốc gây dị ứng đặc biệt xuất hiện nhiều trong giai đoạn giao mùa thu đông
Nguyên nhân cũng khác nhau theo vùng, và viêm mũi dị ứng theo mùa thỉnh thoảng do các bào tử nấm mốc trong không khí.
Viêm mũi dị ứng quanh năm
Viêm mũi dị ứng quanh năm hay viêm mũi dai dẳng xảy ra do dị ứng với 1 số tác nhân thường xuất xuyên xuất hiện xung quanh cơ thể như bui nhà, phân chó mèo, lông thú cảnh, khói thuốc lá hoặc phản ứng quá mạnh với các loại phấn hoa theo mùa liên tiếp. .
Dấu hiệu và biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng có tính chất cấp tính, rầm rộ. Tuy triệu chứng có thể thuyên giảm nhanh chóng khi ngưng tiếp xúc dị nguyên, bệnh viêm mũi dị ứng nếu diễn ra thường xuyên có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường xuất hiện đồng thời, và nhanh chóng cải thiện khi ngưng tiếp xúc với chất gây dị ứng. Các triệu chứng điển hình gồm:
- Ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy dịch mũi trong, đôi khi đau ứ dịch lên xoang (đau nhức vùng xoang)
- Ngứa (mũi, mắt, cổ họng, da, đôi khi là một số bộ phận khác trên cơ thể)
- Khác: Viêm ngứa họng, chảy nước mắt, đau đầu, mệt mỏi, da khô ngứa, có mụn nước (triệu chứng dạng chàm)
Một số biến chứng viêm mũi dị ứng
Người bị viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên theo mùa, đặc biệt trẻ em cần chú ý đến các biến chứng nghiêm trọng đường hô hấp:
- Hen suyễn: Viêm mũi dị ứng và hen thường đồng mắc, tuy nhiên đây cũng có thể là yếu tố kịch phát gây he vô căn.
- Viêm xoang và polyp mũi tiến triển: Đây là những biến chứng thường gặp nhất ở người có tiền sử viêm mũi dị ứng.
- Viêm tai giữa: Thường gặp trong trường hợp viêm mũi dị ứng ở trẻ kéo dài dẫn đến bệnh mãn tính như viêm tai giữa
Chữa viêm mũi gì ứng hiệu quả tại nhà
Viêm mũi dị ứng là phản ứng viêm khi tiếp xúc dị nguyên vfa là bệnh do cơ địa mỗi người. Chính vì vậy không thể chữa dứt điểm mà chỉ cần giải quyết triệu chứng càng sớm càng tốt. Sử dụng kết hợp các thuốc xịt mũi xoang kết hợp uống thuốc chống dị ứng, đồng thời loại bỏ dị nguyên là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
Loại bỏ dị nguyên, phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát
Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều dễ dàng sàng lọc và tìm ra dị nguyên gây bệnh. Để phòng viêm mũi dị ứng tái phát và việc điều trị bằng thuốc thuận lợi, cần loại bỏ các dị nguyên này bằng cách:
- Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sinh hoạt như: Quét nhà, hút bụi, dọn phân/lông thú cảnh
- Vệ sinh làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý ấm ngay khi tiếp xúc với dị nguyên.
Thuốc uống trị viêm mũi dị ứng
Thuốc kháng Histamine (Kháng H1) là lựa chọn ưu tiên trong chữa viêm mũi dị ứng. Thuốc có tác dụng ức chế sản sinh Histamin, một chất trung gian của phản ứng viêm, từ đó giảm nhanh các triệu chứng phù nề niêm mạc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi…
Hầu hết các thuốc kháng Histamin đều gây buồn ngủ, trừ 1 số thuốc thế hệ mới như desloratadine ít gây buồn ngủ. Do đó, cần lưu ý thời gian uống thuốc để tránh ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.
Một số hoạt chất kháng histamine được dùng phổ biến gồm: Fexofenadine, Loratadine, Desloratadine, Diphenylhydramine, Levocetirizine, Etirizine…
Thuốc xịt mũi xoang trị viêm mũi dị ứng
Trước đây, thuốc xịt mũi xoang chứa corticosteroid rất được ưa chuộng để chữa viêm mũi dị ứng do hiệu quả nhanh. Tuy nhiên thuốc xịt mũi xoang chứa lạm dụng dài ngày có thể gây suy tuyến thượng thận. Vì vậy, đây không còn là lựa chọn tối ưu cho các trường hợp viêm mũi dai dẳng quanh năm, đặc biệt là trẻ em.
Thay vào đó, các loại xịt mũi xoang kháng khuẩn, chống viêm mạnh, an toàn từ thảo dược như tính chất từ tảo đỏ Carragennan là giải pháp mới tiên tiến, vượt trội phù hợp cho mọi dạng viêm mũi dị ứng, ở mọi đối tượng.
Ngoài cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tây y, bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc từ dược liệu cổ truyền như tỏi ngâm mật ong, lá bạc hà, lá húng chanh, dịch chiết cây giao hay hoa ngũ sắc tím. Cần lưu ý các phương pháp dân gian cho hiệu quả chậm hơn. Trong dịch chiết thảo dược có nhiều chất tồn dư do không được tinh chế phân lập có thể gây trầm trọng hơn tình trạng viêm mũi dị ứng.
Như vậy, có nhiều tác nhân gây viêm mũi dị ứng tồn tại trong môi trường sống của chúng ta. Cần phát hiện và hạn chế tiếp xúc tối đa với các tác nhân này. Đặc biệt, các trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm, cần lựa chọn các thuốc điều trị có độ an toàn cao, hiệu quả toàn diện và có biện pháp chăm sóc phù hợp để phòng ngừa bệnh tái phát.
Theo PlasmaKare.vn