Viêm da tiếp xúc có thể được điều trị bằng thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc và liều lượng phù hợp dựa trên mức độ bệnh và các yếu tố liên quan khác. Thuốc trị viêm da tiếp xúc cần được sử dụng đúng chỉ định để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Mục lục
Bệnh viêm da tiếp xúc là gì
Bệnh viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da xảy ra khi da tiếp xúc với một chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Các dấu hiệu nhận biết bệnh mới bắt đầu bao gồm ngứa, đỏ, sưng và phát ban. Bệnh viêm da tiếp xúc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính.
Viêm da tiếp xúc được chia thành hai loại bệnh chính sau đây:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá với một chất vô hại.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Xảy ra khi da bị tổn thương bởi một chất gây kích ứng.
Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc
Dưới đây là một số phương pháp, thuốc trị viêm da tiếp xúc ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Phương pháp dân gian tại nhà
Đối với phương pháp dân gian bạn nên áp dụng khi bệnh mới chớm bị đang còn ở mức độ nhẹ. Chưa cần can thiệp tới thuốc.
Dưới đây là một số phương pháp dân gian tại nhà có thể giúp điều trị viêm da tiếp xúc:
- Chườm lạnh: Chườm lạnh có thể giúp giảm ngứa và sưng. Bạn có thể chườm túi đá hoặc khăn lạnh lên vùng da bị viêm trong khoảng 10-15 phút.
- Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có thể giúp giữ ẩm cho da và ngăn ngừa da bị khô, bong tróc. Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu hoặc chất bảo quản.
- Tắm nước mát: Để làm dịu da và giảm ngứa ngáy bạn nên chọn tắm nước mát. Bạn nên tránh tắm nước nóng vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da.
- Trà xanh: Trà xanh có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Bạn có thể tắm bằng nước trà xanh hoặc thoa nước trà xanh lên vùng da bị viêm.
- Nha đam: Nha đam có tác dụng làm dịu và dưỡng ẩm cho da. Bạn có thể đắp gel nha đam lên vùng da bị viêm trong khoảng 15-20 phút.
- Lá trầu không: Là loại lá được dùng để trị vết thương giúp bạn kháng khuẩn và chống viêm vùng da bị tổn thương. Bạn có thể giã nát lá trầu không và đắp lên vùng da bị viêm.
Những loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc
Với bệnh ở mức độ trung bình bạn sẽ được chỉ định các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc dạng bôi có tính chất sát khuẩn, ngừa viêm sau:
Dung dịch Jarish sát khuẩn da
Dung dịch Jarish là một loại thuốc dùng để làm sạch và điều trị các bệnh ngoài da, bao gồm viêm da tiếp xúc. Dung dịch này có chứa acid boric, một chất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và làm dịu da.
Thuốc này không chỉ có tác dụng điều trị viêm da tiếp xúc mà còn có thể được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu khác, chẳng hạn như vảy nến, chàm và nhiễm trùng da do nấm.
Chữa viêm da tiếp xúc với thuốc tím
Thuốc tím là một loại thuốc trị viêm da tiếp xúc, có tác dụng sát khuẩn và chống viêm mạnh. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu nói chung và đặc biệt là các trường hợp có bội nhiễm hoặc tiết dịch.
Thuốc được dùng để thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương 1-2 lần/ngày. Trong trường hợp da bị tổn thương rộng, thuốc tím có thể được pha với nước tắm để sát khuẩn, làm se vết loét và giảm ngứa. Người bệnh khi sử dụng thuốc trị viêm da tiếp xúc, cần chú ý băng bó vết thương tránh bụi bẩn và những thứ gây bẩn tác động vào vùng da tổn thương
Chữa viêm da với thuốc bôi corticoid
Thuốc bôi corticoid là một loại thuốc trị viêm da tiếp xúc, phổ biến nhất hiện nay. Thuốc có tác dụng giảm tổn thương da, chống viêm và giảm ngứa bằng cách ức chế hệ miễn dịch.
Thuốc bôi corticoid chỉ nên được sử dụng khi tổn thương da đã khô, bong tróc và nứt nẻ. Nếu sử dụng thuốc trong thời điểm da nổi nhiều mụn nước, phù nề và ẩm ướt, tổn thương da có thể chậm lành và dễ bị nhiễm trùng.
Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc bôi ngoài da chứa corticoid: Hydrocortisone, Hydrocortisone Acetate, Triamcinolone Acetonide,…
Thuốc ức chế calcineurin
Thuốc ức chế calcineurin là một lựa chọn thay thế cho thuốc corticoid trong trường hợp chống chỉ định hoặc có tác dụng phụ nghiêm trọng. Thuốc có tác dụng điều hòa miễn dịch và ức chế sản xuất chất gây viêm, giúp giảm ngứa ngáy và cải thiện tổn thương da.
Thuốc ức chế calcineurin có ít tác dụng phụ hơn thuốc corticoid, bao gồm không gây mỏng da, rậm lông hay làm giãn mao mạch. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc trị viêm da tiếp xúc loại này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ác tính hóa tế bào.
Thuốc kháng sinh dạng bôi
Trong trường hợp viêm da bị bội nhiễm hoặc tổn thương da có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi kháng sinh.Thuốc bôi kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm da bị bội nhiễm hoặc tổn thương da có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Khi sử dụng thuốc trị viêm da tiếp xúc kháng sinh bôi, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc. Ngoài ra, cần tránh băng kín vùng da được che phủ, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc kháng sinh tại chỗ được sử dụng để điều trị bệnh, bao gồm: Fucicort, Bactroban, Tyrosur
Gel bôi PlasmaKare No5 điều trị viêm da tiếp xúc
Gel bôi PlasmaKare No5 là một sản phẩm bôi ngoài da có thành phần chính là nano bạc chuẩn hóa, dịch chiết lựu, dịch chiết Núc nác, chitosan, được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, bao gồm viêm da tiếp xúc. Sản phẩm có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm, đồng thời tăng tốc độ hồi phục hàng rào bảo vệ da. Các tác dụng này có thể giúp giảm ngứa, sưng, đỏ và mụn nước do viêm da tiếp xúc.
Sản phẩm có thành phần an toàn và được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả. Nổi bật với những ưu điểm khi không chứa các thành phần gây hại da, không chứa cồn và Corticoid.
Kem Nano bạc PlasmaKare No5 dùng được cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Sản phẩm không làm bạn bị phụ thuộc, không gây đề kháng.
Các loại thuốc chữa trị viêm da dạng uống
Bệnh viêm da ở mức độ nặng, nhiễm trùng, bội nhiễm sẽ được chỉ định sử dụng thuốc trị viêm da tiếp xúc kháng sinh dạng uống sau đây:
Thuốc kháng histamine tổng hợp
Histamin là một chất trung gian gây dị ứng được giải phóng bởi cơ thể. Khi được giải phóng vào da và niêm mạc, histamine gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, đỏ, sưng và nóng rát.
Thuốc kháng histamine tổng hợp có thể được sử dụng để cải thiện triệu chứng ngứa của viêm da tiếp xúc. Nhóm thuốc này tương đối an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng.
Các loại thuốc kháng histamine tổng hợp được sử dụng trong điều trị viêm da tiếp xúc, bao gồm: Fexofenadin, Cetirizin, Chlorpheniramine
Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm NSAIDs
Ngoài tổn thương da, viêm da tiếp xúc có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt nhẹ, sưng hạch gây đau và nhức mỏi. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau và kháng viêm non-steroid để cải thiện các triệu chứng này.
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt được sử dụng phổ biến. Thuốc có tác dụng giảm đau nhức và hạ thân nhiệt.
- Thuốc chống viêm non-steroid (NSAID): Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc gây đau, sốt nhẹ và sưng viêm. Nhóm thuốc này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn có tác dụng kháng viêm bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase và prostaglandin. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng NSAID ở những người có tiền sử xuất huyết tiêu hóa và loét dạ dày tá tràng.
Thuốc kháng sinh dạng uống
Thuốc kháng sinh đường uống là loại thuốc trị viêm da tiếp xúc khi bệnh ở mức độ nhiễm trùng da lan rộng. Thuốc được chỉ định trong khoảng 7-10 ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
Hiện nay, kháng sinh chủ yếu được sử dụng để điều trị viêm da bội nhiễm là Cephalosporin và Penicillin. Khi sử dụng kháng sinh, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng không đều có thể khiến bệnh tái phát hoặc khiến vi khuẩn kháng thuốc.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc
Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc thường sẽ thuyên giảm nhanh sau khi dùng thuốc. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng phụ, cần lưu ý những điều sau:
- Thăm khám và chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Không tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Trước khi dùng thuốc, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo dùng thuốc đúng cách và an toàn.
- Tuyệt đối không dùng thuốc quá liều hoặc sử dụng thuốc trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng thuốc trên diện rộng hoặc trên da bị tổn thương.
- Không tùy ý sử dụng thuốc đối với trẻ 2 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ..
- Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc, hãy ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ.
Viêm da tiếp xúc là một bệnh da liễu phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc Tây y hoặc các phương pháp dân gian tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, bạn nên đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ da liễu.