Tình trạng nghẹt mũi xảy ra khi dịch nhầy được tạo ra dày đặc, gây tắc nghẽn trong khoang mũi và gây khó khăn trong việc hô hấp cho trẻ. Trẻ khi mắc phải tình trạng nghẹt mũi thường thể hiện dấu hiệu bằng cách quấy khóc thường xuyên và gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy, cách điều trị nghẹt mũi cho trẻ cũng như phương pháp rửa mũi để giảm tình trạng nghẹt mũi cho trẻ đã được trình bày chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Lợi ích của việc điều trị nghẹt mũi cho trẻ
- 2. Hướng dẫn Điều trị nghẹt mũi cho trẻ bằng cách rửa mũi
- 3. Điều trị nghẹt mũi cho trẻ bằng cách hút mũi
- 4. Hướng dẫn tự pha nước muối sinh lý tại nhà để điều trị nghẹt mũi cho trẻ
- 5. Hướng dẫn điều trị nghẹt mũi cho trẻ bị viêm xoang
- 6. Lưu ý trong phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả
Lợi ích của việc điều trị nghẹt mũi cho trẻ
Điều trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ rất quan trọng đối với sức khoẻ hô hấp trên. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không có khả năng tự khịt mũi để loại bỏ dịch nhầy trong mũi. Dịch nhầy có thể tích tụ lại trong khoang mũi của trẻ, đông đặc hoặc đóng cứng khiến cho trẻ bị nghẹt mũi. Tình trạng nghẹt mũi khiến trẻ khó thở, khò khè, quấy khóc liên tục.
Hơn nữa, tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới các biến chứng như viêm tai giữa. Do đó điều trị nghẹt mũi cho trẻ là việc làm cần thiết, càng sớm càng tốt để làm thông thoáng đường thở và ngăn ngừa các biến chứng có hại.
Để điều trị nghẹt mũi cho trẻ cách nhanh và hiệu quả nhất là vệ sinh mũi (Rửa mũi hoặc hút mũi). Có thể điều trị nghẹt mũi cho trẻ bằng cách vệ sinh mũi máy xịt mũi/hút mũi chuyên dụng có bán tại các cửa hàng bán thiết bị y tế. Hoặc bạn cũng có thể tự sử dụng công thức của riêng mình và lưu ý, cần rửa tay và rửa thiết bị trước khi vệ sinh cho trẻ để tránh nhiễm trùng.
Hướng dẫn Điều trị nghẹt mũi cho trẻ bằng cách rửa mũi
Điều trị nghẹt mũi cho trẻ bằng cách rửa mũi cũng tùy thuộc vào tình trạng và độ tuổi của trẻ. Cần thực hiện theo đúng các kỹ thuật để đảm bảo trẻ cảm thấy thoải mái nhất và không gây tổn thương niêm mạc mũi. Dưới đây là hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ, mẹ nên tham khảo.
- Đặt trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng. Nên để đầu trẻ gối cao hơn người. Động tác này giúp trẻ không bị sặc nước vào đường thở.
- Đặt khăn trên mũi trẻ để thấm lau nước muối và dịch mũi có thể chảy dính trên mặt hoặc rớt ra giường.
- Dùng bình rửa mũi chuyên dụng hoặc xi lanh đã bỏ kim tiêm đã sẵn nước muối sinh lý và xịt vào 1 bên lỗ mũi cho đến khi dịch nhầy mũi được đẩy ra ở lỗ mũi còn lại. Thao tác cần nhẹ nhàng tránh trẻ giật mình, quấy khóc và không hợp tác. Nước muối sinh lý dùng trong kỹ thuật rửa mũi để điều trị nghẹt mũi cho trẻ nên được làm ấm, đặc biệt vào mùa lạnh để giúp làm ấm đường thở, giảm kích ứng, khô niêm mạc.
Các loại ống xi lanh phù hợp theo độ tuổi để điều trị nghẹt mũi cho trẻ.
- Xi lanh 3 ml cho trẻ dưới 1 tháng tuổi
- Xi lanh 5 ml cho trẻ trên dưới 6 tháng tuổi
- Xi lanh 10 ml cho trẻ trên dưới 12 tháng tuổi
Nếu sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng nên hỏi ý kiến của bác sỹ để lựa chọn loại phù hợp. Trong quá trình thao tác rửa mũi cho trẻ nếu gặp bất cứ khó khăn nào như trẻ không hợp tác, niêm mạc mũi bị tổn thương, phụ huynh nên cho trẻ đến các phòng khám tai mũi họng uy tín để được bác sỹ trợ giúp.
Điều trị nghẹt mũi cho trẻ bằng cách hút mũi
Trong các trường hợp dịch mũi là dịch nhầy, không quá đặc hoặc trẻ quá nhỏ, bố mẹ có thể điều trị nghẹt mũi cho bé bằng cách hút mũi. Cách hút mũi trực tiếp bằng miệng không vệ sinh và không được khuyến cáo áp dụng. Thay vào đó, sử dụng quá bóp cao su hoặc máy hút mũi được các chuyên gia tai mũi họng khuyên dùng.
Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng ống hút mũi quả bóp cao su
Sử dụng quả bóp cao su giúp hút phần dịch mũi gây nghẹt cho bé, làm cho đường thở thông thoáng. Luôn vệ sinh dụng cụ quả bóp trước khi dùng mẹ nhé.
Cách thực hiện
- Đặt trẻ ở tư thế ngồi, có thể sử dụng gối để đỡ
- Bóp nhẹ quả bóp để không khí thoát ra ngoài
- Nhẹ nhàng đưa đầu của ống hút mũi vào lỗ mũi của trẻ. Không nên đưa vào quá sâu có thể gây đau nhức mũi, khó chịu thậm chí là chảy máu niêm mạc.
- Thả tay từ từ để dịch nhầy được hút vào trong lòng của quả bóp cao su.
- Vệ sinh ống hút mũi sau mỗi lần sử dụng và làm lặp lại với mũi bên cạnh để lấy hết dịch mũi. Vệ sinh sạch và khô quả bóp cao su cho những lần tiếp theo.
Sử dụng máy hút mũi để điều trị nghẹt mũi cho trẻ
Máy hút mũi rất hiệu quả và dễ sử dụng hơn nhiều so với ống hút mũi quả bóp cao su. Hiện nay, đây là dụng cụ không thể thiếu trong mỗi gia đình có trẻ sơ sinh. Máy hút mũi được cấu tạo một đầu hút, một ống mềm và một đầu để đưa vào mũi trẻ. Có 2 loại máy hút mũi là máy hút mũi chạy bằng pin hoặc máy hút mũi chạy bằng điện, cả 2 loại máy hút này đều có bán tại các cửa hàng thiết bị vệ sinh y tế hoặc có bán online.
Cách thực hiện
- Đặt trẻ nằm ngửa
- Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy trong mũi. Nếu 2-3 giọt nước muối sinh lý không thể làm loãng dịch nhầy, có thể nhỏ thêm 2-3 giọt.
- Thử hoạt động của máy hút bằng đầu ngón tay. Sau đó, đưa đầu hút vào mũi trẻ và đầu còn lại vào miệng bạn
- Nhẹ nhàng hút để kích thích dịch nhầy ra ngoài theo đường hút. Tránh hút quá mạnh khiến mũi trẻ bị viêm hoặc chảy máu.
- Màng lọc của máy hút có công dụng ngăn dịch nhầy và các loại vi khuẩn đi trực tiếp lên miệng bạn.
- Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để vệ sinh mũi cho bé hàng ngày. Khi đang điều trị nghẹt mũi cho trẻ có thể hút nhiều lần hơn nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.
- Rửa tay và máy hút mũi trước và sau khi sử dụng
Hướng dẫn tự pha nước muối sinh lý tại nhà để điều trị nghẹt mũi cho trẻ
Trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt thường xuyên bị nghẹt mũi. Do đó, việc tự pha nước muối sinh lý và rửa mũi tại nhà giúp tiết kiệm chi phí điều trị nghẹt mũi cho trẻ đáng kể. Làm theo chỉ dẫn cụ thể sau để có dung dịch rửa mũi tốt nhất cho bé mẹ nhé:
- Muối (NaCl): Muối sử dụng pha nước muối sinh lý cần là loại muối tinh đã loại bỏ hết tạp chất. Do lượng muối cần tương đối chính xác để pha ra dung dịch đẳng trương hoặc hơi ưu trương (dịch muối ưu trương là dịch có nồng độ muối cao hơn 0.9%), bạn không nên tự ý cân muối. Hiện nay trên thị trường đã có sẵn các gói muối pha rất tiện lợi với liều lượng chính xác 9 gam cho 1 lít nước. 1 lít nước cũng là lượng dịch đủ cho 1-2 lần rửa mũi điều trị nghẹt mũi cho trẻ.
- Nước vô khuẩn (nước cất) hoặc nước đun sôi để nguội: 1000 ml. Nếu có điều kiên bạn có thể mua nước cất để sử dụng pha nước muối sinh lý để rửa mũi. Bạn cũng có thể sử dụng nước đã lọc và đun sôi để nguội để pha dung dịch muối sinh lý cũng rất đảm bảo vệ sinh.
Nước muối sinh lý tự pha nên được sử dụng ngay tránh nhiễm khuẩn gây khó khăn cho quá trình điều trị nghẹt mũi cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý pha bằng muối trắng có sẵn tại nhà và đong đếm lượng muối áng chừng theo kinh nghiệp.
Hướng dẫn điều trị nghẹt mũi cho trẻ bị viêm xoang
Viêm xoang là hệ quả của nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nhiễm trùng đường hô hấp trên gây viêm khoang mũi và gây bít, tắc và ứ dịch các xoang quanh mũi dẫn đến nhiễm trùng xoang mũi. Đồng thời viêm mũi xoang cũng gây nên tình trạng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ nhỏ.
Thời tiết và các dạng dị ứng là nguyên nhân quan trọng gây tái phát viêm mũi xoang ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Một số bệnh khác gây viêm xoang ở trẻ bao gồm: dị dạng mũi, viêm V.A, bơi hoặc lặn, nhiễm trùng răng, tổn thương mũi do tai nạn, vật lạ mắc vào mũi, hở hàm ếch, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hít phải khói thuốc.
Để điều trị nghẹt mũi cho trẻ do viêm xoang, rửa mũi hàng ngày là biện pháp làm sạch mũi xoang tốt nhất. Cách thực hiện như sau
Cách thực hiện
- Đặt trẻ nằm ngửa, hơi nghiêng đầu trẻ về phía sau, có thể sử dụng một chiếc gối để đỡ đầu trẻ
- Xịt 2-3 giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi của trẻ. Giữ khoảng 30-40 giây. Nếu nước muối chảy ra ngoài hoặc vào mắt trẻ, lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc giấy
- Nếu dịch mũi xoang vẫn chưa thể tự đẩy ra, cần sử dụng đến máy rửa mũi để rửa mũi cho trẻ. Cách rửa mũi bằng bình rửa mũi để làm sạch vùng xoang và mũi giúp đẩy phần dịch dư thừa ra ngoài và giúp thông thoáng đường thở cho trẻ. Điều trị nghẹt mũi cho trẻ bằng cách rửa mũi cần thực hiện đều đặn 2 ngày/lần. Hoạt động này cũng giúp phòng ngừa viêm mũi xoang và nghẹt mũi ở trẻ tái phát.
Lưu ý trong phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả
Tai mũi họng là các bộ phận liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, để phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ, giảm nguy cơ viêm mũi xoang và viêm tai giữa, cần bảo vệ cả họng tránh cảm cúm, viêm họng, viêm amidan. Ngay cả trong điều trị nghẹt mũi cho trẻ cũng cần chú ý xử lý kịp thời các vấn đề có thể phát sinh tại tại và họng.
Vệ sinh mũi – họng hàng ngày cho trẻ giúp giảm 90% nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp trên cho trẻ trong đó có nghẹt mũi. Đặc biệt mùa đông, sức đề kháng của trẻ kém, cần chú ý giữ ấm và vệ sinh mũi họng thường xuyên và cẩn thận.
- Vệ sinh mũi: Vệ sinh mũi hàng ngày không chỉ giúp làm sạch mà còn giúp làm ấm và chống khô mũi hiệu quả cho trẻ. Rửa mũi hàng ngày cho trẻ dưới 3 tuổi. Mùa đông nên rửa mũi cho trẻ bằng nước ấm cả sáng và tối để phòng ngừa nghẹt mũi.
- Vệ sinh họng miệng: Điều trị nghẹt mũi cho trẻ lớn nên kết hợp rửa mũi với súc họng miệng cho kết quả điều trị tốt hơn. Tập cho trẻ thói quen đánh răng hàng ngày sáng và tối. Đặc biệt với trẻ từ 3 tuổi, cần hướng dẫn trẻ súc họng, súc miệng hàng ngày bằng cách dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch và loại bỏ các tác nhân gây bệnh đường hô hấp.
Như vậy, vệ sinh mũi là biện pháp vô cùng quan trọng nhưng cũng rất đơn giản và tiện lợi để điều trị nghẹt mũi cho trẻ. Đừng quên vệ sinh mũi cho bé hàng ngày để tránh nghẹt mũi, khò khè khó thở mẹ nhé.
Theo PlasmaKare.vn