Ho là một triệu chứng rất phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Các phương pháp trị ho dân gian để giảm nhẹ triệu chứng và tăng cường sức khỏe tự nhiên của cơ thể được nhiều người lựa chọn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những cách trị ho đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra ho
Ho là bệnh lý trên đường hô hấp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này kéo dài khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Ho là gì
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ chất nhầy hoặc chất lạ gây kích thích cổ họng.
Hầu hết ho sẽ cải thiện hoặc khỏi sau khoảng 2 tuần. Nếu tình trạng ho vẫn tiếp tục kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, tránh tình trạng ho nặng lên.
Ho thường được chia thành ho cấp tính và ho mạn tính với những nguyên nhân khởi phát khác nhau.
Nguyên nhân gây ho cấp tính
Ho cấp tính là hiện tượng ho bắt đầu đột ngột và kéo dài từ hai đến ba tuần. Trong hầu hết các trường hợp, ho cấp tính thường xảy ra trong một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới. Các bệnh lý điển hình thường gặp bao gồm:
- Cúm do virus.
- Cảm lạnh.
- Viêm thanh quản, khí quản, phế quản.
- Viêm phổi.
Nguyên nhân gây ho mạn tính
Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài hơn tám tuần. Nếu ho lâu ngày không khỏi còn được gọi là ho dai dẳng.
Ho mãn tính thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Thuốc lá
- Tổn thương dây thanh quản
- Chảy nước mũi sau
- Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn như viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, ho gà.
- Các tình trạng nghiêm trọng như suy tim hoặc thuyên tắc phổi.
- Bệnh trào ngược dạ dày (GERD)
- Bệnh hen suyễn hoặc phổi tắc nghẽn mạn tính.
Phân biệt ho khan và ho có đờm
Ho cũng có thể được chia thành ho khan hoặc ho có đờm.
Ho khan
Ho khan là tình trạng ho kéo dài, không có đờm hay chất nhầy bên trong cổ họng. Khi bị ho khan, người bệnh có thể cảm thấy nhột nhột ở phía sau cổ họng, và cơ thể sẽ kích hoạt phản xạ ho gây ra những cơn ho kéo dài.
Thông thường ho khan thuộc loại ho dị ứng, có thể do hít phải khói bụi, thay đổi thời tiết. Ngoài ra, ho khan cũng có thể xảy ra khi mắc các bệnh như viêm phế quản, cảm lạnh, hen phế quản, viêm phổi,… và thường sẽ kèm theo tình trạng ngứa họng, khàn tiếng hoặc mất giọng.
Ho có đờm
Ho có đờm là một cơn ho thường có chất nhầy, đờm bên trong cổ họng khiến cho người bệnh khó chịu. Chúng có thể đến từ từ hoặc nhanh chóng và có thể kèm theo các triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Khi xuất hiện ho có đờm, người bệnh có cảm giác như bị vật gì đó mắc kẹt hoặc dính ở phía sau cổ họng hoặc ngực. Tình trạng này có thể hết ngay sau khi khỏi bệnh hoặc kéo dài cả tháng trời gây ra bệnh ho mạn tính.
Nguyên nhân thường gây ra bệnh có đờm là cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi,…
Cách trị ho tại nhà hiệu quả
Trong nhiều trường hợp ho mạn tính cần phải điều trị dài ngày thì áp dụng các phương pháp không dùng thuốc ngay tại nhà là giải pháp hiệu quả. Dưới đây là một số cách trị ho hiệu quả trong dân gian hay được sử dụng:
Cách bấm huyệt trị ho
Bấm huyệt là phương pháp được khá nhiều người sử dụng khi gặp phải tình trạng ho. Khi nhấn đúng vào các huyệt vị, sẽ tạo ra sự kích thích trực tiếp lên da thịt, mạch máu, thần kinh giúp cho khí huyết được lưu thông và thúc đẩy các hoạt động của cơ thể tốt hơn. Từ đó giúp ngăn chặn các cơn ho hiệu quả.
Huyệt Dũng Tuyền
Đây là huyệt nằm tập trung ở chỗ lõm ⅓ phía trên của gan bàn chân. Khi huyệt này được làm nóng sẽ giúp lưu thông khí huyết và làm ấm cơ thể. Thông qua việc xoa bóp huyệt Dũng tuyền cũng sẽ giúp cải thiện các cơn ho khi nhiễm lạnh.
Cách thực hiện:
- Sau khi ngâm chân bằng nước ấm, lấy khăn lau khô.
- Dùng dầu nóng thoa đều vào huyệt Dũng tuyền, day nhẹ huyệt bằng ngón tay 15 phút cho mỗi bàn chân, nên làm 3 lần như thế.
- Sau khi thực hiện, đeo tất vào chân để giữ ấm.
- Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên dùng dầu khuynh diệp để massage huyệt cho con.
Huyệt Thái uyên
Huyệt nằm ở tại điểm lõm ngay phần gốc của ngón cái khi cổ bàn tay gập về phía cơ thể. Khi bấm huyệt này sẽ giúp hỗ trợ và làm dịu cảm giác ngứa rát, khô và đau cổ họng.
Cách thực hiện:
- Dùng ngón cái bấm liên tục 14 lần vào huyệt Thái uyên sau đó đổi tay.
- Nên thực hiện xoa bóp, bấm huyệt Thái uyên trong khoảng 3 phút.
Ngoài ra, bấm huyệt khổng tối, xích trạch, phế du cũng giúp cải thiện tình trạng ho đáng kể.
Cách trị ho bằng mật ong
Mật ong từ lâu đã được dùng để điều trị các bệnh ở đường hô hấp trên như ho, viêm họng, cảm cúm,… Nhờ khả năng chống oxy hoá và làm dịu niêm mạc, mật ong có tác dụng chữa ho rất tốt. Dưới đây là một số cách chữa ho bằng mật ong tại nhà đơn giản, dễ làm:
Mật ong cách thuỷ với quất
Cách thực hiện:
- Quất sau khi được rửa sạch vỏ đem thái lát mỏng và bỏ hạt, cho vào bát.
- Đổ mật ong vào bát sao cho ngập phần quất và đem hấp cách thủy khoảng 15-20 phút
- Lúc này quất sẽ quyện đều với mật ong tạo thành siro uống.
Quất hấp mật ong giúp chữa ho, giảm triệu chứng viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng, mất giọng…
Mật ong với tỏi
Tỏi và mật ong được xem là chất kháng sinh tự nhiên do có khả năng kháng khuẩn tốt và cải thiện hệ miễn dịch. Khi kết hợp mật ong với tỏi giúp chống lại bệnh tật và trị ho đờm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ 4-5 tép tỏi và đem đập dập.
- Trộn đều với một lượng mật ong vừa đủ.
- Đem hỗn hợp đi cách thuỷ đến khi tỏi mềm.
- Dùng 2-3 lần mỗi ngày, 2 thìa cà phê/ngày.
Cách trị ho ngứa cổ họng bằng chanh đào mật ong
Chanh đào và mật ong giúp làm dịu cổ họng và kháng khuẩn tốt, vì vậy đem lại hiệu quả trong các trường hợp viêm họng, ho khan, ho có đờm.
Cách thực hiện:
- Trước khi làm, cần chuẩn bị 0.8kg đường phèn, 1kg chanh đào, và 1 lít mật ong.
- Ngâm chanh với nước muối khoảng 30 phút, rửa sạch và để ráo nước.
- Thái chanh thành lát mỏng rồi xếp vào hũ/ bình đựng xen kẽ với lớp đường phèn.
- Đổ mật ong vào bình và ngâm trong khoảng 3 tháng..
- Nên dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa để giảm triệu chứng đau họng và chữa ho.
Cách trị ho bằng gừng
Khả năng kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, chữa ho, giải cảm của gừng từ lâu đã được biết đến. Dưới đây là cách sử dụng gừng với các nguyên liệu khác để tăng cường hiệu quả trị ho.
Sử dụng gừng, mật ong và chanh
Sự kết hợp này giúp làm dịu nhanh các cơn ho, đau họng và giảm viêm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng, cạo vỏ và thái thành lát mỏng.
- Đun nước sôi sau đó cho gừng vào đun khoảng 10 phút nữa.
- Thêm 1 thìa cà phê mật ong và nước cốt ½ quả chanh rồi đun sôi lại.
- Uống khi hỗn hợp này còn ấm.
Gừng và Sả
Sả và gừng đều có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt, tăng cường đề kháng cho cơ thể và giúp giảm nhanh các triệu chứng ho.
Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ sau đó thái thành lát mỏng.
- Lấy một cốc nước sôi rồi cho gừng và sả vào ngâm trong vài phút.
- Nên uống khi còn ấm (có thể thêm một chút mật ong và chanh).
Cách trị ho bằng lá húng chanh
Chữa ho đờm thông thường có thể làm như sau:
- Rửa sạch khoảng 15-16 lá húng chanh và 4-5 quả quất xanh.
- Đem tất cả xay nhuyễn, cho vào một cái bát nhỏ.
- Thêm một chút đường phèn rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
- Uống 1-2 lần mỗi ngày trong vài ngày liên tiếp đến khi hết ho.
Trong trường hợp ho nhiệt, khàn tiếng và viêm họng, cách làm như sau:
- Rửa sạch khoảng 20g lá húng chanh tươi và đem thái nhỏ.
- Thêm 20g đường phèn vào trộn lên và giã lấy nước.
- Thêm khoảng 10ml nước sôi vào để cho ngấm, sau đó gạn lấy nước để uống.
Cách trị ho bằng lá hẹ
Trong lá hẹ có chứa các chất giúp kháng viêm và chữa ho hiệu quả. Khi dùng chung với mật ong sẽ giúp cổ họng được dịu lại, giảm nhanh các cơn ho.
Cách làm như sau:
- Dùng 3-5 nhánh hẹ, đem rửa sạch và thái nhỏ.
- Cho mật ong và hẹ vào 1 cái bát (mật ong ngập lá hẹ).
- Trộn đều và đun tới khi lá hẹ nhuyễn ra.
- Sử dụng hỗn hợp này hàng ngày cho đến khi khỏi ho.
Cách trị ho bằng quả lê
Từ lâu lê đã được biết đến với công dụng kháng khuẩn, chữa ho khan, ho gió, ho có đờm. Sử dụng quả lê để chữa ho như sau:
- Rửa sạch quả lê bằng nước.
- Cắt bỏ phần đầu quả lê rồi bỏ phần lõi và hạt bên trong quả lê.
- Đem quả lê chưng cách thủy sau khi đã cho thêm đường phèn/mật ong vào bên trong.
- Đun cách thuỷ khoảng 30 phút. Với trẻ nhỏ thì cho dùng phần nước bên trong, người lớn có thể ăn cả.
Nên sử dụng cách này 3-5 ngày để thấy được hiệu quả điều trị ho.
Xem thêm: 3 cách hấp lê trị ho cực nhạy mẹ nên áp dụng ngay cho bé
Cách trị ho bằng xịt họng PlasmaKare H-spray
Xịt họng PlasmaKare H-spray có chứa chất sát trùng thế hệ mới Sanicompound cùng với chiết xuất lá thường xuân, dịch chiết lựu đỏ, carrageenan trong tảo đỏ và acid Hyaluronic đem lại khả năng kháng khuẩn vượt trội, làm sạch đờm và giảm nhanh các cơn ho.
Sau khi xịt sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ bao phủ toàn bộ niêm mạc họng và đem lại cảm giác dễ chịu, giảm nhanh các cơn ho và tình trạng vướng đờm trong cổ.
Cách dùng: Dùng xịt họng PlasmaKare H-spray xịt sâu vào bên trong họng 2-4 nhát (tương đương 0,25-0,5 ml/lần). Xịt 2-4 giờ/lần hoặc dùng ngay khi có cơn ho kéo dài, cảm giác đau rát họng. Khi bệnh đã có dấu hiệu đỡ hơn thì có thể giảm số lần dùng.
Cách phòng ngừa ho hiệu quả
Để phòng ngừa các cơn ho xảy ra, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, nên thực hiện các biện pháp sau:
- Luôn giữ ấm phần mũi họng, đặc biệt khi trời lạnh.
- Hạn chế việc ăn đồ ăn lạnh gây viêm họng.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê,…
- Phòng tránh bệnh cảm cúm bằng cách hạn chế sự tiếp xúc với người đang mắc bệnh, đeo khẩu trang khi tới nơi đông người.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp để ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày gây ho.
- Bổ sung chế độ ăn hàng ngày, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao đề kháng.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm chuyên dụng.
- Uống mật ong, trà hoa cúc hoặc trà gừng để tăng đề kháng, phòng ngừa ho.
Để có được cổ họng luôn khoẻ mạnh, hãy chú ý phòng ngừa một cách hiệu quả.