Tình trạng bị hôi miệng không còn quá xa lạ, nhiều người cứ nghĩ hôi miệng chỉ gặp ở người lớn nhưng trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị hôi miệng. Hơi thở có mùi không những khiến trẻ trở nên thiếu tự tin trong sinh hoạt, giao tiếp mà còn có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, hỏng men răng. Vậy những có cách trị hôi miệng ở trẻ em nào hiệu quả? Điều trị hôi miệng theo từng độ tuổi ở trẻ có khác nhau không? Cùng PlasmaKare tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở phát ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến sự tự tin và tạo ra cảm giác e ngại khi giao tiếp. Đây là vấn đề thường gặp, không chỉ ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các trường hợp mắc phải.
Ở trẻ nhỏ, hôi miệng là vấn đề phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, sự phân hủy của thức ăn trong khoang miệng hoặc do các bệnh lý như sâu răng và viêm nướu. Mặc dù hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
Dấu hiệu hôi miệng ở trẻ em
Hôi miệng ở trẻ em thường bị bỏ qua vì phụ huynh ít chú ý đến dấu hiệu ban đầu. Tuy nhiên, việc nhận biết hôi miệng ở trẻ em từ sớm sẽ giúp cha mẹ có biện pháp trị hôi miệng cho bé kịp thời và tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trẻ thường ngại nói chuyện gần gũi: Trẻ bị hôi miệng thường có xu hướng ngại nói chuyện hoặc không muốn đứng gần người khác vì cảm giác tự ti. Phụ huynh có thể để ý nếu con ngại giao tiếp hoặc tìm cách tránh né những cuộc trò chuyện gần gũi.
- Mùi hôi khi con thở: Cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy mùi hôi từ hơi thở của trẻ em khi ở gần, đặc biệt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về hơi thở có mùi.
- Kiểm tra lưỡi có mảng bám: Hãy thường xuyên kiểm tra lưỡi của trẻ. Nếu có mảng bám màu trắng hoặc vàng, đó là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Mảng bám này tích tụ vi khuẩn và sẽ làm tăng nguy cơ hôi miệng nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
- Trẻ khó chịu khi đánh răng hoặc bị viêm nướu, lợi: Trẻ có thể tỏ ra khó chịu khi đánh răng do nướu bị viêm hoặc sưng tấy. Viêm nướu cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ em. Ngoài ra, trẻ có thể bị chảy máu lợi khi bé đánh răng hoặc nướu dễ bị kích ứng, khiến việc vệ sinh miệng khó khăn và mùi hôi gia tăng.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu hôi miệng ở trẻ và kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng miệng của con sẽ giúp phụ huynh có biện pháp chăm sóc đúng cách, cải thiện tình trạng trẻ bị hôi miệng.
Cách trị hôi miệng ở trẻ em theo từng độ tuổi
Hôi miệng là tình trạng phổ biến ở bất kỳ độ tuổi nào và trẻ em cũng không ngoại lệ. Trẻ thường mắc phải tình trạng hôi miệng, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân chính xác để có thể khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
Cách chữa hôi miệng cho trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ em dưới 1 tuổi là những trẻ đang trong giai đoạn phát triển quan trọng và sức khỏe răng miệng cũng đóng vai trò lớn trong sự phát triển của bé. Tình trạng hơi thở có mùi hôi cũng không hẳn là hiếm gặp ở những đối tượng này. Những nguyên nhân dẫn đến mùi hôi trong hơi thở của trẻ dưới 1 tuổi bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và cách trị hôi miệng mà cha mẹ bé nên tham khảo:
- Vệ sinh miệng không đầy đủ: Mặc dù trẻ dưới 1 tuổi chưa mọc răng nhưng việc không vệ sinh nướu, lưỡi, khoang miệng trẻ sạch sẽ và cẩn thận có thể khiến vi khuẩn phát triển do sữa, thức ăn dư thừa tích tụ trong miệng hoặc khi thức dậy từ giấc ngủ cũng gây ra mùi hôi.
- Khô miệng: Trẻ nhỏ thường có tuyến nước bọt chưa phát triển, do đó dễ dẫn đến hiện tượng khô môi. Miệng khô không đủ nước bọt để rửa trôi vi khuẩn, làm vi khuẩn sinh sôi và gây hôi miệng cho trẻ
- Sưng hoặc viêm nướu: Việc viêm nướu rất dễ bắt gặp ở trẻ nhỏ, gây ra hơi thở có mùi khó chịu. Vi khuẩn có hại tích tụ trong khoang miệng hoặc các tình trạng như mọc răng cũng có thể gây sưng nướu cho trẻ
- Các vấn đề hô hấp: Trẻ dưới 1 tuổi rất dễ bị các bệnh viêm đường hô hấp như cảm cúm, viêm amidan, viêm xoang, viêm nhiễm đường thở… những vấn đề này có thể làm tích tụ chất nhầy, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi miệng khi trẻ thở ra.
- Lây nhiễm từ người khác: trẻ nhỏ có thể bị lây nhiễm vi khuẩn từ người khác, đó có thể là những người chăm sóc hoặc thường xuyên tiếp xúc với bé, từ đó có thể gây ra hôi miệng ở trẻ.
Cách trị hôi miệng cho trẻ ở dưới 1 tuổi:
Đối với trẻ em sơ sinh hay các bé 2 tháng tuổi đầu bị hôi miệng là tình trạng phổ biến. Một số cách trị hôi miệng ở trẻ sơ sinh hiệu quả:
- Cha mẹ hãy cố gắng lau hoặc chải nướu của bé sau mỗi lần bú hoặc trước khi đi ngủ.
- Vệ sinh rơ lưỡi cho trẻ, lưu ý chải nhẹ nhàng tránh làm trẻ đau và gây tổn thương lưỡi hay nướu của trẻ
- Tập thói quen cho bé làm sạch miệng từ trước khi làm răng
- Lưu ý không dùng kem ở độ tuổi này
- Khi trẻ dùng núm vú giả, cha mẹ hãy làm sạch núm vú để tránh nước bọt, vi khuẩn còn sót lại làm ảnh hưởng tới bé vào lần sử dụng tiếp theo
Cách chữa hôi miệng cho bé 1 tuổi
Khi trẻ lên 1, tình trạng hơi thở có mùi cũng không khó để tránh khỏi, có thể gây lo lắng cho cha mẹ. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không chỉ giúp cha mẹ tìm ra giải pháp phù hợp mà còn đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con em mình. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra hôi miệng và cách để chữa hôi miệng cho bé 1 tuổi hiệu quả.
- Vi khuẩn trong miệng: Trẻ nhỏ có thể bị hôi miệng do vi khuẩn tích tụ sau khi ăn hay uống sữa. Thức ăn dư thừa có thể đọng lại trong miệng và làm tăng sự phát triển của vi khuẩn, từ đó gây ra hơi thở khó chịu từ trẻ nhỏ
- Vấn đề tiêu hoá: Trẻ em thường có hệ tiêu hoá yếu hoặc mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày, vấn đề này có thể dẫn đến hôi miệng trong hơi thở của trẻ.
- Viêm amidan hoặc viêm xoang: Những tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp này có thể gây ra mùi hôi từ miệng cho trẻ khi thở ra do tích tụ vi khuẩn.
- Dị vật trong khoang miệng hoặc mũi: Trẻ nhỏ thường có thói quen đưa đồ vật vào miệng hoặc mũi. Nếu dị vật mắc kẹt, chúng có thể gây mùi hôi khi phân hủy.
Cách chữa hôi miệng cho bé 1 tuổi:
- Khi đã trải qua giai đoạn sơ sinh, cha mẹ hãy đánh răng cho trẻ ít nhất hai lần một ngày và lặp lại trước khi ngủ
- Giúp bé làm quen với việc đánh răng bằng bàn chải mềm
- Sử dụng nước sạch để vệ sinh răng miệng cho bé
- Hạn chế dùng kem ở độ tuổi này
Cách chữa hôi miệng cho bé 2 tuổi – 5 tuổi
Khi trẻ bắt đầu lên 2- 5 tuổi, trẻ đã bắt đầu tập nói dần và giao tiếp với mọi người xung quanh. Do đó, việc trẻ bị hôi miệng có thể sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin khi nói. Điều này cũng khiến các bậc cha mẹ trở nên lo lắng hơn và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này liên quan đến nhiều yếu tố khác. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến và cách chữa hôi miệng cho bé 2 – 5 tuổi hiệu quả:
- Thói quen ăn uống: Đây là độ tuổi bé có thể ăn thức ăn đa dạng chứ không chỉ là sữa và ăn dặm như mọi khi. Do đó, các cha mẹ cần lưu ý một số thực phẩm như tỏi, hành hoặc đồ ăn có nhiều đường… Sự tiêu thụ quá nhiều đường và thực phẩm có mùi mạnh, nếu không súc miệng kỹ sau ăn điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng mùi hôi trong hơi thở ở trẻ.
- Vệ sinh răng miệng chưa đầy đủ: Trẻ em thường không có ý thức tự vệ sinh răng miệng đầu đủ và đúng cách. Các bé có thể vẫn chưa quen với việc đánh răng và vệ sinh răng miệng. Do đó, nếu không được cha mẹ hướng dẫn, trẻ có thể bỏ qua việc đánh răng hoặc làm sạch lưỡi, dẫn đến tích tụ vi khuẩn và mảng bám, gây ra mùi hôi.
- Thói quen mút tay: Hầu hết trẻ em sẽ hay có thói quen mút tay. Hành động này có thể góp phần gây ra mùi hôi trong hơi thở của trẻ do tay không sạch có thể chứa vi khuẩn, bụi bẩn hay các chất khác,..Vì vậy khi mút tay, những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào khoang miệng khi mút tay, gây ra mùi hôi từ hơi thở.
Cách chữa hôi miệng cho bé 2 – 5 tuổi:
- Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách sau bữa ăn
- Cho bé sử dụng bàn chải mà bé yêu thích
- Lựa chọn kem đánh răng phù hợp, không chứa fluoride hoặc chứa hàm lượng rất thấp có hương thơm tự nhiên của hoa quả
- Lúc dùng chỉ lấy cho bé một lượng kem đánh răng nhỏ (cỡ bằng hạt đậu) và dạy bé cách nhổ ra khi chải
- Thay bàn chải 3 tháng/ lần để đảm bảo vệ sinh cũng như làm sạch răng bé hiệu quả
- Để chữa hôi miệng cho bé 2 tuổi trở lên, ba mẹ có thể dùng chỉ nha khoa 1 lần 1 ngày để loại bỏ các mảnh thức ăn bám giữa các kẽ răng, để hạn chế gây ra hôi miệng bé.
Trong hầu hết các trường hợp hôi miệng ở trẻ, nguyên do thường là vệ sinh răng miệng không chính xác do đó cần tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên. Đây là cách trị hôi miệng ở trẻ em đơn giản và ít tốn kém nhất. Ngoài ra, để hạn chế hơi thở có mùi thì ba mẹ cần kiểm soát sức khỏe răng miệng của bé và thường xuyên đưa trẻ đi khám định kỳ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đảm bảo trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nếu trẻ hay mút ngón tay hoặc cắn ngón tay cũng như rửa các vật trung gian khác để đảm bảo đồ dùng bé cầm luôn sạch sẽ.
Những sai lầm thường gặp khi trị hôi miệng cho trẻ
Khi trị hôi miệng cho trẻ, nhiều phụ huynh thường mắc phải những sai lầm không những làm tình trạng hơi thở có mùi nặng thêm mà việc trị liệu cũng không đạt được kết quả mong muốn. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà cha mẹ cần tránh:
Dùng kem đánh răng quá mạnh cho trẻ
Nhiều phụ huynh thường sử dụng kem đánh răng có thành phần quá mạnh, không phù hợp với trẻ. Điều này có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và làm khô miệng bé, dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ tồi tệ hơn. Do đó, trẻ em cần dùng những sản phẩm phù hợp với tuổi, dịu nhẹ và dung lượng vừa đủ để đảm bảo vệ sinh răng miệng an toàn, hiệu quả.
Dùng nước súc miệng khi trẻ chưa đến tuổi
Khi trẻ chưa đến tuổi đi học nhưng gặp phải tình trạng bị hôi miệng bậc cha mẹ không nên dùng nước súc miệng, bởi nước súc miệng sẽ chỉ là phương pháp tạm thời. Ngoài ra, trẻ có thể sẽ gặp khó khăn khi súc miệng bởi vì chưa thể thành thạo kỹ năng khạc nhổ.
Bỏ qua nguyên nhân bệnh lý
Một sai lầm thường gặp khác là cha mẹ chỉ tập trung vào việc vệ sinh răng miệng mà quên kiểm tra các vấn đề hô hấp hoặc tiêu hóa. Các bệnh lý như viêm amidan, viêm xoang hay trào ngược dạ dày đều có thể gây ra hôi miệng. Nếu chỉ chú trọng vào vệ sinh miệng mà bỏ qua các nguyên nhân tiềm ẩn này, tình trạng hôi miệng sẽ không được giải quyết triệt để. Vì vậy, việc dẫn trẻ đi khám bác sĩ định kỳ và tìm hiểu kỹ nguyên nhân bệnh lý cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị hôi miệng cho trẻ.
Lưu ý khi chọn sản phẩm trị hôi miệng ở trẻ em
Việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp và an toàn là yếu tố quan trọng để giúp cha mẹ giải quyết vấn đề hôi miệng ở trẻ em một cách triệt để. Dưới đây là những sản phẩm được khuyên dùng, giúp vệ sinh răng miệng cho trẻ một cách tốt nhất.
Kem đánh răng cho trẻ em chứa fluoride và canxi
Để trị hôi miệng ở trẻ hiệu quả và an toàn, cha mẹ cần lựa chọn kem đánh răng chứa thành phần fluoride và canxi để giúp tăng cường men răng và ngăn ngừa sâu răng. Fluoride giúp hỗ trợ quá trình tái khoáng hóa và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây hôi miệng. Còn Canxi giúp củng cố men răng, đảm bảo sức khỏe răng miệng tổng thể cho trẻ. Lưu ý chọn những sản phẩm không chứa chất tẩy trắng mạnh hay hương liệu nhân tạo để tránh kích ứng miệng trẻ. Một số nhãn hiệu nổi bật và phù hợp cho trẻ em, mẹ có thể tham khảo như Oral-B Stages hoặc Colgate Kids được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả cho trẻ em khi đánh răng.
Nước súc miệng dành cho trẻ em
Đối với những trẻ em từ 6 tuổi trở lên và đã thành thạo việc khạc nhổ, phụ huynh có thể cho trẻ súc miệng tuy nhiên vẫn nên chọn nước súc miệng với thành phần tự nhiên và an toàn, không chứa cồn hay hóa chất gây khô miệng phù hợp với trẻ. Những sản phẩm có thành phần như tinh dầu bạc hà, nano bạc TSN, chiết xuất lô hội… sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và giữ cho hơi thở của trẻ luôn thơm tho mà không gây kích ứng niêm mạc miệng. Một số sản phẩm an toàn được gợi ý như nước súc miệng họng PlasmaKare, LISTERINE Smart Rinse hoặc ACT Kids Mouthwash.
Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp
Răng và nướu trẻ vẫn còn yếu do đó, cha mẹ nên chọn những chiếc bàn chải đánh răng mềm với kích thước nhỏ vừa vặn sẽ giúp trẻ dễ dàng vệ sinh răng miệng hiệu quả mà không gây tổn thương răng, nướu. Bàn chải nên có lông mềm để bảo vệ nướu nhạy cảm của trẻ, đồng thời đảm bảo việc làm sạch mảng bám trên răng và lưỡi.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “Cách trị hôi miệng ở trẻ em theo từng độ tuổi”, hy vọng rằng đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ trong trị hôi miệng cho bé. Nếu cần tư vấn về các sản phẩm chăm sóc răng miệng hay các sản phẩm về hô hấp cho con yêu đừng, đừng ngần ngại hãy liên hệ tới HOTLINE 0976 648 102 hoặc 0916 648 102 của PlasmaKare nhé!
>>>Có thể bạn quan tâm: