Viêm mũi dị ứng gây ra tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, nhức mũi,… khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Vậy có những cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà nào hiệu quả? Bài viết dưới đây là thông tin mà PlasmaKare muốn giới thiệu tới bạn đọc.
Mục lục
- 1. Các loại viêm mũi dị ứng
- 2. Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
- 3. Cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà
- 3.1. Viêm mũi dị ứng và cách điều trị bằng nghệ
- 3.2. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
- 3.3. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng mật ong
- 3.4. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc
- 3.5. Cách chữa trị viêm mũi dị ứng bằng gừng
- 3.6. Cách bấm huyệt trị viêm mũi dị ứng
- 3.7. Xịt rửa mũi bằng nước muối
- 3.8. Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng
- 3.9. Viêm mũi dị ứng cách điều trị bằng men vi sinh
- 3.10. Xịt mũi an toàn, hiệu quả
- 4. Lưu ý khi áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng dân gian
- 5. Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả tại nhà
Các loại viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý xảy ra trên niêm mạc mũi khi tiếp xúc phải các dị nguyên gây như khói bụi, lông động vật, phấn hoa,…
Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 loại: Viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm.
Viêm mũi dị ứng theo mùa
Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa thường xảy ra do các chất gây dị ứng từ thực vật tác động. Các tác nhân này có thể thay đổi theo mùa cũng như vị trí địa lý.
Viêm mũi dị ứng quanh năm
Viêm mũi dị ứng quanh năm hay còn được gọi là viêm mũi dị ứng dai dẳng. Nguyên nhân là do sự tiếp xúc thường xuyên với các chất gây dị ứng như phân mèo, lông động vật,… Hoặc do bị dị ứng liên tiếp với phần hoa theo mùa.
Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
Người mắc viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện sau;
- Ngứa mũi (hoặc mắt), hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Tắc nghẽn xoang gây đau đầu quanh vùng trán. Và biến chứng thường gặp là viêm xoang.
- Có thể xảy ra tình trạng ho, khò khè, đặc biệt là với người mắc bệnh hen.
- Cuốn mũi bị phù nề, đỏ hơi xanh.
- Một số trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa con xuất hiện triệu chứng viêm kết mạc, phù mí mắt.
Cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng không dùng thuốc được áp dụng khi có triệu chứng nhẹ:
Viêm mũi dị ứng và cách điều trị bằng nghệ
Thành phần Curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời còn giúp thông thoáng đường thở, cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả.
Cách làm:
- Rửa sạch một cử nghệ tươi để loại bỏ bụi bẩn.
- Thái lát, giã nhỏ và vắt lấy nước.
- Dùng phần nước thu được nhỏ vào mũi. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm được triệu chứng.
Ngoài ra, có thể thêm một chút nghệ vào trong các món ăn vừa tăng thêm hương vị, vừa cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Tỏi từ lâu đã được biết đến với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Khi kết hợp với mật ong sẽ giúp cấp ẩm cho niêm mạc mũi và xoa dịu cơn ngứa do dị ứng gây ra.
Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong:
- Giã nát tỏi tươi, vắt lấy nước cốt.
- Pha nước cốt tỏi với mật ong, trộn đều (Tỉ lệ 1:2).
- Dùng tăm bông thấm dung dịch để vệ sinh 2 bên lỗ mũi.
Cách trị viêm mũi dị ứng bằng mật ong
Mật ong có hiệu quả tốt trong việc cấp ẩm và làm dịu niêm mạc, vì vậy thường được sử dụng để chữa bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà.
Có thể pha nước mật ong uống mỗi ngày, hoặc dùng kết hợp với một số nguyên liệu khác như tỏi, gừng, nghệ,…
Cách 1: Nước mật ong
- Pha 1 muỗng cà phê mật ong pha với một cốc nước ấm.
- Khuấy đều và uống 2 lần/ngày.
- Có thể thêm một chút nước cốt chanh vào dùng cùng.
Cách 2: Mật ong + Nghệ
- Rửa sạch nghệ, thái lát.
- Cho nghệ đã thái vào 1 hũ thuỷ tinh, thêm mật ong ngập so với nghệ, ngâm 1 tuần là có thể sử dụng được.
- Mỗi lần ăn 2 lát nghệ cùng 1 thìa mật ong. Dùng đều đặn 2 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc
Dùng hạt gấc cũng là một phương pháp trong dân gian thường sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng.
Cách làm:
- Dùng khoảng 30-50 hạt gấc đem nướng cháy xém phần vỏ ngoài.
- Giã nhuyễn hạt gấc (để cả vỏ) vừa nướng.
- Cho vào 1 cái lọ và đổ rượu trắng đến ngập hạt gấc.
- Ngâm trong một thời gian và sử dụng.
Cách dùng hạt gấc ngâm:
- Rửa mũi bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn.
- Dùng tăm bông thấm vào rượu gấc ngâm, bôi đều quanh thành mũi.
- Thực hiện 3-4 lần/ngày trong khoảng 3-5 ngày sẽ thấy được các triệu chứng viêm mũi dị ứng được thuyên giảm.
Cách chữa trị viêm mũi dị ứng bằng gừng
Theo một số nghiên cứu cho thấy, hoạt chất 6-gingerol trong gừng giúp làm cải thiện tình trạng hắt hơi và sự nhạy cảm của mũi, tác dụng tốt trong phòng và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Có thể dùng gừng để pha trà uống hoặc bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày.
Cách bấm huyệt trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng, gây mệt mỏi khó chịu. Phương pháp bấm huyệt không thể tác động trực tiếp lên quá trình tiêu viêm của cơ thể. Tuy nhiên giúp cải thiện được tình trạng đau nhức vùng xoang mũi, nghẹt mũi, khó thể,… bằng cách đẩy các dịch viêm ra ngoài.
Việc xoa bóp thường xuyên tại các huyệt ấn đường, nghinh hương, tị thông, phong trì, huyệt liệt khuyết sẽ giúp phòng và hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Xịt rửa mũi bằng nước muối
Biện pháp này giúp loại bỏ được nhầy mũi, rỉ mũi hiệu quả. Bằng cách sử dụng nước muối và các bình xịt chuyên dụng người bệnh có thể thực hiện một cách dễ dàng.
Sử dụng bộ dụng cụ rửa mũi xoang PlasmaKare Nasal Clean giúp giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bộ sản phẩm đem lại tác dụng:
- Phức hệ Sanicompound: Diệt khuẩn, kháng viêm, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, an toàn cho cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
- Bộ ba muối Natri (Clorid, bicarbonate, benzoate): Làm sạch mũi, tạo pH sinh lý, dịu nhẹ với niêm mạc mũi.
Cách rửa mũi bằng bộ rửa mũi xoang PlasmaKare Nasal Clean:
- Thêm nước ấm vào bình chứa đến vạch 240ml.
- Đổ 1 gói muối rửa mũi vào bình và lắc đều cho tan hết.
- Hơi cúi đầu, há nhẹ miệng và thở đều. Đặt đầu vòi rửa vào một bên mũi sao cho lỗ xịt hướng về thành giữa 2 lỗ mũi.
- Bóp nhẹ bình rửa để dung dịch nước muối chảy sang phía mũi bên kia.
- Xì mũi giúp loại bỏ nước và chất nhầy bên trong.
- Rửa tương tự đối với bên mũi còn lại.
- Rửa và tráng lại bình xịt sạch sẽ cho các lần dùng sau.
Rửa mũi hàng ngày, đều đặn để nhanh chóng giảm triệu chứng bệnh.
Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng
Phương pháp xông mũi giúp thông thoáng đường thở, làm dịu niêm mạc, cải thiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Có thể sử dụng lá trầu không, tỏi, tinh dầu, lá bạc hà,… vào trong nước xông để hiệu quả được tăng lên.
Viêm mũi dị ứng cách điều trị bằng men vi sinh
Có kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung chế phẩm men vi sinh giúp ngăn ngừa dị ứng tái phát và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Xịt mũi an toàn, hiệu quả
Sử dụng xịt mũi để kháng viêm, giảm triệu chứng nhức mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi cũng là phương pháp hiệu quả cho tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng.
Xịt mũi xoang PlasmaKare với thành phần nổi bật cùng cơ chế 3 tác động giúp cải thiện được bệnh viêm mũi dị ứng:
- Chống nhiễm khuẩn: Nano bạc chuẩn hoá giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn và kháng viêm từ đó giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi như chảy nước mũi, nghẹt mũi,…
- Bảo vệ: Carrageenan trong tảo đỏ có tác dụng hình thành lớp màng bảo vệ, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập.
- Phục hồi: Ellagic có trong dịch chiết lựu đỏ giúp kích thích phục hồi tế bào và niêm mạc mũi tổn thương. Đồng thời giúp tái tạo lại niêm dịch tự nhiên của mũi.
Xịt mũi dạng phun sương giúp nhanh chóng thấm vào niêm mạc, cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Trên đây là những cách điều trị viêm mũi dị ứng mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
Lưu ý khi áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng dân gian
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian đem lại hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên cần có một số lưu ý trong quá trình điều trị bằng phương pháp này để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Thực hiện đều đặn để thấy được hiệu quả, đồng thời cần phải tuân thủ sử dụng thuốc trong trường hợp được chỉ định của bác sĩ.
- Phương pháp dân gian thường áp dụng cho những trường hợp có các trường hợp có triệu chứng nhẹ, mới khởi phát.
- Trường hợp xông mũi, bôi dung dịch vào mũi: sau khi xì nhẹ dịch mũi cần rửa lại mũi bằng dung dịch nước muối.
Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả tại nhà
Việc tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để tránh làm bệnh nặng thêm:
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc.
- Nên giặt chăn gối, ga trải giường bằng nước nóng.
- Hạn chế tiếp xúc với động vật để tránh bị dị ứng bởi lông của chúng.
- Vệ sinh mũi hàng ngày bằng dung dịch rửa mũi để loại được bụi bẩn và dị vật.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là thời điểm giao mùa sẽ giúp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả.
- Rèn luyện sức khoẻ nâng cao sức đề kháng, đồng thời bổ sung chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cách trị viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.