Cao răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng ở người trưởng thành. Hơn thế nữa, cao răng để lâu không xử lý còn gây ra một số căn bệnh nha khoa và bạn cần tốn nhiều thời gian, chi phí để điều trị. Trong đó, câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất là cao răng có gây hôi miệng không và làm thế nào để khắc phục. Cùng PlasmaKare theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Cao răng là gì?
Cao răng (Vôi răng) là những mảng bám hình thành ở bên dưới và bên trên đường viền nướu. Đây là những khoáng chất bị vôi hóa bởi nước bọt, bám vào răng và dần hình thành những mảng lớn nếu không được xử lý. Vôi răng thường có màu vàng, nâu hoặc đen không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.
Vôi răng không thể được loại bỏ bằng bàn chải đánh răng thông thường. Do đó, bạn cần tới bệnh viện lấy vôi răng định kì, tránh để mảng bám quá nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Phân loại cao răng theo cấp độ
Cao răng được chia thành 2 loại là cao răng thường và vôi răng huyết thanh. Trong đó:
- Cao răng thường có màu vàng nhạt, chưa hình thành mảng bám lớn nên rất dễ xử lý. Vôi răng thường là 1 trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng.
- Cao răng huyết thanh có màu nâu, vàng sẫm hoặc đen và hình thành từng mảng bám lớn trên viền nướu. Cao răng huyết thanh tạo ra môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh hơn, tốc độ gây viêm nướu cũng nhanh hơn.
Trong đó, tình trạng vôi răng được chia ra thành 4 cấp độ:
- Cấp độ 1: Đây là giai đoạn cao răng mới hình thành và có thể loại bỏ một phần bằng bàn chải đánh răng nhưng sẽ không hết hoàn toàn.
- Cấp độ 2: Ở cấp độ này, cao răng đã hình thành những mảng lớn màu nhạt và bám chắc trên răng nên không thể loại bỏ bằng bàn chải đánh răng thông thường.
- Cấp độ 3: Mảng vôi răng chuyển sang màu nâu sậm, xấu hiện cả ở mặt trong và ngoài răng.
- Cấp độ 4: Cao răng chuyển sang màu đen, vi khuẩn lây lan và tấn công xuống chân răng, tủy xương gây sâu răng và có nguy cơ mất răng.
Nguyên nhân hình thành cao răng
Hiểu rõ nguyên nhân hình thành cao răng giúp bạn tránh xa những thói quen xấu để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến vôi răng tích tụ ngày một nhiều:
Vệ sinh răng miệng sai cách
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cao răng tích tụ ngày một nhiều dẫn đến viêm nướu, sâu răng, hôi miệng. Khi không đánh răng đủ sạch, thức ăn sẽ bám trong kẽ răng và một số chất bị vôi hóa hình thành mảng bám. Sau đó, những vị trí không được làm sạch sẽ tích tụ mảng bám, lâu dần cứng lại hình thành vôi răng. Vôi răng càng để lâu trong miệng càng bị vôi hóa và trở nên cứng hơn rất khó để loại bỏ hoàn toàn nếu không dùng dụng cụ chuyên dụng.
Thói quen ăn uống không khoa học
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chất béo, đường, tinh bột là một nguyên nhân khiến mảng bám trên răng hình thành nhiều hơn nếu không vệ sinh kỹ. Các chất này có nhiều trong thức ăn nhanh, bánh kẹo, đồ ngọt, nước có ga, đồ ăn đóng hộp.
Đồ uống có axit
Một số loại thức uống có chứa hàm lượng axit nhất định như nước chanh, giấm táo, cafe, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt có ga sẽ làm mòn men răng. Từ đó tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ ngày một nhiều ở viền nướu. Khi sử dụng quá nhiều đồ uống có axit, bạn sẽ thấy mảng bám trên răng nhiều hơn đáng kể.
Ăn nhiều thực phẩm khó loại bỏ trên răng
Một số thực phẩm như socola, kẹo cao su, kẹo dẻo, caramel khi ăn sẽ dính vào răng và rất khó loại bỏ. Trong những thực phẩm này có chứa rất nhiều đường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng, tích tụ mảng bám dẫn đến vôi răng.
Cao răng có gây hôi miệng không?
Cao răng có gây hôi miệng không là vấn đề nhiều người quan tâm vì tìm hiểu về sức khỏe răng miệng. Câu trả lời chắc chắn là có, cao răng gián tiếp gây hôi miệng vì một số nguyên nhân sau.
- Vôi răng bám trong đường viền nướu khiến răng không được làm sạch hoàn toàn. Vì thế, vi khuẩn sẽ tích tụ nhiều và gây ra tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, thức ăn bám trong cao răng không được loại bỏ cũng sẽ bị phân hủy và có mùi hôi khó chịu.
- Cao răng quá nhiều nhưng không được loại bỏ là một nguyên nhân gây viêm nướu hoặc viêm nha chu. Tình trạng viêm ở nướu sẽ gây mùi hôi miệng.
- Vi khuẩn trong cao răng có khả năng phân hủy các tế bào chết trong ở trong khoang miệng, đặc biệt là ở vùng nướu bị viêm, Đây là một lý do khiến hơi thở có mùi hôi khiến nhiều người cảm thấy tự ti.
Cách trị cao răng hôi miệng hiệu quả
Sau khi đã biết vôi răng có gây hôi miệng không, điều bạn cần làm là tìm cách để loại bỏ cao răng. Hiện nay, hầu hết các phòng khám nha khoa, bệnh viện đa khoa đều cung cấp dịch vụ cạo vôi răng. Bạn có thể đến bất kì phòng khám, bệnh viện uy tín nào để loại bỏ vôi răng cũng như kiểm tra sức khỏe răng miệng. Theo khuyến cáo của nha sĩ, mỗi người đều phải khám răng định kì ít nhất 6 tháng/lần.
Quy trình cạo vôi răng được thực hiện như sau:
- Bước 1: Nha sĩ sẽ kiểm tra tổng quan tình trạng răng miệng của người bệnh về các yếu tố: mức độ cao răng, viêm nướu và các vấn đề khác liên quan để quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
- Bước 2: Nha sĩ sử dụng máy cạo vôi siêu âm với đầu cạo rung nhẹ để loại bỏ mảng bám và cao răng. Sóng siêu âm có tác dụng làm vỡ và bong cao răng ra khỏi bề mặt mà không gây tổn hại cho men răng.
- Bước 3: Sau khi cạo vôi ở phần thân răng, nha sĩ tiếp tục làm sạch các mảng bám tích tụ dưới nướu (nếu có). Thao tác này giúp ngăn ngừa viêm nướu.
- Bước 4: Sau khi loại bỏ cao răng, nha sĩ sẽ đánh bóng bề mặt răng bằng chất đánh bóng chuyên dụng.
- Bước 5: Cuối cùng, nha sĩ có thể cho bệnh nhân súc miệng với dung dịch kháng khuẩn để làm sạch và làm dịu nướu sau khi cạo vôi.
Một số lưu ý để giảm hình thành cao răng
Ngoài đi lấy cao răng định kì 6 tháng/lần, để giảm tốc độ hình thành cao răng bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chải răng đúng cách: Mỗi người nên rèn luyện thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nên sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để loại bỏ mảng bám trước khi chúng vôi hóa thành cao răng.
- Dùng chỉ nha khoa: Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và vùng dưới nướu. Vì những vị trí này rất khó để làm sạch bằng bàn chải.
- Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng có hàm lượng chất kháng khuẩn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mảng bám và hỗ trợ duy trì hơi thở thơm tho.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều đường, tinh bột và axit (như kẹo, nước ngọt, nước có ga). Vì những thực phẩm này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau quả để làm sạch bề mặt răng một cách an toàn và lành tính.
- Khám răng định kỳ: Bạn nên khám răng và lấy cao răng định kì (thường là mỗi 6 tháng) để làm sạch các mảng bám không thể loại bỏ hoàn toàn bằng việc chải răng hàng ngày. Đồng thời phát hiện sớm các vấn đề răng miệng để điều trị kịp thời.
Ngoài cao răng còn nguyên nhân nào gây hôi miệng và cách khắc phục
Cao răng tích tụ quá nhiều gây viêm nha chu, sâu răng là nguyên nhân thường gặp gây hôi miệng. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây hôi miệng. Bạn xem ngay nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng tại nhà như sau.
Nguyên nhân
- Vệ sinh răng miệng sai cách khiến vi khuẩn tích tụ nhiều, làm phân hủy thức ăn và gây mùi hôi miệng.
- Viêm nướu, viêm nha chu: Các bệnh về nướu gây sưng, viêm và chảy máu khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu do sự phân hủy của mô và sự phát triển của vi khuẩn.
- Khô miệng: Nước bọt có tác dụng làm sạch và cân bằng vi khuẩn trong miệng. Khi bị khô miệng, vi khuẩn phát triển mạnh hơn gây ra mùi hôi khó chịu. Tình trạng khô miệng có thể xảy ra do thuốc, thở bằng miệng hoặc bệnh lý.
- Chế độ ăn uống: Ăn các thực phẩm có mùi mạnh như hành, tỏi, cà phê hoặc đồ ăn cay có thể tạm thời gây hôi miệng do các chất bay hơi đi qua phổi và thoát ra hơi thở.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây mùi hôi miệng do nicotine và các hóa chất khác mà còn làm khô miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
- Bệnh lý khác: Một số bệnh lý như viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày, tiểu đường, bệnh gan, thận cũng có thể gây hôi miệng.
Mẹo chữa trị hiệu quả
Dưới đây là một số mẹo trị hôi miệng do cao răng hoặc do nguyên nhân khác hiệu quả, đơn giản:
- Uống đủ nước: Uống đủ nước tránh khô miệng và làm sạch các mảng bám thức ăn gây mùi khó chịu.
- Hạn chế hút thuốc và uống rượu: Hút thuốc lá và uống rượu gây khô miệng và dẫn đến hôi miệng. Bạn cai thuốc lá và hạn chế uống rượu sẽ cải thiện mùi hơi thở.
- Sử dụng thảo mộc: Các loại thảo mộc như bạc hà, quế, húng quế, mùi tây… có thể nhai trực tiếp hoặc pha thành trà để khử mùi hôi và làm mát miệng.
- Khám sức khỏe tổng quát định kì để xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Câu hỏi “Cao răng có gây hôi miệng không?” đã được giải đáp qua những thông tin trên. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu, bạn và người thân hãy chủ động khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: