Viêm họng hạt là bệnh lý xảy ra phổ biến ở nước ta. Theo thống kê, khoảng 45% số người mắc viêm họng hạt trong tổng 80% người bị viêm họng. Các dấu hiệu viêm họng hạt đặc trưng là tình trạng sưng đỏ và xuất hiện các hạt nổi lên trên niêm mạc họng. Cùng tham khảo bài viết của PlasmaKare để có cách điều trị hợp lý.
Mục lục
Yếu tố nguy cơ thúc đẩy viêm họng hạt
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm họng hạt là sự tấn công của vi khuẩn, virus khiến cho các lympho phải hoạt động quá mức, gây ra các hạt đỏ sưng tấy với kích thước khác nhau tại hầu họng. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra bệnh lý viêm họng hạt, bao gồm:
- Các bệnh lý như: viêm xoang mạn tính, viêm amidan, viêm mũi họng cấp tính, trào ngược dạ dày gây viêm họng,…
- Thời tiết giao mùa, thường xuyên phải làm việc ở những nơi khói bụi, ô nhiễm.
- Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách khiến cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
- Cơ địa, di truyền hoặc hệ miễn dịch kém cũng là điều kiện thúc đẩy bệnh viêm họng hạt xảy ra.
- Cấu trúc mũi xoang bất thường cũng khiến cho dịch mũi không được lưu thông, gây ra tình trạng chảy ngược xuống họng: vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi, cuốn mũi quá phát,…
- Thói quen khạc nhổ khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công.
Dấu hiệu viêm họng hạt
Việc thay đổi thời tiết khiến cho các bệnh về hô hấp tăng lên, trong đó có viêm họng hạt. Thông thường, sau khoảng 1 tuần ủ bệnh, các dấu hiệu viêm họng hạt dần xuất hiện, bao gồm:
- Niêm mạc họng sưng đỏ, khi soi thấy các hạt đỏ nổi lên bên trên thành họng.
- Amidan có thể bị sưng to khiến cho người bệnh cảm thấy đau và khó nuốt, đặc biệt là khi ăn uống.
- Niêm mạc họng dễ bị kích thích gây ra tình trạng ngứa cổ họng, hình thành các cơn ho khan, sau đó biến thành ho có đờm do ổ nhiễm khuẩn tiết ra dịch viêm.
- Hơi thở có mùi hôi do tình trạng viêm nhiễm trong vùng hầu họng gây ra.
- Trong các đợt viêm họng hạt cấp tính, bệnh nhân có thể có kèm theo triệu chứng sốt cao, trên 38 độ C.
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đôi khi kèm theo dấu hiệu như sổ mũi, khàn tiếng,…
Dấu hiệu viêm họng hạt tương tự ở viêm họng hạt cấp tính và mạn tính, tuy nhiên thời gian thường kéo dài hơn 3 tuần ở người mắc bệnh mạn tính.
Biến chứng của viêm họng hạt có thể gặp
Bệnh viêm họng hạt có thể được điều trị dứt điểm nếu người bệnh tuân thủ và có các biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, các biến chứng của viêm họng hạt có thể xảy ra nếu người bệnh chủ quan trong điều trị.
- Viêm nhiễm, áp xe, sưng tấy amidan.
- Biến chứng trên đường hô hấp như: viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang,…
- Trường hợp bệnh nhân mắc viêm họng tái phát quá nhiều lần và liên tục sẽ dẫn đến hiện tượng ho ra máu.
- Nếu bệnh vẫn tiếp tục kéo dài và không chữa trị có thể hình thành viêm khớp, viêm cầu thận,…
Do đó, khi có các dấu hiệu viêm họng hạt thì cần được điều trị kịp thời, hợp lý.
Nguyên tắc điều trị khi có dấu hiệu viêm họng hạt
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và các dấu hiệu viêm họng hạt mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Điều trị nguyên nhân
Điều trị và loại bỏ nguyên nhân là mục tiêu trong điều trị bệnh lý viêm họng hạt.
- Bệnh nhân cần điều trị dứt điểm các bệnh viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi,… nhằm hạn chế được tình trạng dịch mũi chảy xuống họng gây viêm. Các bệnh lý hô hấp này được chữa kịp thời sẽ hạn chế được sự tăng sinh các hạt trên niêm mạc họng.
- Nếu bệnh nhân mắc viêm họng hạt do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thì các thuốc kháng Histamin H2, ức chế bơm proton hoặc kháng acid sẽ được kê để loại bỏ nguyên nhân.
- Để đảm bảo sự lưu thông dịch và không khí, các phẫu thuật cắt bỏ amidan, polyp mũi,… có thể xảy ra nếu đây là nguyên nhân gây viêm họng hạt ở người bệnh.
- Trường hợp mắc viêm họng hạt nguyên nhân do vi khuẩn gây ra thì các thuốc kháng sinh đường uống được sử dụng để điều trị.
Điều trị triệu chứng
Tuỳ thuộc vào triệu chứng của từng người mà có các thuốc điều trị triệu chứng phù hợp:
- Thuốc giảm ho, long đờm giúp làm loãng dịch đờm vào đào thải dễ hơn: Bromhexin, Dextromethorphan, Acetylcystein,…..
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,…
- Thuốc kháng viêm, giảm phù nề: Hydrocortisone, Prednisolone,…
Tăng cường đề kháng
Sự suy giảm sức đề kháng cũng là nguyên nhân gây ra viêm họng hạt. Do đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống để tăng cường đề kháng.
- Đảm bảo dinh dưỡng cân đối: Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất, hệ miễn dịch sẽ yếu. Hãy bổ sung các loại vitamin như vitamin C, vitamin D, vitamin E và khoáng chất như kẽm và selen thông qua thực phẩm hoặc các bổ sung dinh dưỡng.
- Uống đủ nước: Giữ cơ thể luôn đủ nước để duy trì sự cân bằng và chức năng tốt của hệ miễn dịch.
- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo có giấc ngủ đủ và chất lượng tốt hàng đêm. Giấc ngủ đủ giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch.
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động thể chất đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy, bơi, yoga có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe và đề kháng.
Phối hợp các nguyên tắc điều trị trên sẽ giúp các dấu hiệu viêm họng hạt được loại bỏ.
Biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt
Để phòng ngừa viêm họng hạt, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Đảm bảo vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trong miệng, giảm nguy cơ nhiễm trùng họng.
- Khi bạn phát hiện các triệu chứng viêm họng, hãy điều trị sớm để ngăn chặn bệnh trở thành mạn tính. Điều này bao gồm việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện các biện pháp tự chăm sóc như súc miệng muối muối hoặc nước súc miệng Nano bạc (PlasmaKare) để làm sạch họng.
- Hạn chế tiếp xúc với khí độc từ hầm lò, nhà máy hoặc các chất hóa học có thể kích ứng họng và gây viêm. Khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc khói bụi, hãy đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp của bạn.
- Thuốc lá và khói thuốc lá có thể gây tổn thương niêm mạc họng và làm tăng nguy cơ viêm họng hạt. Hãy tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Tránh để cổ và cơ thể bị lạnh, vì nhiệt độ lạnh có thể làm tăng nguy cơ viêm họng hạt. Hạn chế ăn đồ lạnh như kem và uống nước đá.
- Ngoài ra, hạn chế uống bia rượu, vì nó có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể thông qua một chế độ ăn đa dạng và cân đối. Thực hiện thường xuyên các hoạt động thể dục để tăng cường sức đề kháng tổng thể của cơ thể.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về dấu hiệu viêm họng hạt và các nguyên tắc trong điều trị. Hy vọng những biện pháp phòng ngừa được cung cấp sẽ giúp cho bạn và gia đình tránh gặp phải tình trạng viêm họng.