Sau khi nhổ răng, máu và nước bọt đọng lại trong khoang miệng khiến nhiều người khó chịu. Vì vậy, sau khi nhổ răng bao lâu thì được súc miệng là một thắc mắc khá phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết ngay cho bạn.
Mục lục
Sau khi nhổ răng bao lâu thì được súc miệng?
Súc miệng là biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn và các biến chứng sau khi nhổ răng rất hiệu quả. Tuy nhiên, súc miệng quá sớm có thể loại bỏ cục máu đông ở vết nhổ, làm chậm quá trình lành của mạch máu khiến máu chảy nhiều và lâu hơn. Vậy sau khi nhổ răng bao lâu thì được súc miệng?
Theo khuyến cáo từ bệnh viện Đại học Oxford Anh Quốc, tốt nhất bạn nên súc miệng sau khi nhổ răng 24 giờ. Sau khoảng thời gian này, các mạch máu sẽ khép lại hoàn toàn và bắt đầu quá trình phục hồi mô. Vì vậy, súc miệng sau 24 giờ sẽ hạn chế tối đa việc chảy máu, giúp vết nhổ răng phục hồi tốt hơn.
Lưu ý khi súc miệng sau nhổ răng
Dưới đây là những lưu ý khi súc miệng sau nhổ răng cho bạn:
Cách súc miệng sau khi nhổ răng
Việc súc miệng sau khi nhổ răng tưởng chừng rất đơn giản. Tuy nhiên, súc miệng không đúng cách có thể khiến vết nhổ lâu lành hơn. Lưu ý cho bạn khi thực hiện thao tác súc miệng sau nhổ răng:
- Súc miệng 3 – 4 lần/ngày, nhất là sau bữa ăn để đảm bảo miệng luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm vết nhổ.
- Ngậm và súc nhẹ nhàng trong 30 – 40s.
- Không nên súc mạnh, mút nước bọt hay khạc nhổ do có thể khiến mạch máu vừa lành bị vỡ ra, gây xuất huyết.
Cách chọn loại nước súc miệng sau khi nhổ răng
Nha sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được dùng nước muối tự pha. Nước muối tự pha không đảm bảo yêu cầu về giới hạn vi khuẩn và nồng độ muối, do vậy tác dụng phòng ngừa vi khuẩn kém và có thể gây khô, rát vết nhổ.
Thay vào đó, bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng kháng khuẩn chứa các chất như Povidon Iod, Chlorhexidine hay Nano bạc để súc miệng sau khi nhổ răng.
Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý được sản xuất theo quy trình vô trùng, ở nồng độ sinh lý dịu nhẹ với niêm mạc. Do vậy, sản phẩm này có thể làm sạch khoang miệng mà không gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi của người bệnh. Bên cạnh đó, nước muối sinh lý có giá thành rất rẻ và có thể tìm thấy ở bất kỳ nhà thuốc nào.
Tuy nhiên, nước muối sinh lý không có tác dụng kháng khuẩn. Sản phẩm này chỉ phù hợp cho người không có các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu.
Nước súc miệng chứa chất sát khuẩn:
Các hoạt chất sát trùng phổ biến như Povidon Iod, Chlorhexidine và Nano bạc đã được chứng minh hiệu quả tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng vượt trội. Vì vậy, nước súc miệng chứa các thành phần này đem lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các biến chứng sau nhổ răng.
So sánh các loại nước súc miệng sát khuẩn:
- Nước súc miệng Povidon Iod: Sát khuẩn mạnh, giá thành rẻ, ít gây tác dụng phụ trên niêm mạc miệng nhưng có mùi vị khó chịu, không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai, cho con bú và người mắc bệnh tuyến giáp.
- Nước súc miệng Chlorhexidine: Khả năng tiêu diệt vi khuẩn tốt, giá thành rẻ nhưng có nguy cơ gây kích ứng niêm mạc, mùi vị khó chịu và không dùng được cho trẻ em dưới 18 tuổi. Trẻ em từ 12 – 18 tuổi có thể dùng một cách hạn chế theo chỉ định của bác sĩ.
- Nước súc miệng Nano bạc: Tác dụng sát khuẩn mạnh, kéo dài, không gây tác dụng phụ, mùi vị dễ chịu và an toàn cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Tuy nhiên nhiều sản phẩm chứa nano bạc chưa được chuẩn hóa nên không đảm bảo tính an toàn và hiệu quả tuyệt đối. Sản phẩm chứa nano bạc chuẩn hóa và được chứng minh hiệu quả duy nhất tại Việt Nam là nước súc miệng PlasmaKare có giá thành cao hơn.
Bạn nên chọn lựa loại nước súc miệng phù hợp nhất tùy theo đối tượng nhổ răng là trẻ em hay người lớn, có mắc tình trạng bệnh lý nào không.
Lưu ý khác khi chăm sóc răng miệng sau nhổ răng
Sau khi nhổ răng, các bác sĩ sẽ trao đổi cho bạn những lưu ý khi chăm sóc răng miệng khác ngoài súc miệng sau đây:
- Ngậm bông trong ít nhất 4 tiếng để cầm máu, tuyệt đối không được dùng lưỡi hoặc bất kỳ vật dụng gì động chạm vào vị trí nhổ để tránh nhiễm trùng.
- Sau 6 tiếng, nếu máu vẫn còn chảy nhiều, cần liên hệ bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.
- Trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhổ răng: Tránh đồ ăn cay nóng/quá lạnh, đồ ăn cứng, giòn, hay quá dính. Không được uống rượu, hút thuốc lá và vận động mạnh do có thể làm tăng thời gian máu chảy và khiến vết thương lâu lành hơn.
- Trong 2 ngày đầu sau khi nhổ răng: Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp hay sữa. Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm (tốt nhất là bàn chải của trẻ em) và không đánh răng vào vị trí vừa nhổ.
- Trong 1 tuần đầu sau khi nhổ răng: Không nên ăn nhai và dùng tăm nước làm sạch ở vị trí nhổ răng. Nếu thấy có các biểu hiện như sốt, đau nhức, sưng nề vị trí nhổ, chảy máu lợi và có vị lạ hoặc dịch bất thường trong miệng, bạn cần báo ngay cho bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
- Sau khi nhổ răng, đặc biệt là răng khôn, bên má nhổ răng thường bị sưng và cứng hàm. Bạn nên dùng khăn bọc đá lạnh hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng má sưng để giảm đau và giảm sưng.
- Các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và kháng sinh dự phòng sau khi nhổ răng. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối việc dùng thuốc
- Lưu ý trong chế độ ăn sau khi nhổ răng: Uống nhiều nước, bổ sung thêm Vitamin và khoáng chất để vết nhổ nhanh lành hơn.
Chăm sóc đúng cách sau nhổ răng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi và phòng ngừa biến chứng. Hy vọng giải đáp cho câu hỏi “Sau khi nhổ răng bao lâu thì được súc miệng?” trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.