Hắt hơi sổ mũi là những dấu hiệu sinh lý và bệnh lý thường gặp. Đa số nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ virus và tình trạng kích ứng niêm mạc mũi. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp này ít có hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn điều trị hắt hơi sổ mũi đúng cách cho bạn.
Mục lục
Hắt hơi, sổ mũi xuất phát từ nguyên nhân gì?
Hắt hơi, sổ mũi là những phản ứng của cơ thể khi xoang mũi bị viêm nhiễm, sưng nề và tiết dịch nhiều. Dịch mũi có thể lỏng, trong suốt hoặc có thể đục, có màu. Hắt hơi sổ mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân bệnh lý rất phổ biến như:
- Cảm lạnh: Khi người bệnh nhiễm lạnh, sức đề kháng kém, virus có thể tấn công và gây cảm lạnh. Có rất nhiều nguyên nhân Rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất và có thể lây lan từ người này sang người khác qua giọt bắn, nước bọt của người bệnh.
- Cảm cúm: Cảm cúm do các virus cúm (cúm A, cúm H1N1,…) và á cúm (parainfluenza). Các loại virus này rất dễ lây lan qua nước bọt, dịch mũi họng của người bệnh và những bề mặt bị ô nhiễm.
- Viêm mũi xoang dị ứng: Bệnh xảy ra khi người bệnh có cơ địa dị ứng tiếp xúc với các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, hóa chất, lông động vật, mạt nhà,… Viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện quanh năm do người bệnh bị tác động bởi nhiều dị nguyên khác nhau hoặc xuất hiện theo mùa do thời tiết và những dị nguyên đặc hiệu.
- Viêm mũi xoang cấp tính: Viêm mũi xoang cấp tính có thể nguyên phát do virus hoặc nhiễm khuẩn thứ phát sau cảm cúm. Bệnh có nguyên nhân virus thường bắt đầu bằng chảy mũi trong, lỏng, để lâu dịch mũi có màu vàng đục. Trong khi bệnh có nguyên nhân vi khuẩn thường chảy mũi mủ đục, có màu vàng hoặc xanh và mùi rất hôi.
- Một số nguyên nhân khác: Thay đổi thời tiết đột ngột, ngồi phòng điều hòa hoặc không khí có độ ẩm thấp có thể gây kích ứng mũi với biểu hiện hắt hơi, sổ mũi. Hít phải nhiều khói bụi hoặc có dị vật trong mũi cũng kích thích cơ thể phản ứng hắt hơi, chảy nước mũi để loại bỏ những nguyên nhân này.
Các bệnh lý này thường lành tính, tuy nhiên cũng có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn khi không được điều trị hợp lý. Các tình trạng cảm lạnh, cảm cúm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm thanh quản, viêm phế quản hay viêm phổi, nhất là trên trẻ em. Vì vậy, việc cải thiện các bệnh lý gây hắt hơi sổ mũi kể trên cần được thực hiện sớm và triệt để.
Tại sao không nên dùng kháng sinh khi bị hắt hơi sổ mũi?
Các dấu hiệu như chảy mũi đục xanh vàng có thể biểu hiện ở cả người nhiễm virus và người nhiễm khuẩn. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng mình đang bị nhiễm khuẩn và đi mua thuốc kháng sinh để điều trị.
Tuy nhiên, các nguyên nhân gây hắt hơi, chảy nước mũi đa phần là do virus gây ra. Việc sử dụng kháng sinh trong những trường hợp này không đem lại bất kỳ hiệu quả nào.
Không chỉ vậy, việc dùng kháng sinh không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc của các loài vi khuẩn. Điều này khiến quá trình chữa bệnh phải kéo dài, gây tốn kém chi phí, tiêu hao sức khỏe và dẫn đến việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trong tương lai trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, kháng sinh trong những trường hợp này không chỉ không có tác dụng mà còn có thể gây tác dụng phụ cho người sử dụng như tiêu chảy, buồn nôn, dị ứng, thậm chí là tổn thương gan, thận,…
Để biết người bị hắt hơi, chảy nước mũi có cần sử dụng kháng sinh không, việc đầu tiên là phải xác định xem họ có dấu hiệu của việc nhiễm khuẩn không. Việc này chỉ có bác sĩ và dược sĩ mới có thể xác định chính xác. Nếu hắt hơi sổ mũi xuất phát từ nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ được kê kháng sinh uống hoặc nhỏ mũi để điều trị.
Những cách giải quyết hắt hơi sổ mũi nhanh chóng ngay tại nhà
Bạn có thể giải quyết tình trạng hắt hơi và sổ mũi này bằng những cách thức đơn giản mà hiệu quả ngay sau đây:
Xông mũi và chườm ấm tăng lưu thông mũi xoang
Xông mũi và chườm ấm có tác dụng làm loãng các dịch nhầy và làm dịu niêm mạc trong mũi xoang. Nhờ vậy, các biện pháp này giúp dễ xì mũi hơn và giảm hắt hơi hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp viêm mũi xoang cấp còn hỗ trợ giảm đau nhức cho người bệnh.
- Cách xông mũi: Đun nước sôi, để nước nguội bớt sao cho hơi nước không quá nóng. Dùng khăn có kích thước lớn trùm kín đầu và chậu nước ấm. Hít thở sâu và đều đặn trong vòng 10 phút.
- Cách chườm ấm: Dùng một chiếc khăn mặt, nhúng vào nước ấm, vắt khô và đắp lên vùng quanh xoang mũi đến khi khăn nguội. Nhúng khăn trong nước ấm và đắp lại lần nữa.
Xoa bóp bấm huyệt giảm sổ mũi
Xoa bóp bấm huyệt giúp làm giảm các triệu chứng này rất hiệu quả. Việc tác động lên các huyệt đạo bằng lực từ ngón tay, bàn tay sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết và năng lượng trong cơ thể đến giải tỏa các cơn đau ngứa, trong đó có tình trạng nhảy mũi, sổ mũi.
Biện pháp này rất an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà. Bạn có thể bấm các huyệt nghinh hương, phong trì, hợp cốc, thiếu thương, ấn đường để điều trị.
Dùng thuốc điều trị hắt hơi, chảy mũi
Thuốc trị chảy nước mũi và hắt hơi được sử dụng khi người bệnh bị viêm mũi xoang hoặc cảm cúm nặng, bao gồm:
- Thuốc co mạch: Oxymetazolin, Xylometazolin (dùng ngắn ngày).
- Thuốc Corticoid đường xịt: Mometason, Fluticason, Budesonid, Triamcinolon,…
- Thuốc chống dị ứng đường uống: Thuốc kháng Histamin H1 (Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin, Chlopheniramin,…), Corticoid (Prednisolon, Methylprednisolon).
- Thuốc xịt mũi xoang khác: xịt mũi thảo dược, xịt mũi nano bạc giúp làm giảm triệu chứng viêm.
Rửa mũi xoang giảm sổ mũi, nhảy mũi
Rửa mũi xoang là biện pháp đem lại lợi ích lớn trong những trường hợp viêm mũi xoang do dị ứng và viêm mũi xoang cấp tính. Rửa mũi xoang giúp loại bỏ dịch nhầy và những tác nhân gây kích ứng, dị ứng trong khoang mũi. Đồng thời, nước rửa mũi xoang còn xoa dịu được niêm mạc, giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi và hắt hơi rất tốt.
Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hoặc dùng các dung dịch rửa mũi xoang chuyên dụng khác.
Tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Thực hiện chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể cải thiện sức đề kháng và chống chọi tốt hơn với vi khuẩn, virus gây bệnh. Những biện pháp tăng cường sức đề kháng của cơ thể:
- Bổ sung thêm những dưỡng chất như Kẽm, Vitamin C, D, Vitamin A, Protein và Omega-3.
- Uống đủ nước.
- Nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt khi mắc cảm cúm và cảm lạnh.
- Vệ sinh nhà cửa và vệ sinh cá nhân hợp lý để hạn chế tác động từ môi trường bên ngoài.
Bộ sản phẩm PlasmaKare – cải thiện ngay tức thì trình trạng hắt hơi sổ mũi
Khi gặp các vấn đề về mũi xoang, bạn không thể bỏ qua combo sản phẩm xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray và bộ rửa mũi xoang PlasmaKare Nasal Clean. Với thành phần là những chất sát trùng thế hệ mới an toàn và hiệu quả, bộ sản phẩm này đem lại tác dụng tức thì cho người bị hắt hơi và sổ mũi.
Ưu điểm của bộ sản phẩm PlasmaKare:
Xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray:
- Chứa thành phần nano bạc chuẩn hóa TSN có khả năng tiêu diệt hầu hết các virus, vi khuẩn gây bệnh, giúp hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong những bệnh lý hô hấp phổ biến.
- Nano bạc còn có tác dụng chống viêm và làm lành niêm mạch, giúp các triệu chứng chảy nước mũi và hắt hơi được giải quyết nhanh chóng.
- Các chiết xuất thiên nhiên như Carrageenan và dịch chiết lựu đỏ giúp cải thiện tác dụng của nano bạc và thúc đẩy hồi phục nhanh hơn.
- Thành phần an toàn tuyệt đối khi dùng lâu dài và không gây kích ứng.
Bộ rửa mũi xoang PlasmaKare Nasal Clean:
- Chứa phức hệ Sanicompound – phức hệ Kẽm Đồng ở tỷ lệ vàng với nồng độ thấp hơn ngưỡng bổ sung vi chất của cơ thể, đem lại tác động diệt vi khuẩn, virus gây bệnh mạnh mẽ nhưng vẫn an toàn 100% cho cả trẻ em và bà bầu.
- Thành phần Xylitol có tác dụng cải thiện khả năng làm sạch của dung dịch rửa mũi và xoa dịu niêm mạc rất tốt.
- Dung dịch nước muối có pH sinh lý và êm dịu với niêm mạc.
- Cấu tạo bình rửa mũi xoang tối ưu cho cả trẻ em và người lớn. Bình còn có thêm van thông khí giúp việc vệ sinh thuận tiện hơn.
Nhờ những ưu điểm vượt trội này, bộ sản phẩm của thương hiệu PlasmaKare đã được rất nhiều người dùng đón nhận và được đánh giá cao bởi các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng.
Các triệu chứng hắt hơi sổ mũi rất hay gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân vi khuẩn chỉ chiếm phần rất nhỏ. Vì vậy, khi mắc các triệu chứng này, bạn không nên tự ý sử dụng kháng sinh. Hãy áp dụng các biện pháp điều trị trên đây và chỉ sử dụng kháng sinh khi được chuyên gia y tế chẩn đoán và xác định chính xác bạn nhé!