Ho gà – một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, tưởng chừng đã được đẩy lùi nhưng đang quay trở lại và gây ra nhiều mối lo ngại cho cộng đồng. Bệnh không chỉ gây ra những cơ ho dữ dội, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Vậy ho gà là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Làm thế nào để nhận biết và phòng ngừa hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Ho gà là bệnh gì?
Ho gà được biết đến là một bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do vi khuẩn ho gà gây ra. Vi khuẩn này xâm nhập vào đường hô hấp trên, sau đó bám chặt vào lông mao và giải phóng độc tố tấn công hệ hô hấp gây tình trạng sưng viêm tại khu vực này.
Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 30-50 triệu người trên thế giới mắc bệnh ho gà và có đến 300.000 người tử vong do căn bệnh này. Trong đó, phần lớn các ca tử vong đều là trẻ nhỏ, nhất là các trẻ dưới 1 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
Theo nhận định từ các chuyên gia, bệnh ho gà nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân thường có đáp ứng tốt và chỉ sau 5 ngày đã có thể kiểm soát được bệnh lý. Tuy nhiên, nếu việc người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh ho gà
Vi khuẩn Bordetella pertussis là nguyên nhân gây ra bệnh ho gà tại cộng đồng. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, có kích thước rất nhỏ và có khả năng tấn công vào niêm mạc đường hô hấp. Vi khuẩn này sản sinh ra độc tố và các chất gây viêm, làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp và gây ra các triệu chứng đặc trưng của bệnh ho gà.
Vi khuẩn Bordetella pertussis lây truyền chủ yếu qua các giọt bắn nhỏ chứa vi khuẩn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ho gà là một bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt trong môi trường đông đúc hoặc kém vệ sinh. Người lành có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải các giọt bắn này hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, miệng của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh ho gà
Kể từ khi nhiễm khuẩn, sau khoảng 5-10 ngày, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Những triệu chứng này thường là đau họng, ho nhẹ, sốt và cảm lạnh.
Điểm đặc trưng của bệnh ho gà là sự tiến triển ngày càng nặng của các cơn ho, từ những cơn ho nhẹ chuyển thành những cơn ho dữ dội, tình trạng này kéo dài từ 1-2 tuần, thậm chí có thể lâu hơn tùy thuộc vào phương pháp điều trị và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đối với trẻ nhỏ, ho có thể rũ rượi và không thể kiểm soát, cùng tiếng thở rít giống như tiếng gà gáy. Các cơn ho này thường đi kèm với nhiều đờm, dãi và có thể gây nôn mửa. Dựa vào diễn biến phát triển, thứ tự xuất hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể chia bệnh ho gà thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh của ho gà thường kéo dài từ 6-20 ngày, đa số trường hợp rơi vào khoảng 9-10 ngày. Trong giai đoạn này, bệnh nhân vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng rõ rệt.
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát của bệnh dao động trong khoảng 1-2 tuần. Các triệu chứng khởi phát lúc này của bệnh nhân ở mức độ nhẹ, giống như cảm cúm thông thường như sổ mũi, hắt hơi, ho, sốt nhẹ, khàn tiếng, mệt mỏi.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2-3 tuần từ kể từ cuối thời kỳ khởi phát. Trong giai đoạn toàn phát, các triệu chứng của bệnh ho gà trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng đặc trưng trong giai đoạn này bao gồm:
- Ho: Đây là triệu chứng nổi bật nhất, với các cơn ho kéo dài, thường xuất hiện liên tiếp và đặc biệt dữ dội vào ban đêm. Mỗi cơn ho có thể kéo dài từ 15 đến 20 tiếng ho liên tục, gây ra cảm giác kiệt sức cho người bệnh.
- Thở rít: Sau mỗi cơn ho, bệnh nhân thường phát ra tiếng thở rít đặc trưng, giống như tiếng gà gáy. Âm thanh này xuất hiện do sự co thắt của thanh quản và hẹp đường thở, đặc biệt phổ biến ở trẻ em trên 6 tháng tuổi.
- Đờm: Trong quá trình ho, bệnh nhân thường khạc ra đờm màu trong, dính, có thể chứa vi khuẩn. Lượng đờm này tăng lên khi bệnh nhân cố gắng tống khứ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp.
- Nôn mửa: Do cơn ho mạnh mẽ và kéo dài, bệnh nhân có thể bị nôn mửa. Tình trạng này thường xảy ra do sự kích thích quá mức của dạ dày và cơ hoành trong quá trình ho, gây cảm giác buồn nôn và nôn.
Giai đoạn lui bệnh
Sau khi được điều trị và chăm sóc đúng cách, thường khoảng 4 tuần kể từ khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện, bệnh ho gà sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh, trong đó các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm. Các cơn ho dần giảm tần suất và cường độ, tiếng thở rít đặc trưng biến mất và lượng đờm cũng giảm đi. Người bệnh bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn khi đường hô hấp không còn bị cản trở quá mức. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dù các triệu chứng đã giảm, một số trường hợp có thể vẫn có nguy cơ tái phát. Việc tiếp tục theo dõi và duy trì các biện pháp chăm sóc y tế là rất quan trọng để đảm bảo sự hồi phục hoàn toàn và ngăn ngừa biến chứng.
Đường lây truyền của bệnh ho gà
Bệnh ho gà lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các vi khuẩn gây bệnh sẽ theo các hạt nước bọt nhỏ li ti bay ra ngoài và lây nhiễm cho người khác khi hít phải. Các đường lây truyền chính bao gồm:
- Tiếp xúc trực tiếp: Tiếp xúc gần gũi với người bệnh, đặc biệt là khi họ ho hoặc hắt hơi.
- Tiếp xúc gián tiếp: Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm vi khuẩn như đồ chơi, khăn mặt, tay nắm cửa…
Chẩn đoán bệnh ho gà bằng cách nào?
Chẩn đoán bệnh ho gà có thể gặp một số khó khăn do các triệu chứng ban đầu khá giống với các bệnh đường hô hấp khác. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau để đưa ra kết luận chính xác:
Khám lâm sàng
Thăm khám lâm sàng có thể giúp bác sĩ xác định nghi ngờ bệnh, từ đó có các chỉ định xét nghiệm phù hợp. Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng bao gồm:
- Dựa vào tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về thời gian xuất hiện các triệu chứng, diễn biến bệnh, tiếp xúc với người bệnh khác, lịch sử tiêm chủng.
- Khám thực thể: Bác sĩ sẽ khám tai mũi họng, nghe phổi để tìm các dấu hiệu bất thường.
- Quan sát các cơn ho: Bác sĩ sẽ quan sát đặc điểm của các cơn ho, như tiếng rít đặc trưng sau cơn ho, nôn sau khi ho.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Sau quá trình thăm khám, để xác định chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm sau:
- Nuôi cấy vi khuẩn
- Phản ứng chuỗi polymerase (PCR)
- Xét nghiệm huyết thanh
- Chụp X-quang phổi
- Xét nghiệm máu
Điều trị bệnh ho gà
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, gây ra những cơn ho dữ dội và kéo dài. Việc điều trị bệnh ho gà tập trung vào hai mục tiêu chính là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thông qua việc sử dụng kháng sinh và giảm nhẹ các triệu chứng, cụ thể:
Điều trị kháng sinh
Bệnh ho gà là do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Vi khuẩn này xâm nhập và sinh sôi trong đường hô hấp, gây ra các triệu chứng đặc trưng như ho dữ dội, kéo dài. Sử dụng kháng sinh là phương pháp phổ biến và hiệu quả để tiêu diệt loại vi khuẩn này. Các nhóm kháng sinh thường được sử dụng:
- Nhóm Macrolid: Erythromycin, Azithromycin, Clarithromycin. Đây là nhóm kháng sinh được lựa chọn đầu tiên cho điều trị ho gà.
- Các loại kháng sinh khác: Amoxicillin, Trimethoprim/sulfamethoxazole. Có thể được sử dụng thay thế cho nhóm macrolid trong một số trường hợp.
Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh, cũng như liều dùng cụ thể. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc giữa chừng, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
Điều trị triệu chứng
Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, việc điều trị các triệu chứng cũng rất quan trọng để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Đầu tiên, việc hỗ trợ hô hấp là một phần thiết yếu trong điều trị. Để giúp làm sạch đường thở và giảm tình trạng tắc nghẽn, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn người bệnh có thể sử dụng phương pháp hút đờm. Ngoài ra, trong những trường hợp nặng bệnh nhân gặp phải tình trạng suy hô hấp, liệu pháp oxy có thể được áp dụng để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể và cải thiện chức năng hô hấp.
Đối với các triệu chứng khác của bệnh ho gà, thuốc giảm ho được sử dụng để làm giảm tần suất và cường độ của các cơn ho. Việc này giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và giảm thiểu sự mệt mỏi do ho kéo dài. Ngoài ra, thuốc long đờm là một lựa chọn hiệu quả để làm lỏng đờm, giúp dễ khạc và làm sạch đường thở. Sử dụng thuốc long đờm không chỉ giúp giảm tình trạng tắc nghẽn mà còn hỗ trợ việc loại bỏ đờm khỏi đường hô hấp, cải thiện khả năng hô hấp của bệnh nhân.
Biến chứng của bệnh ho gà
Dù ở người lớn hay trẻ nhỏ, bệnh ho gà nếu không được điều trị kịp thời bệnh đều có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Ở trẻ nhỏ
Bệnh ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng thường gặp:
- Viêm phổi
- Ngừng thở
- Co giật
- Viêm não
- Suy dinh dưỡng
- Các biến chứng khác: Lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng, xuất huyết kết mạc, vỡ phế nang, tràn khí màng phổi.
Ở người lớn
Mặc dù bệnh ho gà thường được coi là bệnh của trẻ em nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh và gặp phải các biến chứng. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của bệnh ho gà ở người lớn:
- Biến chứng hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, vỡ phế nang
- Các biến chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: mất ngủ, giảm khả năng tập trung, rối loạn tiêu hóa, gãy xương sườn, ngất xỉu do cơn ho quá mạnh
Mặc dù không nguy hiểm như ở trẻ nhỏ, nhưng các biến chứng của bệnh ho gà ở người lớn vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để phòng tránh bệnh ho gà, cách tốt nhất là tiêm phòng đầy đủ vắc xin. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh ho gà, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh mắc ho gà
Chăm sóc người bệnh ho gà đúng cách là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng. Để chăm sóc người bệnh ho gà, người nhà cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Tạo điều kiện cho người bệnh nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh
- Hỗ trợ hô hấp
- Đảm bảo người bệnh uống đủ nước
- Chú trọng bổ sung dinh dưỡng để tăng cường đề kháng
- Cho người bệnh sử dụng thuốc đúng liều, đúng cách theo đơn của bác sĩ.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đưa đến bệnh viện ngay.
Các biện pháp dự phòng ho gà
Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính rất dễ lây lan, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Để phòng tránh bệnh này, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:
Tiêm phòng vaccin
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà hiệu quả và cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đối với người lớn, đặc biệt là những người tiếp xúc gần với trẻ sơ sinh hoặc chưa được tiêm vắc xin đầy đủ, việc tiêm nhắc lại vắc xin ho gà là cần thiết để bảo vệ bản thân và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
Cách ly người bệnh
Cách ly người bệnh là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh ho gà. Để đảm bảo hiệu quả, người nhà nên cho bệnh nhân nghỉ ngơi cách ly tại phòng riêng. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh và người cao tuổi, để giảm nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, nên cho người bệnh sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước và bát đũa để tránh lây nhiễm chéo.
Vệ sinh cá nhân
Bên cạnh việc cách ly, vệ sinh cá nhân cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa lây lan bệnh ho gà và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cả người bệnh và người chăm sóc đều cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp.
Ngoài ra khi ho hoặc hắt hơi, người bệnh nên che miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay để giảm sự phát tán vi khuẩn. Đối với các đồ dùng sinh hoạt, như chăn màn và quần áo của người bệnh, cần giặt giũ bằng nước nóng và xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời, việc vệ sinh môi trường bằng cách lau chùi các bề mặt tiếp xúc thường xuyên bằng chất tẩy rửa cũng là cách hiệu quả giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ lây lan.
Trên đây là toàn bộ thông tin về “Ho gà là gì? Những điều cần biết về ho gà để bảo vệ sức khỏe”, mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm vệ sinh Tai Mũi Họng dự phòng ho gà, hãy liên hệ tới Hotline 0976 648 102 của PlasmaKare để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhé!