Viêm xoang mãn tính là một trong những bệnh mũi xoang phổ biến nhất. Điều trị viêm xoang mãn tính có thể theo các biện pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Tuy nhiên, mục đích điều trị cuối cùng vẫn là cải thiện lưu thông khí, làm lành niêm mạc mũi xoang và hạn chế bệnh tái phát.
Mục lục
Nguyên tắc điều trị viêm xoang mãn tính
Theo định nghĩa của Bộ Y tế, viêm xoang mãn tính là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc mũi xoang kéo dài trên 12 tuần với các biểu hiện:
- Đau nhức âm ỉ vùng mặt, có thể đau răng
- Ngạt mũi, mất ngửi hoặc giảm ngửi
- Ho khạc đờm
- Niêm mạc xoang mũi viêm, phù nề, có thể có polyp, soi thấy mủ nhầy, đặc
- Đau đầu, mệt mỏi, giảm tập trung, hơi thở hôi
Viêm xoang mãn tính thường tiến triển từ các bệnh lý viêm mũi xoang cấp tính, viêm xoang dị ứng kết hợp với nhiều yếu tố nguy cơ như bất thường cấu trúc xoang mũi, thuốc lá, ô nhiễm không khí, trào ngược dạ dày hay suy giảm miễn dịch… Tuy là một bệnh lành tính nhưng viêm xoang mạn tính cũng có thể dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm như nhiễm trùng hốc mắt và nội sọ, dẫn đến suy giảm thị giác và thần kinh.
Do xuất phát từ đa yếu tố, do vậy bệnh dễ tái phát và điều trị thường kéo dài. Nguyên tắc điều trị viêm xoang mãn tính:
- Nghỉ ngơi hợp lý, phòng tránh và loại bỏ tối đa các yếu tố nguy cơ và tác nhân gây bệnh
- Cải thiện triệu chứng, làm giảm phù nề niêm mạc và phục hồi dẫn lưu mũi xoang
- Kết hợp các biện pháp điều trị tại chỗ và toàn thân.
- Hạn chế tối đa tái phát bệnh và giảm mức độ triệu chứng trong mỗi lần tái phát.
Theo nguyên tắc này, điều trị viêm xoang mạn tính luôn kết hợp sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị tại chỗ. Điều trị ngoại khoa sẽ được áp dụng khi các biện pháp này kém hiệu quả hoặc người bệnh có những bất thường trong cấu trúc mũi xoang.
Cách điều trị viêm xoang mạn tính an toàn, hạn chế tái phát hiệu quả
Dưới đây là tổng hợp những cách điều trị viêm xoang mạn tính an toàn, hạn chế tái phát hiệu quả:
Sử dụng thuốc điều trị
Thuốc điều trị viêm xoang mạn tính chủ yếu là thuốc giảm triệu chứng và liệu pháp kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và các yếu tố nguy cơ của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Liệu pháp kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được dùng kéo dài 2 – 3 tuần trong điều trị viêm xoang mạn tính. Bác sĩ thường chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm nếu nghi ngờ người bệnh có tình trạng nhiễm trùng mạn tính. Các nhóm thuốc kháng sinh phổ biến trong điều trị viêm xoang mạn tính bao gồm:
- Amoxicillin/Clavulanic
- Doxycyclin, Clindamycin
- Cotrimoxazol (trimethoprim – sulfamethoxazol)
- Fluoroquinolon (Levofloxacin, Moxifloxacin)
- Cephalosporin thế hệ thứ 3 (Cefixim, Cefpodoxim)
Thuốc điều trị triệu chứng
- Corticoid đường uống: Bao gồm Prednisolon và Methylprednisolon. Các thuốc này có tác dụng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả, đặc biệt khi có polyp mũi.
- Corticoid dạng xịt: Bao gồm Fluticason, Triamcinolon, Mometason, Budesonid, Beclomethason,… Các thuốc này thường được sử dụng kéo dài trong 8 – 12 tuần hoặc hơn theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen,…
- Thuốc đối kháng Leukotriene: Bao gồm Montelukast, Pranlukast,… Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm phù nề và nghẹt mũi, sử dụng khi người bệnh đáp ứng kém với Corticoid.
- Thuốc co mạch: Bao gồm Phenylephrin, Xylometazoline, Oxymetazolin. Các thuốc này giúp thông mũi hiệu quả nhưng chỉ được sử dụng ngắn ngày trong những đợt tái phát cấp tính của bệnh.
- Thuốc sát khuẩn, chống viêm tại chỗ: Xịt mũi xoang PlasmaKare X-Spray có thành phần chính là Nano bạc chuẩn hóa TSN, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm này còn hỗ trợ tái tạo niêm mạc xoang mũi bị tổn thương và tăng cường thông khí cho người bệnh.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm xoang mãn tính:
- Tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Không tự ý đổi thuốc, ngưng thuốc hoặc thay đổi liều dùng của thuốc, đặc biệt với kháng sinh và Corticoid.
- Báo ngay cho bác sĩ nếu thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường, nghi ngờ do thuốc gây ra tác dụng phụ.
Các biện pháp điều trị tại chỗ không dùng thuốc
Các bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh thực hiện các biện pháp điều trị tại chỗ như rửa mũi, xông hơi và chườm ấm do những lợi ích vượt trội của chúng.
Rửa mũi
Rửa mũi là biện pháp bổ trợ hữu ích và được đánh giá có hiệu quả cao hơn xịt mũi khi thực hiện đúng cách. Việc rửa mũi giúp loại bỏ dịch nhầy trong xoang mũi, rửa trôi vi khuẩn gây bệnh và cải thiện thông khí hiệu quả. Bên cạnh đó, biện pháp này còn hỗ trợ làm dịu tình trạng viêm và sưng đau niêm mạc xoang mũi.
Nước muối sinh lý hoặc các loại muối rửa mũi chuyên dụng thường được khuyến cáo cho người bệnh. Nếu muốn tìm một loại muối rửa mũi dùng được cho cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ 6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể tham khảo muối rửa mũi xoang PlasmaKare Nasal Clean.
Ngoài các thành phần muối rửa mũi phổ biến, sản phẩm này còn bổ sung thêm phức hệ Sanicompound có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả và bảo vệ xoang mũi khỏi các tác nhân từ môi trường khác.
Xông tinh dầu
Biện pháp xông tinh dầu có tác dụng làm loãng nhầy, giúp mũi thông thoáng nhanh, đồng thời giảm đau và thư giãn cho người bệnh rất tốt. Người bệnh có thể xông bằng các loại tinh dầu hoặc lá chứa tinh dầu như bạc hà, sả chanh, tràm trà, khuynh diệp,…
Chườm ấm
Chườm ấm cũng làm giảm đau và thông thoáng đường thở cho người bệnh hiệu quả. Người bệnh có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng đắp lên vùng chữ T trong 15 phút để giảm nghẹt mũi.
Điều trị theo phương pháp y học cổ truyền
Bên cạnh tây y, các phương pháp điều trị viêm xoang mãn tính bằng y học cổ truyền cũng cho hiệu quả cao và phòng ngừa tái phát rất tốt.
Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt làm tăng lưu thông khí huyết, xoang khiếu, đuổi ngoại tà gây bệnh và điều hòa chức năng của tạng phủ. Các huyệt được dùng trong điều trị viêm xoang mạn tính bao gồm ấn đường, thượng tinh, nghinh hương, tị thông, ngư yêu, thái bạch, phong trì, bách hội,…
Các bài thuốc cổ truyền
Theo y học cổ truyền, điều trị viêm xoang mạn tính dùng các bài thuốc có tính dưỡng âm nhuận táo, thanh nhiệt giải độc. Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo:
- Bài thuốc 1: Dùng sinh địa 16g, đan bì 12g, kim ngân 16g, huyền sâm 12g, mạch môn 12g, ké đầu ngựa 16g, hoàng cầm 12g, tân di 8g. Sắc uống 1 thang/ngày.
Bài thuốc 2: Dùng tân di hoa 15g, thương nhĩ tử 20g, kinh giới 10g, xuyên khung 15g, phòng phong 10g, bạch chỉ 15g, tế tân 5g, cúc hoa 15g, bạc hà 10g, mạn kinh tử 15g. Sắc 1 thang/ngày, chia 3 lần uống.
Điều trị ngoại khoa viêm xoang mãn tính
Phẫu thuật nội soi mũi xoang được xem xét khi điều trị nội khoa thất bại, người bệnh có bất thường trong cấu trúc xoang mũi hoặc viêm xoang mãn tính gây biến chứng nghiêm trọng. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ trao đổi chi tiết về quy trình phẫu thuật, hiệu quả và những rủi ro tiềm ẩn cho người bệnh.
Mục tiêu của phẫu thuật là giảm tắc nghẽn, làm sạch chất nhầy, tăng dẫn lưu dịch và thông khí cho xoang. Viêm xoang mãn tính thông thường là viêm đa xoang nhưng phẫu thuật có thể khu trú ở từng xoang riêng lẻ. Các loại phẫu thuật nội soi mũi xoang bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang tối thiểu.
- Phẫu thuật mở xoang sàng, xoang hàm.
- Phẫu thuật mở xoang sàng – hàm – trán – bướm.
Lưu ý trong quá trình điều trị viêm xoang mãn tính
Việc điều trị viêm xoang mạn tính sẽ kém hiệu quả nếu người bệnh không chăm sóc sức khỏe tổng thể một cách hợp lý. Người bệnh cần chú ý:
- Hạn chế tiếp xúc tối đa với các tác nhân gây kích ứng mũi như khói bụi, lông động vật, phấn hoa,…
- Vệ sinh môi trường sống và làm việc
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài
- Vệ sinh họng thường xuyên bằng các súc họng để giảm nguy cơ viêm họng thứ phát do viêm xoang mãn tính
- Không được hút thuốc lá, thuốc lào, tránh dùng rượu bia, chất kích thích khác
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng đầu và mặt
- Uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm chứa các chất chống viêm và tăng cường miễn dịch như Vitamin A, C, Omega-3, Kẽm,…
- Tập thở: Bài tập thở Bhramari pranayama đã được chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm xoang.
Viêm xoang mạn tính là bệnh khá lành tính và có thể khỏi hoàn toàn khi điều trị đúng cách. Trên đây là tổng hợp những biện pháp điều trị viêm xoang mãn tính người bệnh cần biết. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho người bệnh, giúp điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống hiệu quả.