Viêm họng hạt mãn tính kéo dài dai dẳng, gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Nguyên tắc điều trị căn bệnh này tập trung loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh và điều trị tại chỗ. Trong đó, các biện pháp không dùng thuốc đóng vai trò đáng kể.
Mục lục
Tổng quan về bệnh viêm họng hạt mãn tính
Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, gặp sau nhiều đợt tái phát viêm họng cấp hoặc nhiều nguyên nhân khác. Căn bệnh này đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng viêm đỏ, quá phát thành những đám xơ hóa màu hồng/đỏ của tổ chức bạch huyết trên thành họng và trụ sau của amidan. Những đám xơ hóa này có kích thước to nhỏ khác nhau và còn được gọi là “hạt”.
Viêm họng hạt mãn tính có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh kéo dài dai dẳng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh mà còn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như viêm thanh quản, ung thư vòm họng hay nhiễm trùng toàn thân.
Nguyên nhân của viêm họng hạt mãn tính
Nguyên nhân của viêm họng hạt rất đa dạng, có thể bao gồm 1 hoặc nhiều yếu tố sau đây:
- Viêm mũi xoang mạn tính: Niêm mạc xoang mũi họng thông với nhau nên khi mũi xoang bị viêm, dịch nhầy chứa vi sinh vật gây bệnh có thể lan xuống họng, phát triển và gây bệnh.
- Cơ địa dị ứng: Cơ thể người có cơ địa dị ứng có thể phản ứng thường xuyên với các dị nguyên gây bệnh gây triệu chứng viêm. Viêm ở người dị ứng đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi xoang dị ứng có thể kéo theo viêm họng kéo dài thành thể mạn tính.
- Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản: Acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc họng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển dẫn đến viêm họng hạt.
- Viêm amidan mãn tính: Viêm họng và viêm amidan thường song hành với nhau do vị trí amidan nằm ở hai bên thành họng.
- Tắc mũi mạn tính: Tắc mũi mãn tính xảy ra ở những người có cấu trúc mũi xoang bất thường như có polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi, cuốn mũi quá phát,… Tắc mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng thường xuyên gây khô họng, khiến niêm mạc họng dễ tổn thương hơn dẫn đến viêm họng hạt.
- Ô nhiễm không khí, môi trường làm việc/sinh sống nhiều khói bụi, hóa chất: Sự ô nhiễm khiến đường hô hấp nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn, gây viêm họng hạt. Ngoài ra, khói bụi và hóa chất cũng có thể gây kích ứng cổ họng, khi kéo dài dẫn đến viêm họng mãn tính.
- Lạm dụng thuốc lá, rượu bia và đồ ăn cay nóng: Rượu bia, thuốc lá làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh tai mũi họng hơn. Hóa chất trong thuốc lá và đồ ăn cay còn có thể gây kích ứng niêm mạc họng, về lâu dài tiến triển thành bệnh mãn tính.
Nguyên tắc điều trị viêm họng hạt mãn tính
Viêm họng hạt là có cơ chế bệnh sinh phức, do nhiều yếu tố phối hợp như sự nhiễm khuẩn mãn tính, môi trường sống, nghề nghiệp, bệnh lý nền và cơ địa miễn dịch của người bệnh. Sự phối hợp của các yếu tố thay đổi liên tục theo mùa, khí hậu và lối sống của người bệnh. Do vậy viêm họng hạt không thể tự khỏi được và rất dễ tái phát.
Điều trị viêm họng hạt mãn tính cần phải thực hiện theo nguyên tắc:
- Loại bỏ căn nguyên gây bệnh
- Điều trị tại chỗ
- Điều trị triệu chứng
- Chăm sóc sức khỏe toàn diện
Thời gian điều trị bệnh viêm họng hạt thường kéo dài và phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh, tình trạng nghiêm trọng của bệnh và mức độ đáp ứng với phác đồ điều trị. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì điều trị đúng phác đồ và tập thay đổi lối sống lành mạnh để có thể xử lý dứt điểm bệnh.
Các biện pháp không dùng thuốc chữa bệnh viêm họng hạt mãn tính
Loại bỏ căn nguyên của bệnh viêm họng hạt mãn tính đa số là các biện pháp không dùng thuốc, ngoại trừ kháng sinh trong điều trị viêm họng hạt do vi khuẩn. Các biện pháp không dùng thuốc luôn được bác sĩ khuyến cáo cho người bệnh bởi tính an toàn khi thực hiện trong thời gian dài mà vẫn đem lại hiệu quả tốt. Cụ thể:
Súc họng trị viêm họng hạt mãn tính hiệu quả
Súc họng bằng các dung dịch có tính sát khuẩn, làm dịu cổ họng là biện pháp được khuyến cáo trong các hướng dẫn điều trị viêm họng mãn tính. Lợi ích của việc súc họng:
- Làm giảm nhiễm trùng và hạn chế tái phát bệnh: Súc họng loại bỏ được hầu hết vi khuẩn và các tác nhân gây kích ứng, dị ứng trong cổ họng. Các loại súc họng diệt khuẩn còn giúp tiêu diệt vi sinh vật hiệu quả, làm giảm tối đa nguy cơ bệnh trở lại.
- Làm dịu cổ họng và triệu chứng viêm: Súc họng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch súc họng chứa nano bạc giúp giảm viêm hiệu quả, làm dịu các triệu chứng sưng nề, đau rát họng cho người bệnh.
Việc súc họng trị viêm họng hạt mãn tính cần được thực hiện thường xuyên trong thời gian dài. Tối nhất người bệnh nên súc 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần tối thiểu 30s. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý chọn loại súc họng phù hợp. Các sản phẩm được khuyến cáo bao gồm súc họng chứa Povidon Iod, nano bạc hoặc có tính kiềm.
Trong đó, súc họng chứa nano bạc có tính toàn diện cao nhất do vừa tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, chống viêm vừa giúp thúc đẩy lành cổ họng. Hiện nay, súc họng PlasmaKare của Innocare Pharma là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam chứa nano bạc được chuẩn hóa về kích thước và hiệu quả, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Đốt hạt giảm thiểu tiến triển bệnh hiệu quả
Đối họng là biện pháp ngoại khoa loại bỏ các hạt lympho quá phát trong họng. Có nhiều phương pháp đốt hạt khác nhau, bao gồm đốt điện, laser và đốt lạnh.
Đốt hạt được sử dụng trong trường hợp viêm họng hạt không cải thiện sau các liệu pháp điều trị khác như dùng thuốc, súc họng và thay đổi lối sống. Biện pháp này giúp cải thiện triệu chứng bệnh rất tốt và hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả của những liệu pháp điều trị khác. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát sau khi đốt hạt nếu người bệnh không chăm sóc tốt.
Các mẹo dân gian trị viêm họng hạt mãn tính
Các mẹo dân gian có thể kiểm soát triệu chứng của viêm họng hạt rất tốt, bao gồm:
- Gừng: Gừng có tác dụng diệt khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời chống viêm và làm dịu triệu chứng sưng đau cổ họng. Người bệnh có thể uống trà gừng hoặc ngậm gừng tươi trực tiếp.
- Mật ong: Mật ong giúp làm giảm những cơn đau rát họng mãn tính hiệu quả. Người bệnh có thể ngậm trực tiếp mật ong, uống nước mật ong hoặc dùng để ngâm với chanh, hoa đu đủ hay gừng để sử dụng.
- Lá bạc hà: Người bệnh có thể ngậm kẹo, ngậm lá bạc hà hoặc uống trà bạc hà để làm giảm triệu chứng viêm và thông thoáng cổ họng.
- Lá húng chanh: Tinh dầu húng chanh có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nhẹ nên rất tốt cho người bệnh viêm họng hạt. Người bệnh có thể uống nước cốt hoặc trà húng chanh.
Tuy nhiên các mẹo dân gian này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tạm thời và không thể thay thế cho các biện pháp khác. Người bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp với nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Các biện pháp thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống là một trong những cách điều trị viêm họng hạt mãn tính không dùng thuốc hiệu quả nhất. Người bệnh cần chú những điều sau để có một lối sống lành mạnh, khoa học, hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất:
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: cân đối các nhóm chất, tập trung bổ sung những nhóm chất có tính chống viêm, chống oxy hóa như Omega-3, Kẽm, Vitamin A, C,…
- Uống đủ nước, giữ ẩm cho cổ họng.
- Xây dựng thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế căng thẳng.
- Rèn luyện thể lực thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Bỏ thuốc lá, tránh uống rượu bia và ăn đồ cay nóng.
- Thay đổi môi trường làm việc hoặc môi trường sống khi nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ môi trường. Nếu không thể thay đổi môi trường, cần áp dụng các biện pháp phòng hộ đầy đủ.
Lưu ý khi áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc
Các biện pháp không dùng thuốc giúp cải thiện triệu chứng và tăng cường chất lượng sống cho người bệnh, thậm chí giúp dứt điểm những trường hợp bệnh nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khi áp dụng các biện pháp điều trị viêm họng hạt không dùng thuốc như sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên về liệu pháp thích hợp nhất.
- Kiên trì và quyết tâm trong quá trình điều trị: Thời gian điều trị viêm họng hạt kéo dài, do vậy yêu cầu sự kiên trì lớn mới có thể giúp giảm thiểu tiến triển bệnh một cách tốt nhất.
- Kết hợp với dùng thuốc điều trị: Người bệnh dùng thuốc điều trị cũng cần áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để bệnh nhanh khỏi và ít tái phát hơn.
- Theo dõi kết quả điều trị: Người bệnh cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình khi áp dụng liệu pháp không dùng thuốc và báo cho bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường.
Các biện pháp điều trị không dùng thuốc không chỉ giúp giảm sưng đau và cải thiện triệu chứng viêm họng hạt mãn tính mà còn loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để điều trị viêm họng hạt mãn tính an toàn, triệt để.