Sốt xuất huyết bị gây ra bởi virus Dengue. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua việc bị muỗi đốt. Loại muỗi truyền bệnh chủ yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Vậy, đâu là bí quyết phòng bệnh sốt xuất huyết, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách vệ sinh môi trường
Sốt xuất huyết là bệnh do virus từ muỗi truyền sang người. Bệnh lan chóng mạnh trong những năm gần đây. Virus được truyền từ muỗi cái Aedes aegypti và một phần do Ae. Albopictus. Những loài muỗi này cũng là tác nhân truyền các bệnh như chikungunya, bệnh sốt vàng da, virus zika. Bệnh sốt xuất huyết phổ biến tại vùng nhiệt đới do ảnh hưởng của lượng mưa cao, nhiệt độ, độ ẩm và tình trạng đô thị hóa nhanh chóng.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt cao (trên 40 độ C) đi kèm với các triệu chứng khác như đau đầu, nhức sau mắt, đau khớp và cơ, buồn nôn, sưng hạch bạch huyết, nổi mề đay. Những trường hợp nghiêm trọng có thêm các triệu chứng như: đau bụng, chảy máu mũi hoặc nướu, nôn ra máu hoặc phân có dính máu, mệt mỏi, cáu kỉnh.
Lợi ích của việc vệ sinh môi trường trong phòng bệnh sốt xuất huyết
Việc vệ sinh môi trường để phòng hoặc giảm các tác nhân truyền bệnh trung gian bằng cách tiêu diệt hoặc làm thay đổi môi trường sống của chúng, tái chế rác thải để hạn chế nơi làm tổ, đẻ trứng của loài giúp hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết.
Các biện pháp vệ sinh môi trường phòng bệnh sốt xuất huyết
Vệ sinh môi trường sạch sẽ giúp loại bỏ môi trường sống và sinh sản của muỗi, từ đó giúp hạn chế muỗi xung quanh môi trường sống, phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Thay đổi môi trường sống của loài vĩnh viễn: Thay đổi môi trường sống của loài như lắp đặt một hệ thống cung cấp nước khép kín ở từng hộ gia đình hoặc cả cộng đồng.
- Thay đổi môi trường sống của loài tạm thời: Thay đổi môi trường sống của các loài truyền bệnh tạm thời bằng cách không để nước đọng, tránh rò rỉ nước từ các khoang chứa nước, lọ hoa, máng nước, tái chế hoặc loại bỏ đúng cách các vỏ hộp, chai, không trồng cây quá gần nơi ở.
- Sắp xếp lại nơi ở và thay đổi một số thói quen: Sắp xếp lại nơi ở bằng cách lắp thêm kính tại các cửa sổ, cửa ra vào và bít kín các lỗ hổng xung quanh ngôi nhà, mắc màn khi ngủ vào ban ngày.
- Cải thiện nguồn nước và hệ thống lưu trữ nước:
- Các hộ gia đình nên lắp đặt ống nước để vận chuyển nước từ giếng, mái nhà và từ các hệ thống lưu trữ nước khác.
- Các vật chứa nước cần được thiết kế để chống muỗi đẻ trứng bằng cách có nắp đậy hoặc có lắp đặt lưới chống muỗi để vừa có thể hứng được nước mưa vừa chống được muỗi đẻ trứng.
- Rải các hạt polystyrene lên bề mặt nước cũng giúp ngăn muỗi đẻ trứng trên bề mặt nước. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với những khoang chứa nước lắp đặt ống hút nước từ phía đáy.
- Kiểm soát chất thải rắn: “Chất thải rắn” ở đây ám chỉ các đồ đạc, vật dụng trong gia đình hay chất thải công nghiệp không phân hủy được. Lợi ích của việc loại bỏ chất thải rắn không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát các tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề khác. Nguyên tắc cơ bản được áp dụng cao trong việc kiểm soát chất thải rắn là tiết giảm – tái sử dụng – tái chế. Chất thải rắn cũng cần được thu gom và loại bỏ định kỳ. Tần suất thu gom chất thải rắn nên từ 2 lần mỗi tuần cho hộ gia đình.
- Vệ sinh đường phố: Vệ sinh đường phố để loại bỏ các vật chứa nước đọng để bảo đảm không làm chỗ đẻ trứng cho muỗi, đồng thời cũng giúp loại bỏ môi trường phát triển của ấu trùng muỗi Ae. Aegypti.
Phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách chống muỗi đốt
Có nhiều cách để phòng chống muỗi đốt như bôi thuốc chống muỗi, mặc áo dài tay và quần dài khi ở bên ngoài, sử dụng mùng chống muỗi…
Lợi ích của các biện pháp chống muỗi đốt
Trong 1 số điều kiện cụ thể như đến nơi công cộng, picnic, du lịch hoặc đến các khu vực nhiều cây cối, việc chủ động chống muỗi bằng các biện pháp xua đuổi muỗi là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ muỗi đốt và phòng ngừa các bệnh do muỗi truyền đặc biệt là sốt xuất huyết.
Các biện pháp chống muỗi đốt phòng bệnh sốt xuất huyết
Dưới đây là các biện pháp chống muỗi đốt để phòng bệnh sốt xuất huyết có thể áp dụng thường xuyên, hàng ngày.
- Xịt da chống muỗi: Có nhiều sản phẩm xịt da chống muỗi được bán trên thị trường. Các loại xịt da chống muỗi nên được xịt vào các vùng da hở, đặc biệt vào ban ngày. Tuy nhiên, các sản phẩm này đều chỉ có tác dụng bảo vệ trong thời gian ngắn và cần phải dùng thường xuyên.
- Mặc áo dài tay và quần dài: Bảo vệ cơ thể bằng cách mặc áo dài tay và quần dài là một trong những cách bảo vệ khỏi muỗi tốt nhất.
- Mắc màn khi đi ngủ: Mắc màn khi đi ngủ giúp bảo vệ khỏi muỗi. Tuy nhiên, cần lưu ý không nằm quá sát màn vì muỗi có thể đốt bạn xuyên qua các lỗ hổng li ti.
Các hoạt chất chống muỗi phòng sốt xuất huyết hiệu quả
1 số hoạt chất được sử dụng trong xịt chống muỗi giúp xua đuổi muỗi phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả như DEET, Dầu Neem, một số loại tinh dầu thảo dược…
- DEET (N,N-diethyl meta toluamide) ức chế khả năng phát hiện ra người ở cạnh của muỗi. Bôi sản phẩm có nồng độ từ 10-30% vào da hoặc quần áo. Lựa chọn nồng độ của sản phẩm dựa vào thời gian phát huy tác dụng của sản phẩm – sản phẩm có nồng độ càng cao càng bảo vệ được lâu. DEET nồng độ 10% có tác dụng trong vòng 2 giờ. Lưu ý, các sản phẩm xịt chống muỗi này có thể độc hại và chỉ được phép sử dụng với một lượng cho phép. Không bôi DEET trực tiếp vào tay của trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi.
- Dầu Neem là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho DEET khi hoá chất này không thực sự an toàn cho trẻ nhỏ và có hiện tượng muỗi nhờn thuốc. Vì vậy, nguyên liệu này đang được các nhà khoa học quan tâm ứng dụng vào phòng bệnh sốt xuất huyết. Tại Châu Âu, châu Mỹ và các nước châu Á như Ấn Độ, dầu Neem được coi là thiên địch của muỗi. Thành phần Azadirachtin giúp xua đuổi muỗi, ức chế sự sinh sản của muỗi từ đó ngăn ngừa muỗi đốt, giảm nguy cơ muỗi tấn công, cho hiệu quả bảo vệ gấp 5 lần các hoạt chất thông thường. Trong 1 số chế phẩm như xịt chống muỗi PlasmaKare, dầu Neem kết hợp với Plasma Bạc còn có tác dụng sát trùng, làm lành và dịu nhanh vết đốt. Điều đặc biệt là: Dầu Neem sử dụng an toàn cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai.
- Các loại tinh dầu: Các loại tinh dầu như khuynh diệp, sả chanh, tràm gió có tác dụng bảo vệ tương đương với các sản phẩm DEET nồng độ thấp nhưng thời gian bảo vệ ngắn do dễ bay hơi. Lưu ý, không sử dụng sản phẩm cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Mùa muỗi đang tới, áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt để bảo vệ gia đình, đặc biệt là các bé yêu khỏi muỗi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt xuất huyết.