Hiện nay, số người mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm ngày càng tăng cao. Lý do là người bệnh rất hay chủ quan, không điều trị kịp thời làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp mất thẩm mỹ làn da. Để tránh tình trạng bị bội nhiễm này mời bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Mục lục
Thế nào là bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Tình trạng này thường xảy ra khi các mụn nước hoặc vết thương do viêm da tiếp xúc dị ứng vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập.
Viêm da tiếp xúc dị ứng bị bội nhiễm được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn bán cấp tính: Bệnh lý ở mức độ có chuyển biến tốt hơn. Vùng da tổn thương đóng vảy gây khô da, ngứa và bong tróc.
- Giai đoạn viêm cấp tính: Tình trạng viêm da dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, với các mảng da đỏ, phồng rộp lan rộng ra các vùng da khác. Cơn đau và ngứa dữ dội hơn, đặc biệt là vào ban đêm và sáng sớm.
- Giai đoạn mãn tính: Da bị bong tróc, khô ráp và ngứa ngáy dữ dội. Trong giai đoạn này, các mụn mủ lớn xuất hiện, gây loét và viêm da.
Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết bệnh
Dưới đây là một số nguyên nhân và dấu hiệu gây bệnh thường gặp:
Nguyên nhân gây nên viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm
Nguyên nhân gây bội nhiễm các bệnh viêm da được chia thành 2 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân khách quan
Dưới đây là nguyên nhân khách quan gây ra bệnh:
- Dị ứng thuốc: Việc sử dụng thuốc tây quá mức để điều trị bệnh lý có thể dẫn đến dị ứng thuốc. Thuốc bôi, đặc biệt là thuốc có chứa thành phần gây nghiện và kháng sinh, có thể làm mỏng da và gây kích ứng. Thuốc uống có thể làm suy giảm chức năng gan và thận, khiến chất độc tích tụ và tăng nguy cơ nhiễm trùng lặp lại.
- Phơi nhiễm hóa chất: Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng viêm da do tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Trong trường hợp này, người bệnh tiếp xúc với các dung môi mài mòn như sơn và thuốc nhuộm, dẫn đến viêm da tiếp xúc. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm da tiếp xúc có thể dẫn đến bội nhiễm, nghĩa là vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương và gây nhiễm trùng.
- Thời tiết: Thời tiết thay đổi nóng lạnh, mưa nắng thất thường, khiến hệ miễn dịch của bạn không kịp thích ứng. Từ đó, gây ra bệnh viêm da.
- Do yếu tố di truyền: Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng có tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nguyên nhân chủ quan
Các nguyên nhân chủ quan gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bị bội nhiễm:
- Vệ sinh da không đúng cách: Người bị viêm da dị ứng cần vệ sinh da nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh. Sử dụng sữa tắm có độ pH trung tính hoặc dịu nhẹ, không có hương liệu hoặc chất tạo màu. Tắm nhanh, chỉ cần 5-10 phút, và không tắm quá nhiều lần trong ngày.
- Vết thương hở trên vùng da bị nhiễm trùng: Ngoài các yếu tố khách quan như di truyền, thói quen sinh hoạt trong đó có việc gãi khi ngứa, mặc quần áo quá chật, hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác làm cọ xát vào vùng da bị tổn thương cũng có thể làm trầy xước bề mặt da.
- Bảo vệ da không đúng: Không thoa kem chống nắng hoặc chỉ thoa khi đi ra nắng, không che chắn cẩn thận khi ra ngoài, dẫn đến các nguy cơ và cơ hội các dị nguyên tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị dị ứng, làm bệnh trở nên bội nhiễm.
- Người bệnh cần cẩn thận, tránh chủ quan để không gây ra vết thương hở. Vết thương hở là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và lây lan.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm
Dưới đây là dấu hiệu nhận biết giúp bạn phát hiện ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bị bội nhiễm:
- Bắt đầu xuất hiện phát ban mẩn đỏ, khởi phát tại vùng da tiếp xúc với tác nhân gây ra bệnh.
- Viêm nhiễm ngay vùng da tổn thương và phát ban: mụn nước, viêm loét, rỉ dịch,…
- Cảm giác ngứa ngáy và đau rát khiến bạn khó chịu.
- Vùng da tổn thương có thể dày lên, khô và đóng vảy.
Ngoài ra, bạn còn có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân:
- Cơ thể có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, chán ăn
- Tim đập nhanh hoặc chậm và có thể suy hô hấp nếu bị bội nhiễm nặng.
Những cách chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm bác sĩ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh kể đến như:
- Khởi phát đột ngột
- Tổn thương da điển hình như mẩn đỏ, phù nề, mụn nước, mụn mủ
- Cảm giác ngứa, đau nhức
Ngoài ra, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
Phương pháp chẩn đoán viêm da chủ yếu là:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng, dị ứng, hoặc các bệnh lý khác có thể gây viêm da.
- Chẩn đoán patch: Chẩn đoán patch là một xét nghiệm da được sử dụng để xác định các chất gây dị ứng.
- Sinh thiết da: Sinh thiết da là một thủ thuật y tế được sử dụng để lấy một mẫu mô da nhỏ để phân tích dưới kính hiển vi.
Cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm
Sau đây là một số cách điều trị bệnh bạn nên lưu ý và kết hợp sử dụng:
Điều trị bằng Tây y
Trong quá trình thăm khám và điều trị tại bệnh viện, bác sĩ thường kê đơn kết hợp thuốc uống và thuốc bôi ngoài. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Dung dịch sát khuẩn: Trong trường hợp da bị tổn thương nhẹ ở giai đoạn cấp, có mụn nước, vỡ, chảy dịch và lở loét, bác sĩ có thể kê thêm dung dịch sát khuẩn để sát trùng nhẹ, giảm viêm và làm dịu da. Một số loại dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng là dung dịch Jarish, hồ nước,…
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm da bị bội nhiễm do vi khuẩn gây ra. Thuốc kháng sinh có thể được dùng đường uống hoặc bôi tại chỗ.
- Thuốc corticosteroid: là một loại thuốc được chỉ định điều trị chống viêm mạnh. Thuốc corticosteroid tại chỗ có thể được sử dụng để giảm viêm và ngứa bệnh viêm da dị ứng bội nhiễm.
- Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine là một loại thuốc giúp bạn giảm tình trạng ngứa. Ngoài ra, thuốc kháng histamine có cả dạng uống và bôi ngoài da, đều có tác dụng giảm ngứa tại vùng da tổn thương.
Phương pháp điều trị tại nhà
Một số phương pháp điều trị tại nhà khi bệnh mới bắt đầu:
- Chườm lạnh: Chườm lạnh lên vùng da bị tổn thương trong 10-15 phút có thể giúp giảm ngứa và viêm.
- Tắm nước mát: Bạn có thể tận dụng các loại lá mát có chất chống viêm để làm nước mát tắm. Có tác dụng làm dịu da và giảm ngứa như: Lá chè xanh, lá trầu, cây mướp đắng,..
- Dùng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có thể giúp giữ ẩm cho da và giảm ngứa.
- Dùng thuốc bôi thảo dược: Một số loại thuốc bôi thảo dược có thể giúp giảm ngứa và viêm do viêm da dị ứng bội nhiễm.
Điều trị bằng Gel bôi da PlamaKare No5
Gel bôi PlasmaKare No5 là một loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống viêm và tăng tốc độ tái tạo da giúp da nhanh khỏi bệnh. Kem bôi da PlasmaKare No5 được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu trong đó có bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm.
Kem bôi da PlasmaKare No5 có thành phần chính là:
- Nano bạc TSN có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm.
- Dịch chiết lựu có tác dụng chống oxy hóa, kích thích tái tạo da và làm đẹp da.
- Dịch chiết Núc nác có tác dụng kháng viêm, điều trị các bệnh da mãn tính, cải thiện tình trạng cho da không còn ngứa ngáy, bong tróc và viêm da.
- Chitosan có tác dụng kháng nấm, điều trị bệnh về da do nấm gây ra.
Sản phầm này phù hợp an toàn cho cả gia đình bạn, từ trẻ sơ sinh đến phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Nói không với việc chứa chất kích ứng gây hại da.
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm và tái phát lại không?
Mời bạn đọc tìm hiểu bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bị bội nhiễm có nguy hiểm không và dễ tái lại không? Qua những chia sẻ dưới đây:
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm không?
Viêm da tiếp xúc dị ứng bị bội nhiễm là một bệnh lý da liễu có thể gây ra các triệu chứng làm bạn luôn khó chịu, căng thẳng tâm lý cuộc sống thường ngày. Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng của bệnh kéo dài có thể khiến tình trạng nhiễm trùng tiến triển như hoại tử da, nhiễm trùng da.
Vi khuẩn gây bội nhiễm, chẳng hạn như tụ cầu vàng và liên cầu, rất khó điều trị do có khả năng người bệnh kháng lại kháng sinh. Điều này khiến cho việc điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn kháng sinh có thể gặp khó khăn do vi khuẩn gây bội nhiễm có khả năng kháng kháng sinh.
Ngoài ra, xuất hiện tình trạng ngứa rát làm cho người bệnh không thể tập trung vào công việc hằng ngày. Đặc biệt, vấn đề này còn làm cho người bệnh căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý và làm cho sức khỏe giảm sút.
Dù bệnh đã được điều trị trước đó, nhưng khi bị bội nhiễm thì da đã bị tổn thương nặng, bạn sẽ phải chịu ảnh hưởng với những vết sẹo lớn, mất thẩm mỹ.
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm dễ tái phát không
Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bị bội nhiễm rất dễ tái phát. Một số lý do gây nên tình trạng bệnh dễ tái phát:
- Khi da bị tổn thương do viêm da tiếp xúc dị ứng, hệ miễn dịch sẽ suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể là Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, hoặc các loại nấm như Candida albicans.
- Khi da bị nhiễm trùng, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh không điều trị đúng cách, sẽ gây nên nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, hoại tử da gây ra bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
Cách phòng ngừa bệnh
Sau khi đã được điều trị, bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm vẫn có khả năng tái phát nếu người bệnh không chăm sóc da thường xuyên, hay chăm sai cách. Để làm bệnh không tái phát, bạn nên chú ý áp dụng một số phương pháp phòng ngừa sau:
- Hạn chế tối đa có thể về việc tiếp xúc trực tiếp với các loại, hóa chất, kim loại, các nguồn nước bị ô nhiễm,…Chú ý đeo bao tay, khi tiếp xúc với xà phòng và các chất tẩy rửa khác..
- Nếu bạn bị viêm da tiếp xúc, cần phát hiện sớm và điều trị trong thời gian mới bắt đầu bệnh. Tuyệt đối không được chủ quan sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn.
- Vệ sinh da sạch sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác, giúp da khỏe mạnh và ít bị nhiễm trùng. Chọn lựa sản phẩm dưỡng da phù hợp: Các sản phẩm dưỡng da có thể giúp giữ ẩm cho da, ngăn ngừa da bị khô và tổn thương. Khi lựa chọn sản phẩm dưỡng da, cần chú ý đến thành phần và công dụng của sản phẩm để tránh gây kích ứng da.
- Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên nhằm làm sạch môi trường sống, tiêu diệt côn trùng trong nhà bằng các loại thuốc xịt an toàn, loại bỏ nấm mốc và các yếu tố dị ứng khác.
- Đối với những người có sức khỏe yếu hệ miễn dịch kém suy thì dễ mắc bệnh hơn. Do đó, người bệnh cần tập thể dục, thể thao thường xuyên nâng cao sức khỏe và cải thiện chức năng đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, bạn nên ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Bài viết giúp bạn đọc giải đáp băn khoăn tìm hiểu rõ được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm một cách rõ ràng. Từ đó, bạn nhớ tham khảo để phát hiện sớm và thăm khám bác sĩ để giải quyết vấn đề bệnh lý an toàn triệt để.