Chúng ta ai cũng đã trải qua những cảm giác khó chịu từ tình trạng nhiệt miệng. Mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng cảm giác đau đớn và khó chịu này có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Vậy, để giải đáp câu hỏi nhiệt miệng dùng thuốc gì nhanh khỏi, hãy cùng tham khảo các chỉ dẫn từ các chuyên gia của Plasmakare trong bài viết dưới đây.
Nhiệt miệng và nguyên tắc điều trị
Nhiệt miệng dùng thuốc gì cho hiệu quả dựa vào một số nguyên tắc điều trị chính. Các nhà khoa học chưa tìm được nguyên nhân hoặc cơ chế rõ ràng tại sao nhiệt miệng lại xảy ra. Chính vì vậy, việc điều trị nhiệt miệng không dựa trên nguyên tắc loại bỏ hoặc chống lại các nguyên nhân gây bệnh. Thay vào đó, các thuốc dùng trong điều trị nhiệt miệng chủ yếu có tác dụng kiểm soát các triệu chứng như giảm đau, chống viêm, làm lành vết loét và tăn cường miễn dịch cho cơ thể.
Nhiệt miệng dùng thuốc gì cho nhanh khỏi
Nhiệt miệng dùng thuốc gì cho nhanh khỏi là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chuyên gia gợi ý cho bạn một số thuốc mang lại hiệu quả tốt cho người bị nhiệt miệng dưới đây.
Nhiệt miệng dùng thuốc Kamistad Gel N
Nhiệt miện dùng thuốc Kamistad Gel N mang lại hiệu quả giảm đau nhanh. Kamistad Gel N có thành phần chính là Lidocain và chiết xuất hoa cúc. Lidocain là thuốc gây tê tại chỗ có tác dụng giảm đau. Chiết xuất hoa cúc được biết đến có khả năng chống viêm, do vậy hỗ trợ làm lành vết nhiệt miệng.
Cách dùng Kamistad Gel N
Người lớn: dùng 1 lượng thuốc dài khoảng 0,5 cm bôi trực tiếp vào vết nhiệt miệng. Sau khi bôi nên hạn chế ăn uống để thuốc kéo dài tác dụng. Ngày bôi 3 lần.
Trẻ em: dùng ½ lượng của người lớn.
Lưu ý khi nhiệt miệng dùng thuốc Kamistad Gel N
Với dạng thuốc bôi này, cần tránh không bôi thuốc vào các vị trí như mắt, niêm mạc mũi.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Người dị ứng với lidocain hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi nhiệt miệng dùng thuốc Kamistad gel N:
- Cảm giác tê, bỏng rát nhẹ tại vị trí bôi
- Dị ứng, mẩn ngứa toàn thân hoặc phù mắt, môi, họng
- Tức ngực, khó thở
Nhiệt miệng dùng thuốc nhiệt miệng Phúc Vinh
Nhiệt miệng dùng thuốc gì? Nhiệt miệng Phúc Vinh là một giải pháp phù hợp. Viên nhiệt miệng Phúc Vinh là sản phẩm trị nhiệt miệng thảo dược đã có mặt trên thị trường từ rất lâu đời. Sản phẩm có thành phần gồm rất nhiều dược liệu quý như huyền sâm, tế tân, cam thảo, hoàng liên, liên kiều, hoàng bá… Đây là các vị dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm nhờ vậy mà mang lại tác dụng giảm các vết nhiệt miệng hiệu quả.
Các dùng thuốc nhiệt miệng Phúc Vinh trị nhiệt miệng
- Người lớn: Ngày uống 3 viên x 3 lần, sau mỗi bữa ăn
- Trẻ em dứoi 12 tuổi: Ngày uống 2 viên x 3 lần, sau mỗi bữa ăn
Lưu ý khi nhiệt miệng dùng thuốc Nhiệt miệng Phúc Vinh:
- Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai, người đang cho con bú
- Người tỳ vị hư hàn, người thể dương hư.
Nhiệt miệng dùng thuốc Oracortia
Nhiệt miệng dùng thuốc gì? Orracorita được dùng bằng cách bôi trực tiếp vào vết loét có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Thành phần chính của Oracortia là Triamicinolon Acetobide. Đây là một dược chất thuộc nhóm Corticoid có tác dụng chống viêm trung bình. Khi bôi, thuốc tạo thành một màng mỏng bao quanh niêm mạc tại vết nhiệt miệng và dược chất được giải phóng, cho tác dụng tại chỗ. Nhờ vậy thuốc giúp cho các vết loét nhanh lành hơn.
Cách dùng thuốc Oracortia trị nhiệt miệng
Người lớn: bôi một lượng thuốc khoảng 1/2 cm chiều dài thuốc bóp ra từ tuýp vào vết nhiệt miệng. Nên bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ để thuốc được hấp thu tốt hơn. Hoặc bôi ngày từ 2 -3 lần.
Những lưu ý khi nhiệt miệng dùng thuốc Oracortia
- Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn nêu sử dụng cho trẻ nhỏ
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Thận trọng với người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Nhiệt miệng dùng thuốc giảm đau
Ngoài các thuốc dạng bôi, nhiệt miệng dùng thuốc giảm đau cũng là một giải pháp hữu ích. Thuốc giảm đau phổ biến là paracetamol, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau hạ sốt nhưng không có tác dụng chống viêm. Nếu như cảm thấy quá đau đớn do nhiệt miệng hoặc có kèm theo biểu hiện như nổi hạch ở cổ, sốt thì bạn nên sử dụng Paracetamol. Ngoài ra, các thuốc giảm đau khác thuộc nhóm NSAIDs cũng cho tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả.
Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng các thuốc này khi biệt nhiệt miệng. Lý do là khi sử dụng đường uống, các thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn với cơ thể như gây ngộ độc gan, gây ảnh hưởng đến dạ dày. Nếu có tiền sử dạ dày hoặc đang bị viêm loét dạ dày bạn cũng nên tránh sử dụng các thuốc này.
Nhiệt miệng dùng thuốc kháng sinh
Nhiệt miệng dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn tại vết loét. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tấn công tại vết nhiệt miệng, nhờ vậy giúp cho các vết loét nhanh lành hơn. Đa số các trường hợp, nhiệt miệng không cần sử dụng kháng sinh. Nó chỉ thực sự cần thiết khi người bệnh có dấu hiệu viêm nhiễm kéo dài, nổi hạch, sốt cao. Để hạn chế tác dụng phụ hoặc tình trạng kháng kháng sinh, các thuốc kháng sinh trị nhiệt miệng thường được sử dụng dưới dạng kết hợp và dùng bằng cách bôi trực tiếp tại vết loét.
Nhìn chung nhiệt miệng dùng thuốc kháng sinh phải có sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc.
Nhiệt miệng dùng thuốc bổ sung Vitamin
Mặc dù chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra nhiệt miệng nhưng các nhà khoa học cho rằng sự thiếu hụt vitamin thiết yếu trong cơ thể có liên quan đến nhiệt miệng. Chính vì thế, một trong những cách để trị nhiệt miệng và đặc biệt để ngăn nhiệt miệng tái phát đó là bổ sung thêm vitamin. Các vitamin thiết yếu được cho là liên quan đến tình trạng nhiệt miệng như: vitamin C, vitamin B2, Vitamin B12…Ngoài việc bổ sung thông qua chế độ ăn hằng ngày thì người bị nhiệt miệng dùng thuốc uống để bổ sung các loại vitamin này. Để biết chính xác về liều lượng cần bổ sung, người bị nhiệt miệng hãy tham khảo lời khuyên trực tiếp từ chuyên gia y tế.
Theo góc nhìn của các chuyên gia, nhiệt miệng dùng thuốc chủ yếu có tác dụng giảm các triệu chứng đau, xót và giúp chống viêm tại ổ loét. Nhờ vậy mà các vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Tuy vậy, mỗi thuốc đều có những tác dụng không mong muốn nhất định và người dùng cần thận trọng khi sử dụng.