Hiện nay, các nhà khoa học cũng chưa nắm rõ nguyên nhân và cơ chế chính xác tại sao nhiệt miệng lại xảy ra. Tuy vậy, thiếu hụt một số vitamin được cho là có liên quan đến vấn đề này. Vì vậy, trong điều trị nhiệt miệng và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát thì bổ sung tăng cường các vitamin thiết yếu được cho là có hiệu quả. Cùng Plasmakare tìm hiểu xem nhiệt miệng thiếu vitamin gì và làm thế nào để bổ sung hiệu quả nhất.
Mục lục
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? Một trong những quan điểm của y học hiện đại cho rằng nhiệt miệng xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Do vậy, các virus có cơ hội để tấn công cơ thể và gây ra những vết viêm, loét trên niêm mạc miệng. Nguyên nhân hệ miễn dịch bị suy giảm có liên quan tới một số vitamin như vitamin C, B2, B3, B7, B12.
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì Vitamin C
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? Câu trả lời đầu tiên chính là vitamin C. Đây là một vitamin đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Cụ thể vitamin C mặt trong các tế bào thực bào giúp cho các tế bào hoạt động, tiêu diệt vi khuẩn. Do vậy thiếu hụt Vitamin C có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn và dễ bị nhiệt hơn. Vitamin C không thể được cơ thể tự sinh ra hoặc tự tổng hợp từ các nguyên liệu khác. Nó bắt buộc phải được bổ sung từ nguồn thực phẩm hoặc thông qua các viên uống.
Nhu cầu Vitamin C hằng ngày là khoảng 75 – 90 mg/ ngày đối với người trưởng thành. Khi bổ sung vitamin C đường uống, đa số vitamin chỉ được hấp thụ từ 50 – 70%. Lượng còn lại sẽ thải trừ ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu.
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì Vitamin nhóm B
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? Nhiệt miệng có thể liên quan đến sự thiết hụt các vitamin nhóm B. Trong đó bao gồm vitamin B2, B3, B12. Các vitamin này được biết đến với vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Cụ thể, chúng là các coenzym cần thiết cho sự tổng hợp và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Một số thống kê cho thấy những người nhiệt miệng cũng bị thiếu hụt vitamin B2. Khi thiếu hụt các vitamin nhóm B, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả khiến cho vi khuẩn, virus tấn công gây ra tình trạng viêm và các vết loét trong khoang miệng. Hay còn gọi là nhiệt miệng
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì bổ sung thế nào cho đúng cách
Vậy nhiệt miệng thiếu vitamin cần bổ sung thế nào cho đúng cách. Liều lượng bao nhiêu và nguồn nào là phù hợp nhất đối với cơ thể.
Nhu cầu vitamin hằng ngày của cơ thể.
Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch nói chung và đối với nhiệt miệng nói riêng. Tuy vậy, không phải cứ bổ sung thật nhiều vitamin là có ích, thay vào đó, cơ thể chúng ta chỉ có nhu cầu cũng như có khả năng dung nạp một lượng phù hợp.
Liều dùng khi bổ sung các vitamin cho cơ thể như sau
Vitamin C: người trưởng thành có liều dùng từ 75- 90 mg vitamin C/ ngày. Con số này ở trẻ em dao động từ 15 – 45 mg. Khi bổ sung vitamin C dư thừa, có thể sẽ thải trừ chúng qua đường nước tiểu.
Vitamin nhóm B: Liều dùng của mỗi loại vitamin là khác nhau. Liều dùng này cũng khác nhau ở phụ nữ và nam giới. Theo như khuyến cáo liều dùng như sau.
Đối với phụ nữ, liều khuyến cáo hằng ngày là:
B-2: 1,1 mg/ ngày
B-3: 14 mg/ ngày
B-12: 2,4 mcg/ngày
Đối với nam giới, liều khuyến cáo hàng ngày là:
B-2: 1,3 mg/ngày
B-3: 16 mg/ngày
B-12: 2,4 mcg/ngày
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì bổ sung bằng thực phẩm
Cách bổ sung Vitamin khi bị nhiệt miệng tốt nhất đó là từ nguồn thực phẩm. Các thực phẩm cung cấp các loại vitamin thiếu hụt khi cơ thể bị nhiệt miệng cũng rất đa dạng.
Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, dâu tây, rau bina, rau cải, ớt chuông, bông cải xanh…
Các thực phẩm cung cấp vitamin B2: cá, thịt đỏ, trứng, các chế phẩm từ sữa, hạnh nhân, hạt mè, trái cây, rau xanh. Vitamin B2 dễ tan trong nước và bền dưới tác động của nhiệt độ, do vậy việc nấu nướng cũng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hàm lượng vitamin B2 trong thực phẩm
Để bổ sung vitamin B3 bạn có thể tăng cường các thực phẩm như gan, ức gà, thịt gà tây, cá hồi, cá ngừ, cá cơm, thịt heo, thịt bò, quả bơ, đậu phộng, gạo lứt, các loại nấm, các loại đậu, khoai tây, ngũ cốc…
Các thực phẩm giàu vitamin B12 bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn như: các loại thịt đỏ, các chế phẩm từ sữa, trứng, gan, cá hồi, nghêu, các loại hạt, men dinh dưỡng và nấm hương
Có thể thấy, việc bổ sung 1 loại thực phẩm có thể cung cấp đồng thời cho bạn nhiều loại vitamin bị thiếu hụt khi nhiệt miệng cùng một lúc.
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì bổ sung bằng thuốc uống
Khi điều kiện ăn uống không cho phép hoặc cơ thể bị rối loạn hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm thì bổ sung vitamin qua các viên uống tổng hợp cũng là một giải pháp hữu ích. Các viên uống vitamin cung cấp vitamin ở hàm lượng cao, do vậy cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin trong một thời gian ngắn, giúp giải quyết các triệu chứng do thiếu hụt vitamin một cách nghiêm trọng. Nhiệt miệng dùng thuốc gì bổ sung vitamin cho phù hợp? Người bị nhiệt miệng có thể bổ sung vitamin riêng lẻ theo như cầu, điển hình là viên C sủi cung cấp vitamin C. Ngoài ra, người nhiệt miệng cũng có thể chọn các viên vitamin tổng hợp cũng rất tiện lợi. Các viên vitamin hiện nay cũng được bào chế dưới dạng viên nhai, viên ngậm, kẹo gum với mùi vị hấp dẫn, phù hợp cả với trẻ nhỏ.
Để biết hiệt miệng thiếu vitamin gì và cách bổ sung sao cho đúng liều lượng, đúng cách bạn có thể tham khảo trên bài viết. Nhiệt miệng không chỉ đến từ một nguyên nhân là do thiếu hụt vitamin. Ngoài ra nhiệt miệng còn có thể liên quan đến các vấn đề như stress, thay đổi nội tiết hoặc do vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống chưa phù hợp. Vì vậy, để chữa nhiệt miệng hiệu quả bạn cần áp dụng đồng thời cả các biện pháp chăm sóc khác như vệ sinh khoang miệng thường xuyên, hạn chế các đồ ăn chiên rán cứng, nhiều dàu mỡ. Hy vọng các thông tin trên hữu ích đối với bạn.