Trẻ em, trẻ sơ sinh là những đối tượng rất dễ bị muỗi tấn công vì trẻ chưa có khả năng bảo vệ mình. Khi bị muỗi đốt, trẻ không chỉ bị sưng đỏ, ngứa ngáy mà còn có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm nhất. Do đó mà các bậc phụ huynh cần phải có những cách phòng chống muỗi cho bé tối ưu nhất. Như vậy thì chúng ta sẽ có thể hạn chế được tình trạng trẻ bị ảnh hưởng sức khỏe khi bị muỗi đốt.
Những tác hại khi trẻ bị muỗi chích
Lý do mà chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp chống muỗi cho bé là nhằm tránh cho trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm như sau:
- Sốt rét: Đây là căn bệnh phổ biến nhất do muỗi gây ra do vật trung gian truyền bệnh là muỗi anopheles. Nếu trẻ bị sốt rét thể nhẹ và vừa thì có thể hồi phục mà không phải chịu bất kỳ ảnh hưởng nào kéo dài. Còn nếu bị mắc sốt rét thể nặng thì trẻ có thể bị suy giảm hệ miễn dịch, khả năng nhận thức, hành vi và khả năng học tập bị ảnh hưởng.
- Sốt xuất huyết: Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường gây nên do muỗi vằn đốt. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp, tổn thương gan, rối loạn đông máu… thậm chí là tử vong. Ngoài ra, căn bệnh này có thể gây ra các tác động đến sự phát triển thể chất ngay cả sau khi đã hết bệnhN
- Sốt vàng da: Là bệnh do giống muỗi Aedes aegypti truyền bệnh. Trẻ em khi mắc bệnh sốt vàng sẽ gặp những biến chứng như: vàng da, vàng mắt, xuất huyết, suy gan, suy thận, rối loạn chức năng não, thậm chí là tử vong.
- Bệnh zika: Thực chất đây là căn bệnh truyền từ mẹ sang thai nhi do muỗi Aedes aegypti trung gian truyền bệnh. Biến chứng này của zika có thể làm hỏng các tế bào gốc não dẫn đến tê liệt và gây tổn thương não của trẻ.
- Bệnh viêm não Nhật Bản: Khi bị mắc viêm não Nhật Bản thì trẻ sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây cản trở đến sự phát triển của trẻ mà còn có thể gây tử vong.
- Bệnh sốt chikungunya: Trẻ em bị mắc bệnh sốt chikungunya thường có các triệu chứng như sốt, đau khớp, đau cơ, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, phát ban… Nguy hiểm hơn là trẻ còn có thể rơi vào tình trạng trầm cảm trong vòng một năm sau khi bị nhiễm căn bệnh này.
- Bệnh sốt thung lũng Rift: Là căn bệnh do các loài muỗi như aedes, anopheles, eretmapodites, mansonia… trung gian truyền bệnh. Khi mắc bệnh, trẻ có thể gặp các biến chứng rất nguy hiểm như mù, mắc các bệnh liên quan đến não, hoại tử gan, gan sưng phồng, có điểm xuất huyết trên gan… thậm chí là tử vong.
Các cách chống muỗi cho bé tốt nhất
Những căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm cả sự phát triển về thể chất, nhận thức và cảm xúc. Chính vì vậy mà việc chống muỗi cho bé luôn là điều được cha mẹ quan tâm hàng đầu hiện nay.
Chống muỗi cho bé bằng các loại thuốc chống muỗi
Một trong những cách chống muỗi cho bé thông dụng nhất hiện nay là sử dụng các loại sản phẩm kem, xịt trực tiếp lên da để ngăn muỗi chích. Những sản phẩm này có chứa các thành phần xua đuổi muỗi và côn trùng đến gần rất hiệu quả. Không những vậy, một số sản phẩm chống muỗi còn có chứa các thành phần giúp làm giảm sưng, ngứa, làm lành vết thương do muỗi đốt, giúp dưỡng ẩm làn da tối ưu.
- Khi lựa chọn các loại kem, thuốc xịt chống muỗi cho bé thì bạn nên chú ý chọn những sản phẩm lành tính, có chứa các thành phần thiên nhiên để đảm bảo an toàn, không gây kích ứng da cho trẻ. 1 số chất chống muỗi tự nhiên dùng được cho cả trẻ sơ sinh như dầu Neem, dầu đậu nành. Trẻ hơn hơn từ 1 tuổi trở lên, có thể sử dụng các thuốc đuổi muỗi từ tinh dầu như sả chanh, tràm gió,…
- Khi thoa thuốc cho trẻ, các bạn nên chú ý không nên bôi lên những vết thương hở, không để trẻ tiếp xúc với thuốc bằng miệng để tránh gây ngộ độc.
Chống muỗi cho bé bằng cách sử dụng màn khi đi ngủ
Sử dụng màn khi đi ngủ là phương pháp đơn giản nhất để chống muỗi cho bé nhưng hiệu quả mà nó mang lại trong việc phòng chống sự tấn công của muỗi là rất cao. Bởi vì các mắt lưới của màn rất nhỏ nên tất cả các loại muỗi đều không thể lọt vào trong màn để chích bé được mà không hề gây ngạt, thiếu khí.
Tuy nhiên, để đảm bảo phương pháp chống muỗi cho bé này an toàn tuyệt đối thì các bạn cần phải chú ý mắc màn cho bé kể cả ngủ trưa. Đồng thời kiểm tra xem màn có bị rách hay thủng lỗ ở chỗ nào không để kịp thời khâu lại, tránh nguy cơ muỗi bay vào được bên trong màn.
Chống muỗi cho bé bằng cách giữ môi trường sống sạch sẽ
Việc giữ cho môi trường, không gian sống xung quanh nhà luôn sạch sẽ là cách chống muỗi cho bé an toàn và hiệu quả nhất. Bởi vì nơi ở không có muỗi thì việc tiêu diệt, đuổi muỗi sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Theo đó, thì các bạn cần thực hiện những việc như:
- Thường xuyên quét dọn nhà cửa, sân vườn sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo để chống muỗi cho bé. Tránh để nhà cửa quá ẩm thấp, ẩm mốc vì muỗi thường thích những nơi như vậy.
- Xung quanh nhà nếu có bụi rậm thì chúng ta nên phát quang cho sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, đậy nắp cống vì đây là những nơi muỗi thường sinh sống.
- Với những vật chứa nước như thùng phi, lu, chậu… thì bạn nên lật lại hoặc che kín nắp để tránh nước đọng sẽ là nơi muỗi sinh sôi, đẻ trứng là một cách chống muỗi cho bé hiệu quả.
- Chú ý phun thuốc chống muỗi lên tường nhà theo định kỳ để tiêu diệt và ngăn ngừa muỗi bay vào nhà.
- Có thể trồng các loại cây có khả năng đuổi muỗi như: Sả, bạc hà, húng, hương thảo, oải hương, cúc, húng chanh, xô thơm, tràm, quế…
Chống muỗi cho bé bằng cách sử dụng các loại tinh dầu đuổi muỗi
Theo nhiều nghiên cứu cho biết mùi của các loại tinh dầu như tràm huế, xả, oải hương… sẽ làm tê liệt thần kinh của muỗi và khiến chúng mất phương hướng. Nhờ đó mà nhiều người đã sử dụng tinh dầu để chống muỗi cho bé bằng cách bôi tinh dầu trên da trẻ hoặc dùng máy xông tinh dầu.
- Khi chọn mua tinh dầu thì các bạn nên chú ý tham khảo những loại tinh dầu có chiết xuất tự nhiên, không có hóa chất để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuyệt đối không dùng những sản phẩm tinh dầu không rõ nguồn gốc sẽ không có tác dụng đuổi muỗi mà còn gây hại đến sức khỏe của chúng ta.
- Khi thoa tinh dầu trên da để chống muỗi cho bé lần đầu thì bạn chỉ nên thoa một chút xíu trên vùng cổ tay để kiểm tra xem da bé có bị dị ứng không. Nếu như thoa một vài lần mà bạn thấy tình trạng của bé bình thường thì các mẹ hãy sử dụng cho da bé trên diện rộng.
Chống muỗi cho bé bằng các dụng cụ chống muỗi
Ngoài những cách thức trên thì cha mẹ có thể sử dụng các dụng cụ chống muỗi thông dụng như:
- Lắp đặt lưới chống muỗi ở cửa sổ, ống thông gió… để ngăn chặn muỗi ở bên ngoài bay vào nhà, giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị muỗi chích.
- Chống muỗi cho bé bằng cách sử dụng vợt muỗi điện để bắt và tiêu diệt muỗi cũng là dụng cụ được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, khi dùng vợt muỗi thì cha mẹ nên để tránh xa tầm tay của trẻ hoặc tắt nguồn khi không sử dụng để tránh trẻ bị điện giật.
- Máy đuổi côn trùng là loại máy sử dụng cảm ứng tạo ra một loại sóng âm để xua đuổi các loại côn trùng nhỏ. Các sản phẩm này khá hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi nhưng sóng âm của nó có thể gây tác động xấu tới sức khỏe của bé. Vậy nên các bạn cần phải thật thận trọng khi sử dụng dụng cụ đuổi muỗi này.
- Dùng vòng tay chống muỗi cho bé: đây là sản phẩm có có tác dụng tránh muỗi từ phía xa nhờ được làm từ các loại thảo dược như bạch đằng, cam thảo, sả… Vòng tay chống muỗi nhỏ gọn, có các nút gài phù hợp với kích thước tay trẻ và rất tiện ích, linh hoạt. Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý khi mua vòng chống muỗi cho trẻ vì sẽ có thể mua phải những sản phẩm không uy tín, có chất hóa học gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Tóm lại thì để chống muỗi cho bé thì chúng ta có rất nhiều cách thức, phương pháp đa dạng khác nhau. Tuy nhiên các bạn cần chú ý lựa chọn những giải pháp chống muỗi an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé nhé.