PlasmaKare

Tiên phong nano bạc và chất sát trùng thế hệ mới cho da - niêm mạc

Giỏ hàng
Giỏ hàng ( 0 SP)

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0 đ
hotline-plasmakare
097 6648 102 091 6648 102
  • PlasmaKare
  • Sản phẩm
    • Các sản phẩm
    • Khuyến mại
    • Thương hiệu và công nghệ
  • Chăm sóc da
  • Chăm sóc tai mũi họng
  • Chăm sóc răng miệng
  • Tin tức
  • Videos
  • Điểm bán
  • Mua hàng
  • Phòng khám uy tín
    • Phòng khám Tai Mũi Họng uy tín
    • Phòng khám Nha khoa Uy tín
Trang chủ » Chăm sóc răng miệng » Những lưu ý và cách chăm sóc bé mọc răng hàm, mẹ cần biết

Những lưu ý và cách chăm sóc bé mọc răng hàm, mẹ cần biết

Răng hàm là chiếc răng có vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn để cơ thể có thể dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Do đó, khi bé mọc răng hàm thì cha mẹ nên chú ý chăm sóc để giúp cho răng hàm có thể thuận lợi phát triển mà không gây khó chịu cho trẻ. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bậc phụ huynh những cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ mọc răng ham quả.

nhung-luu-y-va-cach-cham-soc-be-moc-rang-ham-me-can-biet-1

Dấu hiệu bé mọc răng hàm

Nhận biết được những dấu hiệu khi bé mọc răng hàm là một trong những cách tốt nhất giúp cha mẹ có thể chuẩn bị tâm lý để có thể chăm sóc cho trẻ một cách tốt nhất.

Thời điểm bắt đầu mọc răng hàm ở trẻ

Trong quá trình mọc răng của trẻ thì răng hàm là chiếc răng cuối cùng xuất hiện và chúng có thể mọc vào cùng một lúc. Tùy vào thể trạng và việc bổ sung canxi của mẹ trong quá trình mang thai thì thời điểm mọc răng hàm của trẻ sẽ khác nhau.

Phần lớn trẻ thường mọc răng hàm thứ nhất ở hàm trên trong thời gian khoảng tháng 13 – 19 và mọc răng hàm thứ nhất ở hàm dưới trong khoảng tháng 14 – 18. Còn răng hàm thứ hai ở hàm trên của bé sẽ mọc lên khi bé 25 – 33 tháng tuổi và mọc răng hàm thứ hai ở hàm dưới khi bé 23 – 31 tháng tuổi.

nhung-luu-y-va-cach-cham-soc-be-moc-rang-ham-me-can-biet
Bé mọc răng hàm dưới trước, mọc từng chiếc theo từng giai đoạn

Các biểu hiện bé mọc răng hàm mẹ cần lưu ý

Cũng tương tự như khi mọc răng những chiếc răng cửa hay răng nanh thì khi bé mọc răng hàm đều sẽ xuất hiện những dấu hiệu như sau:

  • Trẻ bị sốt: Thời gian trẻ mọc răng hàm thường trùng với thời điểm bé bị mất đi khả năng miễn dịch từ mẹ khi sinh ra. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng.
  • Chảy nước dãi: Khi trẻ mọc răng hàm thường sẽ chảy dãi nhiều hơn bình thường và có thể xuất hiện các cơn ho do nước dãi trong miệng khiến bé khó chịu, bị sặc. Lúc này mẹ nên chuẩn bị khăn, yêm để lau nước dãi cho bé, tránh để vùng da quanh miệng của bé bị nổi mẩn, viêm nhiễm.
  • Muốn cắn, nhai: Phần lớn trẻ khi mọc răng hàm đều muốn cắn, gặm bất cứ vật gì có trong tay vì nướu của bé bị ngứa, đau cho răng đang nhú lên khiến cho bé phải nhai đồ cho bớt khó chịu.
  • Chán ăn, khó ngủ: Khi mọc răng hàm, bé thường cảm thấy khó chịu, đau nhức nên có hiện tượng chán ăn, bỏ ăn và ngủ không ngon giấc, gây ra tình trạng sụt cân.
nhung-luu-y-va-cach-cham-soc-be-moc-rang-ham-me-can-biet-3
Khi mọc răng hàm, trẻ thường quấy khóc, bỏ ăn vì khó chịu

Cách chăm sóc bé mọc răng hàm

Những biểu hiện khi mọc răng hàm ở trẻ thường khiến cho bé cảm thấy khó chịu, đau nhức nên khiến trẻ dễ mệt mỏi, quấy khóc. Do đó, các bạn nên chú ý, chăm sóc trẻ theo hướng dẫn sau đây để giúp cho trẻ dễ chịu hơn.

Vệ sinh khoang miệng cho bé mọc răng hàm

Khi trẻ mọc răng hàm cũng là lúc mà các món ăn rất đa dạng nên các mẹ đặc biệt phải chú ý đến việc vệ sinh khoang miệng cho trẻ luôn sạch sẽ để tránh bị vi khuẩn gây hại tấn công làm tổn thương răng:

  • Các bạn hãy lấy khăn sạch, gạc tiệt trùng thấm vào nước muối sinh lý và nhẹ nhàng lau sạch răng, nướu của trẻ mỗi ngày 2 – 3 lần để phòng ngừa viêm nhiễm, đau nhức răng.
  • Nên cho trẻ uống nước ấm sau khi ăn vừa giúp làm sạch miệng vừa giúp trẻ bổ sung lượng nước đề phòng cơ thể mất nước nếu như trẻ có biểu hiện đi tướt, đi phân lỏng.
  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ những đồ gặm nướu của bé để tránh vi khuẩn, bụi bẩn sẽ xâm nhập khoang miệng khi bé cắn vào.
nhung-luu-y-va-cach-cham-soc-be-moc-rang-ham-me-can-biet-4
Dùng gạc và nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng khi bé mọc răng hàm

Xử lý trẻ mọc răng hàm bị sốt

Sốt là triệu chứng phổ biến khi trẻ mọc răng, kể cả trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt. Trong trường hợp này thì cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ như sau:

  • Cho trẻ mặc những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Khi trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ thì mẹ có thể dùng khăn ấm để chườm và lau người sẽ giúp trẻ hạ sốt. Hoặc mẹ có thể sử dụng các miếng dán hạ sốt và theo dõi nhiệt độ cơ thể bé
  • Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt với liều dùng cách nhau từ 4 – 6 tiếng.
  • Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ kèm theo những triệu chứng như ngủ li bì, co giật thì phải đưa bé tới bệnh viện để kịp thời chữa trị.
  • Khi mọc răng hàm, lợi của bé thường sưng tấy và đau, để giúp bé giảm bớt cơn đau thì cha mẹ có thể rửa tay sạch sẽ và chà vào lợi để mát xa cho trẻ hoặc có thể cho trẻ ngậm những núm ti lạnh để làm giảm sự khó chịu 
nhung-luu-y-va-cach-cham-soc-be-moc-rang-ham-me-can-biet-5
DÙng miếng dán hạ sốt cho bé mọc răng hàm nếu có sốt

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mọc răng hàm

Thời kỳ mọc răng, nhất là răng hàm trẻ rất biếng ăn vì vậy cha mẹ phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để giúp trẻ duy trì được sức khỏe và cân nặng: 

  • Các mẹ chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất… trong bữa ăn hằng ngày của trẻ. Đặc biệt là nên tăng cường những món ăn giàu canxi, vitamin D3 từ các thực phẩm giàu như: hải sản, sữa, sữa chua, phomai… sẽ giúp răng phát triển chắc khỏe hơn.
  • Nên chế biến thực phẩm thành những món ăn loãng, mềm như cháo, súp, canh để trẻ dễ ăn hơn, không cần phải nhai để tránh làm cho trẻ thêm đau răng. Hơn nữa, những thức ăn này cũng sẽ dễ tiêu, dễ hấp thụ hơn. 
  • Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra thành nhiều bữa trong ngày vì lúc này trẻ rất biếng ăn, sẽ khó có thể ăn nhiều một lúc. Hoặc bạn có thể cho trẻ bú hoặc uống nhiều sữa hơn để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
  • Không nên cho trẻ ăn những loại hoa quả có vị quá chua hoặc đồ ăn quá nóng, quá lạnh vì sẽ khiến cho quá trình mọc răng của trẻ bị chậm lại.

Khi nào trẻ mọc răng hàm cần đến bác sĩ

Thông thường, khi bé mọc răng hàm thì chúng ta không nhất thiết phải đưa đến bác sĩ vì những dấu hiệu chảy nhãi, biếng ăn, khó chịu và sốt cao chỉ là những dấu hiệu bệnh lý bình thường. 

Tuy nhiên, nếu bạn thấy bé có triệu chứng sốt cao kéo dài, người li bì, mệt mỏi thì nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám. Vì rất có thể đây là triệu chứng cho thấy răng hàm của bé đang mọc sai hướng hoặc là bé gặp phải một căn bệnh khác.

Trên đây là những cách chăm sóc cho bé mọc răng hàm khoa học, hữu hiệu nhất mà các mẹ nên chú ý tham khảo và áp dụng. Nhờ đó mà chúng ta sẽ có thể giúp cho răng hàm của trẻ luôn chắc khỏe và tạo điều kiện cho bé phát triển một cách toàn diện nhất.

Theo chuyên gia ht

★★★★★★
Chia sẻ
suc-hong-plasmakare-viem-amidan-hoc-mu-soi
Suc-hong-plasmakare-viem-hong-hat

Bài viết liên quan

tin-vui-nuoc-suc-hong-nano-bac-tsn-diet-virus-vi-khuan-chi-trong-30s

Tin vui: Nước súc họng nano bạc TSN diệt virus, vi khuẩn chỉ trong 30s

vi-sao-suc-hong-mieng-plasmakare-tri-hoi-mieng-vuot-troi-so-voi-nuoc-suc-mieng-thong-thuong-1

Vì sao súc họng miệng PlasmaKare trị hôi miệng vượt trội so với nước súc miệng thông thường

chua-nhiet-mieng-chi-sau-1-dem-cham-dut-benh-tai-di-tai-lai-nho-thu-nay-1

Chữa nhiệt miệng chỉ sau 1 đêm, chấm dứt bệnh tái đi tái lại nhờ thứ này!

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Danh mục tin tức
  • Chăm sóc răng miệng
  • Vệ sinh mũi họng
  • Chống muỗi – côn trùng
  • Chăm sóc da

Có thể bạn quan tâm

Món Quà Sức Khỏe PlasmaKare Mừng Ngày Mùng 8 Tháng 3

Món Quà Sức Khỏe PlasmaKare Mừng Ngày Mùng 8 Tháng 3

Núc nác và những bài thuốc dân gian chữa mụn nhọt tại nhà hiệu quả

Núc nác và những bài thuốc dân gian chữa mụn nhọt tại nhà hiệu quả

Hội chứng trào ngược họng thanh quản và cách xử lý

Hội chứng trào ngược họng thanh quản và cách xử lý

TS.BS Nguyễn Thị Quỹ (Nguyên Chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội) chia sẻ về súc họng miệng PlasmaKare

TS.BS Nguyễn Thị Quỹ (Nguyên Chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội) chia sẻ về súc họng miệng PlasmaKare

PGS. TS Nghiêm Thị Hà Liên chia sẻ về các chất sát trùng thế hệ mới

PGS. TS Nghiêm Thị Hà Liên chia sẻ về các chất sát trùng thế hệ mới

Giải pháp mới trong phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp từ chuyên gia

Giải pháp mới trong phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp từ chuyên gia

Một sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Innocare

Địa chỉ: số 558 Đường Quang Trung, Phường La Khê, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Điện thoại: 097 6648 102 | 091 6648 102

Email: innocare.group@gmail.com

Số ĐKKD: 0107860382

Đăng ký lần đầu: ngày 26 tháng 05 năm 2017

Cơ quan cấp:  Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà Nội

Hướng dẫn mua hàng
  • Chính sách và thanh toán
  • Chính sách vận chuyển, giao nhận
  • Chính sách bảo hành và đổi trả
  • Chính sách bảo mật thông tin
PlasmaKare - Chăm sóc Sức khoẻ & Sắc đẹp bằng Plasma Bạc

Copyright © 2020 PLASMAKARE.VN All rights reserved.

↑