Nước súc họng chứa I ốt là thuốc dạng súc điều trị tại chỗ hiệu quả trong các nhiễm trùng họng – miệng nhờ tác dụng sát khuẩn, diệt virus mạnh mẽ. Hiện nay nhiều người tự ý sử dụng sản phẩm này vì không biết rằng loại thuốc này chỉ được dùng dưới sự kê đơn của bác sỹ. Đặc biệt, nước súc họng chứa I ốt có chống chỉ định với một số trường hợp, đọc bài viết sau để biết thêm những lưu ý chi tiết khi sử dụng loại súc họng này.
Mục lục
Nước súc họng chứa I ốt là gì?
Dung dịch chứa iod sát khuẩn được bào chế chuyên biệt cho họng, miệng được gọi chung là nước súc họng chứa I ốt. Dạng I ốt được dùng nhiều nhất là phức chất bền có tên Povidon iod (gồm Polyvinylpyrrolidone (povidon, PVP) và iod). Phức chất này giúp giải phóng iod từ từ nhằm kéo dài tác dụng và hạn chế độc tố cho người sử dụng.
Hiện nay trên thị trường có thuốc súc họng chứa Povidone I ốt như Betadine, Povidon Iod 1%…, có thể sử dụng để súc họng. Các loại dung dịch chứa Povidone I ốt khác nhưng không ghi là nước súc họng thì không dùng để súc miệng họng mà dùng để sát trùng ngoài da.
Các loại nước súc họng chứa i ốt khá được ưa chuộng nhờ khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, virus, bào tử, nấm. Tuy nhiên, rất nhiều người không sử dụng được loại nước súc họng miệng này do hương vị khó chịu, buồn nôn, khả năng liền loét và chống viêm kém. Đặc biệt nước súc họng chứa i ốt chống chỉ định trên 1 số trường hợp đặc biệt.
Cơ chế diệt khuẩn của nước súc họng chứa I ốt
Nồng độ của Povidon iod 1% được sử dụng phổ biến nhất trong nước súc họng chứa i ốt. Đây là nồng độ đáp ứng hiệu quả kháng virus, kháng khuẩn, đồng thời thoả mãn ngưỡng an toàn khi sử dụng cho người.
Khi súc họng miệng, I ốt trong hợp chất povidone-iod được giải phóng và từ từ tiếp xúc chất bẩn, mầm bệnh trong miệng – họng. I ốt tự do được giải phóng có khả năng oxy hoá mạnh, tác động trực tiếp lên virus, vi khuẩn, vi nấm… từ đó giúp khử hôi miệng, sát khuẩn, chống nấm…
Dù nồng độ i ốt thấp chỉ 1%, nhưng muốn dùng vẫn cần có ý kiến của bác sĩ, do nước súc họng i ốt không phải chế phẩm vệ sinh hàng ngày, có thể gây tác dụng phụ. Cũng vì điều này, nước súc họng chứa i ốt chỉ được sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc trong phẫu thuật có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Những trường hợp có thể sử dụng nước súc họng chứa I ốt
Nước súc họng chứa iod là 1 trong 4 loại nước súc họng trị viêm họng tốt nhất hiện nay. Trong các nhiễm trùng thông thường ở đường hô hấp trên như viêm họng cấp và mạn tính, viêm thanh quản, viêm amidan, loét họng lưỡi do virus, viêm họng do trào ngược… nước súc họng chứa i ốt thường được chỉ định trong 7-10 ngày.
1 số nhiễm trùng tại khoang miệng như viêm quanh răng, viêm nướu, nấm miệng…cũng có thể sử dụng nhưng cần được bác sỹ hướng dẫn chi tiết.
Nước súc họng chứa I ốt có tác dụng sát trùng mạnh do đó được chỉ định dự phòng nhiễm trùng sau các phẫu thuật tại vùng mũi họng miệng như cắt amidan, đốt viêm họng hạt, cắt u vùng mũi họng, nhổ răng….
Lưu ý đặc biệt quan trọng khi dùng nước súc họng chứa I ốt
Do 1 số tác dụng phụ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, nước súc họng chứa I ốt bị chống chỉ định cho 1 số đối tượng như phụ nữ có thai, CCB, trẻ nhỏ và đặc biệt bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp…
Tác hại khôn lường nếu dùng nước súc họng chứa i ốt sai cách
Hiệu quả sát trùng mạnh của nước súc họng chứa I ốt đã được công nhận trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh mặt hiệu quả, tác dụng phụ có thể gặp cũng là điều khiến giới y khoa đặc biệt lo ngại.
Theo PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), việc người tiêu dùng truyền miệng và tự ý sử dụng nước súc họng chứa i ốt tiềm ần nhiều nguy cơ xấu đối với sức khoẻ. 1 số tác dụng phụ có thể gây hại cho cơ thể khi làm dụng nước súc họng iod gồm:
- Kích ứng tại chỗ: Như đã nói, iod là chất oxy hoá mạnh do đó, nếu sử dụng lâu ngày có thể gây kích thích niêm mạc và gây nên các vấn đề như: loét họng – lưỡi – miệng, bỏng niêm mạc, tăng tiết nước bọt, nuốt đau.
- Phản ứng co thắt hoặc Sốc phản vệ (rất hiếm gặp): Nhiều bệnh nhân xuất hiện phản ứng co thắt khó thở sau khi dùng nước súc họng chứa i ốt. Sốc phản vệ mặc dù hiếm gặp nhưng đã được ghi nhận trong y văn thế giới.
- Làm trầm trọng các bệnh lý tuyến giáp: Lượng I ốt tồn dư hoặc không may bị nuốt xuống trong khi súc họng gây nên tình trạng dư thừa I ốt. Hậu quả, hàng loạt bệnh lý tuyến giáp trở nên trầm trọng như cường giáp, suy giáp, bướu cổ. Người sử dụng nước súc chứa I ốt cũng có thể mắc các bệnh lý kể trên nếu dùng quá 14 ngày.
- Nước súc họng chứa i ốt cũng gây ra 1 số rối loạn chuyển hoá khác trong cơ thể.
6 đối tượng tuyệt đối không dùng nước súc họng chứa iod
Mặc dù nước súc họng chứa i ốt được sử dụng ở nồng độ iod rất thấp, nhưng những ảnh hưởng cho sức khoẻ con người lại vô cùng nghiêm trọng. Chính vì vậy, 1 số đối tượng đặc biệt cần tuyệt đối không sử dụng loại nước súc họng này.
- Người có bệnh lý tuyến giáp như viêm tuyến giáp Hashimoto, nhân giáp, cường giáp (phổ biến nhất là basedow), suy giáp, bướu cổ…
- Phụ nữ có thai và phụ nữ sau sinh đang cho con bú. Iod dư thừa có thể dễ dàng truyền từ mẹ sang con qua đường nhau thai hoặc qua sữa mẹ.
- Trẻ em dưới 6 tuổi cơ thể phát triển chưa hoàn thiện cần tuyệt đối cấm sử dụng nước súc họng chứa i ốt.
- Người đang điều trị với thuốc có thành phần Lithium
- Người bị suy thận cũng không nên sử dụng nước súc họng chứa iod do nguy cơ iod máu tăng gây trầm trọng bệnh suy thận.
- Bất cứ người nào mẫn cảm với iod hay các loại tá dược có trong nước súc họng chứa i ốt đều không nên sử dụng.
Cách sử dụng nước súc họng chứa I ốt an toàn, hiệu quả
Theo PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào Povidone Iod 1% khuyến cáo, sử dụng nước súc họng chứa i ốt theo đúng hướng dẫn của bác sỹ để đảm bảo hiệu quả điều trị nhiễm trùng tại chỗ và giảm thiểu nguy cơ nuốt phải iod trong quá trình súc họng.
- Lấy lượng vừa đủ nước súc họng chứa iod theo chỉ định trên nhãn hoặc theo hướng dẫn cụ thể của bác sỹ trên từng đối tượng.
- Ngậm thuốc súc họng trong khoang miệng, ngửa cổ nghiêng 30-45 độ, sau đó rung lưỡi và khò thành tiếng. Động tác này giúp iod phân tán đều và tiếp xúc tốt với mầm bệnh. Thực hiện trong khoảng 30s – 60s.
- Tiếp tục súc miệng, súc mạnh qua bên trái, bên phải để nước súc họng chứa i ốt tiếp xúc toàn bộ khoang miệng, các kẽ răng để làm sạch tốt nhất.
- Ngậm thêm 30s trước khi nhổ ra.
- Số lần sử dụng trong ngày: Không quá 3 lần/ngày
- Không ăn trong vòng 30 phút kể từ khi súc họng – miệng. Có thể súc lại với nước nếu cần.
- Không sử dụng nước súc họng chứa i ốt quá 14 ngày. Nên thay loại thuốc súc họng khác nếu cần theo chỉ định cụ thể của bác sỹ hoặc dược sỹ đại học. 1 số đối tượng đặc biệt như Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ nên sử dụng loại nước súc họng an toàn từ Nano bạc TSN hoặc từ thảo dược.
- Ngưng sử dụng nước súc họng chứa i ốt nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào và tìm sự hỗ trợ từ cơ sở y tế gần nhất.
Với sự phát triển liên tục của y học, hiện nay có nhiều loại nước súc họng tác dụng tương đương nhưng an toàn vượt trội so với nước súc họng chứa i ốt. Do đó, trừ những trường hợp bắc buộc, hãy đổi loại nước súc họng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của gia đình.