Nước súc miệng rất quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, súc họng không phải ai cũng nghe và chưa thực sự phổ biến. Điều này dẫn tới việc nhầm lẫn khi sử dụng súc miệng để súc họng và có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe. Đây là sai lầm không chỉ người tiêu dùng mà cả các chuyên gia và những người bán thuốc cũng gặp phải.
Mục lục
Nước súc họng và nước súc miệng là gì ?
Nước súc họng (gargling) và nước súc miệng (mouthwash) hiện nay đều nên coi là sản phẩm thiết yếu trong gia đình. Trong khi súc miệng là sản phẩm để chăm sóc răng miệng, thì súc họng có ý nghĩa khác hẳn giúp giải quyết tại chỗ bệnh lý tại họng, đường hô hấp trên như Cúm, viêm họng, loét họng, viêm amidan…,
Nước súc miệng và lợi ích của Súc miệng
Nước súc miệng là dung dịch sử dụng tại khoang miệng để vệ sinh các bộ phận trong khoang miệng như răng, nướu, lưỡi, má trong, giảm hình thành mảng bám răng và các bệnh về răng nướu như nha chu, loét miệng, sâu răng… Nước súc miệng hiện nay thường có chứa các thành phần sát trùng phổ biến như Chlorhexidine, Cetylpyridinium, PVPI…
Lợi ích của việc sử dụng nước súc miệng thường xuyên:
Thường xuyên sử dụng nước súc miệng mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe răng miệng. Một sối lợi ích của nước súc miệng phải kể tới như sau.
- Làm sạch răng, kẽ răng, loại bỏ mảng bám trên răng.
- Giảm nguy cơ viêm nướu, bệnh quanh răng.
- Diệt khuẩn (cả lợi khuẩn và hại khuẩn) trong khoang miệng để giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng.
- Giúp chống hôi miệng do nguyên nhân tại miệng như do bệnh viêm nướu.
- Giúp hỗ trợ làm lành các vết loét trên niêm mạc.
Dung dịch súc họng và lợi ích của Súc họng
Dung dịch súc họng hoặc Súc họng – miệng là dung dịch được bào chế với mục đích chuyên biệt giúp điều trị tại chỗ trên niêm mạc họng. Người ta thấy rằng, bệnh lý đường hô hấp trên từ khu vực họng, amidan, thanh quản kể cả nhiễm virus, nấm, vi khuẩn đều bắt đầu từ trên niêm mạc sau đó mới xâm lân xuống đường hô hấp dưới và gây ra các nguy cơ biến chứng. Họng là chốt chặn cuối cùng đảm bảo cho chúng ta an toàn trước các tác nhân gây bệnh kể trên. Do đó, khi bị viêm họng, đau họng, rát họng, ho, cúm… việc đầu tiên không phải nghĩ tới uống thuốc, mà phải nghĩ tới việc điều trị tại chỗ. Sử dụng nước muối sinh lý để súc họng kỹ là cách làm sạch cơ học nhưng không đảm bảo được khả năng diệt khuẩn, diệt virus, chống viêm, và không hỗ trợ làm lành niêm mạc. Do đó, các thầy thuốc hướng tới những loại dung dịch có đầy đủ các tính chất trên để Súc họng, có thể đồng thời súc miệng thì gọi là Súc họng – miệng.
Lợi ích của việc Súc họng:
Nhiều người nghĩ rằng Súc họng chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị, chính vẫn phải là thuốc uống. Điều này không đúng, trên thực tế, phải coi Súc họng là điều trị chính, chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết, có chỉ định của bác sỹ vì vấn đề trên niêm mạc thì giải quyết tốt nhất phải là xử lý tại chỗ chứ không phải thuốc uống toàn thân. Ngay cả khi đã có chỉ định uống thuốc thì Súc họng là biện pháp tuyệt vời giúp giảm nhanh chóng triệu chứng, phối hợp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Chưa kể, một số loại Súc họng còn có khả năng tiêu diệt mầm bệnh kháng thuốc, điều mà các loại kháng sinh thông thường không thể làm được.
Sau đây là những lợi ích to lớn mà Súc họng có thể mang lại cho bạn.
- Làm sạch, tiêu diệt mầm bệnh như virus, vi khuẩn, vi nấm ngay trên niêm mạc họng.
- Chống viêm tại chỗ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh viêm họng, cúm như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng, nuốt đau, loét, mủ.
- Phòng ngừa mắc các bệnh do virus gây ra nhất là trong mùa dịch như Cúm, Coronavirus, Tay chân miệng…
- Ngăn ngừa tái phát đợt cấp ở những người bị viêm họng mạn tính, viêm amidan hốc mủ, viêm họng do trào ngược dạ dày – thực quản.
- Giải pháp giúp hạn chế kháng sinh, giảm dùng thuốc, nhất là những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, cho con bú, người dị ứng với thuốc.
- Loại bỏ đờm, dịch tại họng.
- Chống hôi miệng: Hôi miệng, rất nhiều trường hợp không xuất phát từ răng lợi mà thực tế có thể do trong họng tồn đọng dịch, nhất là trường hợp nhiễm trùng. Trong trường hợp này, súc họng – miệng là giải pháp tốt nhất để xử lý triệt để.
Tại sao không được sử dụng nước súc miệng để súc họng?
Nước súc họng và súc miệng được sản xuất có thành phần và tác dụng riêng. Mặc dù, cả hai loại đều có thể có các thành phần kháng khuẩn. Tuy nhiên, các thành phần khác cấu tạo nên sản phẩm đa dạng có ý nghĩa quan trọng không kém. Do cấu trúc của niêm mạc miệng và niêm mạc họng không hoàn toàn giống nhau, pH cũng khác nhau, tác nhân gây bệnh cũng khác nhau… Vậy nên, một công thức nếu đã làm chuyên cho súc miệng thì không thể dùng cho súc họng. Tuy nhiên, trên thực tế có những công thức bào chế dạng Súc họng – miệng như Súc họng miệng PlasmaKare thì lại có thể sử dụng cho cả Súc họng và Súc miệng.
Trong trường hợp sử dụng Súc miệng để Súc họng có thể gây ra một số vấn đề như sau:
- Không có hiệu quả: tác nhân gây bệnh viêm nướu thường là vi khuẩn kỵ khí như Porphyromonas gingivalis, trong khi đó tác nhân gây bệnh tại họng thì 80% là virus, khoảng 20% là do vi khuẩn và vi nấm, chủ yếu và nguy hiểm hơn cả là Liên cầu tan huyết nhóm A. Chính vì vậy, nếu công thức súc miệng đã chuyên biệt cho miệng thì không có nghĩa là có thể có hiệu quả nếu súc miệng.
- Kích ứng niêm mạc họng: càng lui vào phía trong các niêm mạc càng trở nên nhạy cảm hơn. Niêm mạc họng nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn so với niêm mạc miệng, pH tại họng cũng có tính trung tính hoặc hơi acid hơn so với niêm mạc tại miệng ở điều kiện bình thường. Chính vì vậy, nếu dùng chế phẩm chuyên súc miệng cho súc họng có thể gây kích ứng tại niêm mạc họng, dẫn tới bệnh tại họng có thể bị nặng hơn hoặc triệu chứng viêm họng tăng lên.
- Mất an toàn: các loại súc miệng dễ dàng được nhổ ra sau khi súc, ít có nguy cơ nuốt vào trong nên việc tính toán về độ an toàn khi nuốt vào của súc miệng cũng ít đòi hỏi hơn so với súc họng. Súc họng thường xuyên xảy ra trường hợp người bệnh nuốt vào, điều này cần được tính toán để đảm bảo an toàn của bệnh nhân trong một tỷ lệ nhất định số lần nuốt vào và số lượng dung dịch súc họng nuốt vào.
Chính vì vậy cần hiểu rõ từng loại để sử dụng đúng cách, phát huy tối đa hiệu quả của từng loại sản phẩm và vẫn đảm bảo an toàn được cho người bệnh.
Cách phân biệt và lựa chọn Súc họng, Súc miệng phù hợp
Khi bị bệnh tại họng, cúm thì đường nhiên cần chọn Súc họng hoặc Súc họng – miệng để sử dụng. Khi có vấn đề răng miệng thì Súc miệng hoặc Súc họng – miệng đều là một lựa chọn phù hợp. Có một số điểm, giúp người bệnh phân biệt, lựa chọn được cho mình chế phẩm Súc họng, Súc miệng tốt, phù hợp như sau.
Thông tin trên nhãn sản phẩm súc họng và súc miệng
Vì sự nhầm lẫn giữa Súc họng và Súc miệng là phổ biến, ngay cả với người bán thuốc, cho nên người tiêu dùng khi được tư vấn sản phẩm vẫn nên để ý kỹ trên nhãn sản phẩm với thông tin đúng mới nên sử dụng. Ví dụ như bạn bị viêm họng, và nhà thuốc tư vấn cho bạn chế phẩm Súc miệng X, bạn có thể từ chối sử dụng và yêu cầu một sản phẩm Súc họng chuyên biệt hoặc Súc họng – miệng với thông tin ghi rõ là Súc họng miệng, Ví dụ Súc họng miệng PlasmaKare là thiết bị y tế, không phải là mỹ phẩm.
Các thông tin trên chế phẩm Súc miệng có thể cũng có tác dụng diệt khuẩn, nhưng tuyệt nhiên không thể ghi là sử dụng để súc họng. Người bệnh nên đọc kỹ thông tin về Chỉ định, Tác dụng, Cách sử dụng để không bị nhầm lẫn.
pH của nước súc họng và súc miệng
Thông thường pH của miệng từ 6.5-7.4, cụ thể trước ăn pH vùng miệng là 7.4, sau ăn vi khuẩn tại đây phân hủy thức ăn tạo ra acid lactic, acid butyric,.. làm pH khoang miệng acid hơn và khi đó pH khoang miệng khoảng 6.5. pH ở khu vực họng thường thấp hơn, từ 5.5-7.
Các chế phẩm súc họng miệng tốt thường có pH trong khoảng trung tính để không ảnh hưởng tới pH của khu vực họng, miệng, không tác động tới quá trình tiết dịch của họng, miệng.
Thành phần của nước súc họng và súc miệng
Vì mỗi sản phẩm được tạo ra với mục đích khác nhau do đó thành phần của nước súc họng và súc miệng cũng khác nhau. Chưa kể, họng là vùng nhạy cảm, nên sử dụng các hoạt chất có mùi nặng, có vị khó dùng sẽ gây bất tiện cho bệnh nhân, không tuân thủ được.
- Nước súc miệng thường sử dụng nhất là hoạt chất Chlorhexidine, tuy nhiên, đây là hoạt chất có mùi vị khó chịu và kích ứng niêm mạc nên cũng hiếm khi được sử dụng trong súc họng.
- Trong khi đó, sản phẩm Súc họng thường sử dụng hoạt chất Povidon-iod, Nano bạc. Tuy nhiên, Povidon Iod cũng rất khó sử dụng vì mùi vị khó chịu, khó bào chế. Nano bạc có ưu điểm là mùi vị dễ chịu nhưng nếu không được chuẩn hóa thì tác dụng kém.
- Hiện nay, công nghệ phát triển, Nano bạc có thể được chuẩn hóa và tăng cường khả năng diệt khuẩn, diệt virus bằng công nghệ Plasma như TSN – một loại nano bạc bọc tannic với kích thước khoảng 20nm từ Viện Plasma Việt Nam có trong Súc họng miệng PlasmaKare là điển hình. Cấu trúc đặc biệt của TSN giúp nó có khả năng kết tụ protein trên vỏ virus, ngăn cản và tiêu diệt virus, vi khuẩn, vi nấm gây bệnh trên niêm mạc.
Ngoài ra, một số sản phẩm nước súc miệng còn chứa thành phần cồn. Cồn giúp làm sạch tuy nhiên lại gây khô niêm mạc miệng, tiếp xúc với Cồn lâu dài cũng gây nhiều nguy cơ với các tế bào trên niêm mạc chính vì thế cần hết sức lưu ý, hạn chế sử dụng các loại Súc họng, hoặc Súc miệng có cồn.
Hãy tập thói quen đọc nhãn sản phẩm để nắm rõ các thành phần của mỗi loại và lựa chọn cho chính xác.
Súc họng miệng PlasmaKare – Một giải pháp toàn diện cho Họng, Miệng
Súc họng miệng PlasmaKare không giống các loại Súc họng, Súc miệng thông thường. Nó có thể sử dụng trong cả vai trò của Súc họng, cả vai trò của Súc miệng nhờ các công năng độc đáo và đặc tính có 1 không hai.
Thành phần của Súc họng miệng PlasmaKare là gì?
Súc họng miệng PlasmaKare là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có chứa TSN độc quyền – Một chất sát trùng thế hệ mới có nhiều tác dụng nhất là khả năng diệt virus, chống viêm, liền. Đồng thời bổ sung thêm Keo ong nhập khẩu trực tiếp từ Italia để tăng cường hoạt tính chống viêm.
TSN là một phức hệ Nano bạc plasma bọc Tannic. Trong đó, Tannic có vai trò ngưng tụ protein bề mặt virus và có hoạt tính kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc… còn lõi nano bạc kích thước 20nm có tác dụng diệt virus, vi khuẩn, vi nấm, chống viêm, lành loét. Chính vì vậy, TSN được coi như một chất sát trùng thế hệ mới, đa năng, toàn diện và dễ dùng vượt trội so với các chất sát trùng thế hệ cũ.
Keo ong là một kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Mặc dù Keo ong thường được bổ sung trong các dạng xịt keo ong, nhưng ở dạng Súc, dưới tác động của lực cơ học khi súc, hoạt chất trong keo ong cùng TSN ngấm sâu vào ổ viêm, loét, nhiễm trùng khiến có hoạt tính của cả Keo ong và TSN tăng lên mạnh mẽ.
Súc họng miệng PlasmaKare có tác dụng gì?
Súc họng miệng PlasmaKare được chứng minh có tác dụng tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh như liên cầu tan huyết nhóm A loại gây viêm amidan hốc mủ, viêm họng hạt, thấp tim… virus, vi nấm gây bệnh. Ngoài ra, nhờ khả năng chống viêm và liền loét mạnh, Súc họng miệng PlasmaKare có những chỉ định sau đây:
- Dùng phối hợp điều trị và cải thiện triệu chứng trong các trường hợp viêm, nhiễm khuẩn ở họng, miệng như viêm họng, viêm amidan, viêm loét miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, loét áp tơ, nhiệt miệng, nhiễm nấm Candida trong miệng, lưỡi, cảm cúm, các chứng ho, rát họng, nuốt đau trong nhiễm khuẩn họng miệng, viêm đau rát họng, ho do trào ngược dạ dày thực quản.
- Dùng để vệ sinh họng, miệng và dự phòng nhiễm khuẩn trong, sau khi phẫu thuật, ví dụ như sau khi cắt amidan, đốt viêm họng hạt hoặc sau thủ thuật nha khoa (nhổ răng khôn, niềng răng, đặt cầu răng, trồng răng giả…)
- Súc họng, miệng thường xuyên nhất là trong các đợt dịch bệnh để phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp do virus, vi khuẩn như cúm thường, cúm A, cúm H1N1, H5N1, chân tay miệng trẻ em.
- Làm sạch răng miệng, kháng khuẩn, kháng nấm và virus vùng miệng họng; giúp ngăn ngừa và loại bỏ vi khuẩn, virus gây tổn thương ở miệng, họng, các vi khuẩn gây sâu răng, hôi miệng, giữ cho hơi thở thơm mát dài lâu.
- Dùng súc miệng hằng ngày để vệ sinh, chăm sóc họng miệng, răng nướu.
Súc họng miệng PlasmaKare dùng được cho ai?
Thành phần trong Súc họng miệng PlasmaKare an toàn, có thể sử dụng được cho đa dạng đối tượng từ người lớn, trẻ em, những người sợ uống thuốc và cả phụ nữ có thai, cho con bú. Những người đang trong quá trình điều trị bệnh và cả những người sử dụng dự phòng bệnh tại họng, miệng, các chứng loét đều thích hợp dùng Súc họng miệng PlasmaKare.
Các đối tượng nên sử dụng Súc họng miệng PlasmaKare bao gồm:
- Người lớn và trẻ em. Súc họng miệng PlasmaKare dùng được cho Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ từ 1 tuổi.
- Người viêm họng, Ho, Đau rát họng, Nuốt đau, Viêm Amidan, Loét miệng, Nhiệt miệng, Chảy máu chân răng, Viêm lợi, bệnh Nha chu, sâu răng, mảng bám răng, hôi miệng do bệnh tại họng, quanh răng.
- Súc họng miệng PlasmaKare sử dụng cho người chuẩn bị làm và sau khi làm phẫu thuật tại Họng, Miệng như sau khi cắt Amidan, đốt viêm họng hạt hoặc sau khi làm thủ thuật nha khoa (nhổ răng khôn, niềng răng, đặt cầu răng, trồng răng giả…)
- Súc họng miệng PlasmaKare sử dụng cho người cần phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus như coronavirus, cúm thường, cúm A, cúm H1N1, H5N1, chân tay miệng trẻ em… hay vi khuẩn gây ra, nhất là trong mùa dịch.
Súc họng miệng PlasmaKare có an toàn không?
Trong quá trình sử dụng, nếu vô tình nuốt phải dung dịch Súc họng, người bệnh không cần quá lo lắng vì công thức sử dụng các thành phần rất an toàn cho sức khỏe với ngưỡng an toàn cho phép theo EPA Hoa Kỳ và các chỉ dẫn an toàn của Châu Âu, Việt Nam… Ví dụ như, lượng bạc sử dụng trong một chai 250ml Súc họng miệng PlasmaKare thấp hơn 1/8 so với ngưỡng tiêu chuẩn an toàn của kim loại bạc trong nước uống do EPA Hoa Kỳ quy định.
Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm súc họng sâu để có hiệu quả điều trị bệnh lý viêm họng, loét họng, cúm, viêm amidan, viêm thanh quản… tốt nhất.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm Súc họng miệng PlasmaKare, một giải pháp giúp bạn tránh xa kháng sinh và nhiều thuốc khác khi xử lý vấn đề tại họng, cúm.
- Súc họng miệng PlasmaKare dạng chai 250ml, siêu tiết kiệm: https://plasmakare.vn/sp/suc-hong-mieng-plasmakare-250ml/
- Súc họng miệng PlasmaKare dạng túi 10ml, siêu tiện lợi: https://plasmakare.vn/sp/suc-hong-mieng-plasmakare-dang-tui-giai-phap-hieu-qua-cho-benh-duong-ho-hap/