Các loại thuốc trị viêm họng mạn tính bao gồm cả các sản phẩm từ thiên nhiên và thuốc Tây y. Những loại thuốc này giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, chúng có thể làm cho tình trạng bệnh không thể hồi phục và trở nên nghiêm trọng hơn.
Mục lục
Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài trên 10 ngày. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm tai giữa,… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Do vậy, việc điều trị viêm họng mạn tính cần được chú trọng ngay từ sớm.
Cơ chế tác động của thuốc trị viêm họng mạn tính
Nguyên tắc điều trị viêm họng mạn tính là điều trị tại chỗ triệu chứng và kết hợp điều trị nguyên nhân gây bệnh. Do đó, các thuốc trong nhóm này được chia thành 2 nhóm với cơ chế tác động khác nhau.
Nhóm thuốc trị viêm họng mạn tính điều trị triệu chứng
Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm thuốc giảm đau, chống viêm. giảm ho, các loại nước súc miệng.
- Cơ chế tác động của thuốc giảm đau, chống viêm là tác động vào niêm mạc họng, ức chế các chất trung gian hóa học gây viêm, ức chế di chuyển bạch cầu giúp giảm, viêm, phù nề từ đó giảm đau tại họng.
- Cơ chế của thuốc giảm ho: ức chế trung tâm gây ho, giảm ho nhanh chóng.
Nhóm thuốc trị viêm họng mạn tính điều trị nguyên nhân
Thuộc nhóm này gồm thuốc kháng sinh, thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày.
- Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh là ức chế và tiêu diệt tận gốc hoạt động của vi khuẩn Gram âm, Gram dương gây bệnh.
- Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày ức chế hoạt động của bơm proton hoặc khang acid làm giảm tiết acid và trào ngược gây viêm họng.
Những lưu ý khi dùng thuốc trị viêm họng mãn tính
Để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa
Thực trạng tự ý dùng thuốc diễn ra ngày càng phổ biến khiến tỷ lệ nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng gia tăng, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Điều này không những không đem lại tác dụng điều trị mà còn gây các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Do đó, cần sử dụng thuốc viêm họng mạn tính theo phác đồ điều trị, không tự ý mua thuốc trị viêm họng mạn tính hay dùng theo thuốc của người khác bởi tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người là khác nhau.
Dùng thuốc chữa viêm họng mạn tính đều đặn, không tự ý ngừng giữa chừng, không lạm dụng thuốc
Không những cần tuân theo phác đồ điều trị, người bệnh cần dùng thuốc trị viêm họng mạn tính đủ-đều để đem lại hiệu quả tốt nhất:
- Dùng thuốc trị viêm họng mãn tính đủ liệu trình, không tự ý ngừng hoặc lạm dụng thuốc quá liệu trình đã được kê, điều này có thể gây độc tính cho người bệnh.
- Dùng thuốc trị viêm họng mạn tính đều đặn, không bỏ cách vì sẽ làm giảm tác dụng điều trị
- hoặc dùng liều gấp đôi vì có thể gây tác dụng không mong muốn.
Tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích khi dùng thuốc viêm họng mạn tính
Việc ăn đồ cay nóng hoặc dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… không những có thể làm giảm tác dụng của thuốc trị viêm họng mãn tính mà còn gây kích ứng cổ họng, khiến bệnh trở nặng, kéo dài và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Chính vì vậy, người bệnh viêm họng chỉ nên ăn đồ lỏng, dễ nuốt như cháo, soup, các món luộc,…để giảm kích ứng cổ họng, giảm cọ xát giữa đồ ăn với cổ họng nhé.
Những loại thuốc viêm họng mãn tính tốt nhất
Để điều trị viêm họng mạn tính, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc viêm họng mạn tính từ dân gian hoặc các thuốc tây y. Dưới đây là những thuốc chữa viêm họng mạn tính tốt nhất người bệnh có thể tham khảo.
Bài thuốc viêm họng mãn tính từ dân gian
Không chỉ được sử dụng thời xưa mà các bài thuốc viêm họng mạn tính còn được dùng rộng rãi hơn cả bởi tính an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện.
Bài thuốc chữa viêm họng mạn tính bằng tỏi
Theo y học hiện đại, tỏi chứa allicin – chất tạo mùi và là kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả Penicillin giúp kháng khuẩn rất tốt. Đồng thời, tỏi còn được chứng minh là có tác dụng ức chế các chất trung gian gây viêm, giúp chống viêm hiệu quả.
Cách chữa viêm họng bằng tỏi đơn giản nhất là ăn tỏi trực tiếp hoặc dùng chế biến các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều bởi có thể gây nóng và tổn thương dạ dày.
Ngoài ra, có thể dùng tỏi ngâm mật ong hoặc ngâm rượu để giảm tình trạng bệnh.
Bài thuốc chữa viêm họng mạn tính bằng mật ong
Theo Đông y, mật ong có vị ngọt, tính ấm giúp làm dịu vùng niêm mạc họng do đó rất tốt trong điều trị các bệnh đường hô hấp. Hơn thế nữa, mật ong còn chứa chất chống oxy hóa, acid amin và nhiều khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Mật ong có thể kết hợp với nhiều thảo dược khác như gừng, quất, chanh đào,… làm tăng tác dụng điều trị bệnh.
Chuẩn bị: Chanh đào, mật ong, đường phèn.
Thực hiện:
- Đem 0,5kg chanh đào tươi rửa sạch, để ráo nước rồi thái lát mỏng, loại bỏ phần hạt.
- Dùng 1 lọ thủy tinh xếp chanh vào, mỗi lớp chanh trải một lớp đường phèn, cứ làm như thế cho đến khi hết.
- Đổ một lớp mật ong ngập kín mặt chanh, đậy nắp và ngâm trong khoảng 2 tuần là dùng được.
- Nên sử dụng bài thuốc chữa viêm họng mạn tính bằng mật ong 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1-2 thìa cafe.
Cần lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc Botulism – độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây tử vong.
Bài thuốc chữa viêm họng mạn tính bằng rau diếp cá
Diếp cá chứa hoạt chất 3-oxododecanal có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như liên cầu khuẩn nhóm A, Staphylococcus aureus. Đồng thời diếp cá còn chứa vitamin C, quercetin và methylnonylketon có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào cổ họng hiệu quả.
Thực hiện:
- Rau diếp cá đem rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát.
- Lọc lấy nước rồi hòa với nước vo gạo, đun sôi hỗn hợp lên rồi uống.
- Mỗi ngày nên dùng ài thuốc chữa viêm họng mạn tính bằng rau diếp cá 3 lần và dùng đến khi khỏi bệnh.
Các loại thuốc viêm họng mãn tính
Hiện nay, các thuốc trị viêm họng mạn tính được sử dụng phổ biến nhất bao gồm các nhóm thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm, thuốc trị ho, thuốc tiêu đờm.
Thuốc kháng sinh
Đây là thuốc trị viêm họng mạn tính giúp tiêu diệt tận gốc tác nhân gây bệnh và được chỉ định điều trị viêm họng mạn tính khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc là biến chứng của các bệnh tai mũi họng.
Một số thuốc kháng sinh hay dùng gồm:
- Amoxicillin: thuộc nhóm kháng sinh Beta lactam có phổ kháng khuẩn rộng và độc tính thấp, tác dụng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
- Cephalexin: thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1, chủ yếu tác động trên vi khuẩn Gram dương và một số ít vi khuẩn Gram âm.
- Erythromycin: thuộc nhóm kháng sinh Macrolid chỉ có tác dụng trên vi khuẩn Gram dương, ức chế vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề
Các thuốc chữa viêm họng mạn tính này giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, giảm cảm giác khó chịu tại họng. Thuộc nhóm này có các thuốc như:
- Paracetamol
- Ibuprofen
- Aspirin
Cả 3 thuốc này đều là NSAIDS giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng Aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi vì có thể gây hội chứng Reye gây phù gan và não, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Thuốc chống dị ứng
Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng. Các loại thuốc chống dị ứng giúp giảm tác động của Histamin H1 gây ra.
Thuốc chống dị ứng gồm 2 thế hệ:
- Thuốc kháng H1 thế hệ 1: Cạnh tranh với H1 cả trung ương lẫn ngoại vi làm giảm triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên nhóm này dễ đi qua hàng rào máu não gây buồn nôn, buồn ngủ, gồm Chlopheniramin, Premethazin,…
- Thuốc kháng H1 thế hệ 2: được cải tiến so với thế hệ 1, không đi qua hàng rào máu não nên không gây buồn nôn, buồn ngủ, gồm Certirizin, Loratadin,…
Thuốc trị ho
Ho khan, ho dai dẳng kéo dài khiến người bệnh khó chịu. Các loại thuốc trị ho giúp tác động lên trung tâm gây ho ở hành não, giảm nhanh và chấm dứt cơn ho.
Thuốc viêm họng mạn tính trị ho thường dùng gồm:
- Codein
- Dextromethorphan
Thuốc long đờm
Trong trường hợp người bệnh ho có đờm thì ngoài thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc long đờm làm thuốc chữa viêm họng mạn tính nhằm làm loãng dịch nhầy và đào thải ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Thuốc long đờm thường dùng gồm:
- Acetylcystein
- Bromhexin
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, giúp quá trình phục hồi nhanh chóng hơn.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn nắm rõ thuốc trị viêm họng và các lưu ý khi sử dụng để đem lại hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên, cần lưu ý trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa nhằm xác định rõ nguyên nhân và có phác đồ phù hợp.