Á sừng là bệnh lý da liễu tái phát thường xuyên theo chu kỳ, gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh khó chịu. Loại bệnh này cần điều trị duy trì dài ngày, do vậy thuốc bôi á sừng là nhóm thuốc đóng vai trò chủ yếu.
Mục lục
Á sừng là bệnh gì?
Á sừng là biểu hiện đặc trưng của tình trạng viêm da cơ địa và vảy nến. Á sừng xuất hiện do da khô, các tế bào sừng hóa nhanh gây nứt nẻ, bong tróc.
Triệu chứng của bệnh á sừng
Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này:
- Xuất hiện các lớp sừng xù xì trên da, có thể rướm máu gây ngứa ngáy, đau đớn và khó khăn khi đi lại.
- Vùng da bệnh dày lên, chai sần và có thể lan ra.
- Vào mùa hè, vùng da bệnh có thể nổi mụn nước và ngứa nhiều.
- Bệnh thường gặp nhất ở các vùng lòng bàn tay, bàn chân.
- Lâu ngày các móng chân, móng tay có thể chuyển vàng, xuất hiện những lỗ nhỏ li ti xù xì và dễ tách khỏi nền móng.
- Đầu ngón tay, ngón chân bị mất vân.
Á sừng khiến da dễ bị lở loét, bội nhiễm vi khuẩn và nấm. Bệnh tái đi tái lại theo một chu kỳ nhất định và hiện nay chưa có phương pháp nào có thể trị dứt điểm được căn bệnh này.
Nguyên nhân của bệnh á sừng
Á sừng xuất phát từ các bệnh lý viêm da cơ địa và vảy nến. Hiện nay vẫn chưa được tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra 2 bệnh lý này. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ đóng vai trò chính khiến bệnh khởi phát, bao gồm:
- Yếu tố di truyền từ gia đình
- Cơ địa dị ứng của người bệnh
- Bất thường trong hoạt động của hệ miễn dịch
- Tiếp xúc nhiều với các hóa chất tẩy rửa, xăng dầu, nước bẩn, các dị nguyên gây dị ứng như thời tiết khô hanh, lông động vật, bụi bẩn,…
- Dinh dưỡng kém, thiếu hụt các chất quan trọng đối với da như Vitamin A, C, D, E
- Tác dụng phụ của thuốc
- Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ có thai và sau sinh.
Nguyên tắc điều trị bệnh á sừng
Điều trị bệnh á sừng hiện nay tập trung vào điều trị triệu chứng, giảm tái phát bệnh và phòng ngừa bội nhiễm. Trong đó, thuốc bôi á sừng là nhóm thuốc chính trong điều trị căn bệnh này.
Các loại thuốc bôi á sừng chính:
- Thuốc bạt sừng, bong vảy: Acid Salicylic
- Thuốc chống viêm, giảm ngứa: Corticoid (Betamethason, Mometason,…)
- Thuốc kháng sinh: Erythromycin, Clindamycin, Doxycyclin, Benzoyl Peroxide Neomycin, Bacitracin,…
- Thuốc kháng nấm: Dẫn xuất Imidazol (Ketoconazol, Miconazol)
Thuốc uống được sử dụng trong điều trị á sừng bội nhiễm nặng, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Cephalosporin, Dicloxacillin,…
- Thuốc kháng nấm: Griseofulvin.
- Corticoid: Prednisolon, Dexamethason, Methylprednisolon,…
- Thuốc giảm ngứa: thuốc kháng Histamin H1.
Tuy nhiên, bị á sừng bôi thuốc gì hay uống thuốc gì còn phụ thuộc phần lớn vào mức độ, giai đoạn bệnh và thể trạng của người bệnh.
Top 7 thuốc bôi á sừng hiệu quả được các bác sĩ tin dùng
Dưới đây là tổng hợp thông tin 7 loại thuốc bôi á sừng hiệu quả:
Gel bôi PlasmaKare No5
Gel bôi PlasmaKare No5 là sản phẩm độc quyền của Innocare Pharma. Đây là sản phẩm duy nhất trên thị trường sử dụng nano bạc chuẩn hóa thế hệ mới – phức hệ TSN cho hiệu quả chống viêm, sát trùng và làm lành hiệu quả.
Nhờ vậy, gel bôi PlasmaKare No5 được tin dùng trong điều trị triệu chứng, phòng ngừa bội nhiễm cho các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến gây á sừng. Sản phẩm này cũng là thuốc bôi á sừng cho bà bầu và trẻ em an toàn và có thể sử dụng kéo dài.
Thành phần chính: Phức hệ Nano bạc TSN, dịch chiết lựu, Chitosan và dịch chiết núc nác.
Đối tượng sử dụng: Mọi đối tượng bị á sừng, kể cả phụ nữ có thai và cho con bú.
Công dụng:
- Giảm các triệu chứng viêm, ngứa da, làm lành vết thương hở.
- Diệt khuẩn, diệt nấm, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bội nhiễm ở người bệnh á sừng.
- Thúc đẩy tái tạo da, dưỡng da và hạn chế tái phát bệnh.
Thuốc bạt sừng Acid Salicylic
Acid Salicylic là thuốc bạt sừng phổ biến nhất và được các bác sĩ chỉ định rộng rãi trong điều trị á sừng.
Thành phần chính: Acid Salicylic.
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 3 tuổi bị á sừng
Công dụng: Bạt sừng, sát trùng nhẹ, giảm viêm và giảm ngứa da hiệu quả.
Lưu ý:
- Thuốc có thể gây kích ứng da như nóng rát, nổi mẩn. Do vậy không được bôi thuốc này nên vùng da khỏe mạnh và niêm mạc.
- Không dùng trên da đang chảy máu.
Thuốc bôi á sừng Diprosalic
Diprosalic là thuốc điều trị vảy nến và viêm da cơ địa phổ biến. Thuốc phối hợp Corticoid chống viêm và Acid Salicylic bạt sừng giúp đem lại hiệu quả cao.
Thành phần chính: Betamethason propionat, Acid Salicylic.
Đối tượng sử dụng: Mọi đối tượng bị á sừng.
Công dụng:
- Acid Salicylic làm giảm sừng hóa, bạt sừng và sát trùng nhẹ.
- Betamethason chống viêm, giảm ngứa, giảm đau và hạn chế tiến triển của bệnh.
Lưu ý:
- Trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc kéo dài.
- Không băng kín da sau khi bôi thuốc.
Thuốc bôi Calcipotriol-B
Calcipotriol-B là thuốc bôi vảy nến á sừng hàng đầu, đặc trị vảy nến mảng, giúp làm giảm các triệu chứng á sừng hiệu quả.
Thành phần chính: Calcipotriol, Betamethason propionat.
Đối tượng sử dụng: Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn bị á sừng.
Công dụng:
- Calcipotriol có tác dụng kích thích sự biệt hóa và tăng sinh của tế bào da và tế bào sừng, giúp giảm triệu chứng và tiến triển của bệnh vảy nến.
- Betamethason có tính chống viêm, chống ngứa, giúp hạn chế tiến triển của bệnh.
Lưu ý:
- Phụ nữ có thai và cho con bú cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng.
- Không dùng thuốc trên những vùng da không bị bệnh.
- Không dùng cho người bị tăng calci máu, suy gan – thận nặng, người đang nhiễm virus, nhiễm khuẩn hoặc nấm cấp tính trên da.
- Không băng kín da sau khi bôi thuốc.
Thuốc trị á sừng Gentrisone
Gentrisone là thuốc bôi á sừng đến từ Hàn Quốc được nhiều bác sĩ tin dùng hiện nay. Gentrisone giúp điều trị và phòng ngừa á sừng bội nhiễm nấm và vi khuẩn rất tốt.
Thành phần chính: Betamethason dipropionat, Clotrimazol, Gentamycin Sulfat.
Đối tượng sử dụng: Người lớn bị á sừng. Trẻ em bị á sừng chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Công dụng:
- Betamethason là Corticoid mạnh, giúp làm giảm triệu chứng viêm, ngứa và hạn chế tiến triển của các bệnh gây á sừng như viêm da do cơ địa và vảy nến.
- Thuốc chống nấm Clotrimazol và kháng sinh Gentamycin có vai trò phòng ngừa và điều trị bội nhiễm nấm và vi khuẩn da ở người bệnh á sừng.
Lưu ý:
- Phối hợp với thuốc kháng sinh, chống nấm đường toàn thân khi có bội nhiễm, không dùng đơn độc.
- Không băng kín da sau khi bôi thuốc.
- Trẻ em chỉ được dùng thuốc tối đa 5 ngày.
Thuốc bôi á sừng Betnovate-N
Betnovate phối hợp Corticoid và kháng sinh, giúp cải thiện triệu chứng bệnh và hạn chế bội nhiễm trong viêm da cơ địa và vảy nến. Tuy nhiên, thuốc không dùng trong điều trị vảy nến mảng lan rộng.
Thành phần chính: Betamethason valerate, Neomycin sulfat.
Đối tượng sử dụng: Người lớn bị á sừng. Trẻ em cần dùng thuốc một cách thận trọng (không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi).
Công dụng:
- Betamethason là Corticoid mạnh, giúp làm giảm triệu chứng viêm, ngứa và hạn chế tiến triển của các bệnh gây á sừng.
- Neomycin là kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng, có vai trò điều trị bội nhiễm vi khuẩn ở người bệnh á sừng.
Lưu ý:
- Tránh dùng điều trị dài ngày. Nếu triệu chứng không giảm sau 7 ngày, nên cân nhắc dùng kháng sinh đường toàn thân.
- Không băng kín da sau khi bôi thuốc.
Thuốc ức chế miễn dịch Elidel
Elidel là thuốc bôi á sừng thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch, được dùng trong điều trị duy trì viêm da cơ địa mạn tính ở người đã thất bại/không đáp ứng với các thuốc điều trị tại chỗ khác.
Thành phần chính: Pimecrolimus.
Đối tượng sử dụng: Trẻ em và người lớn bị á sừng không kèm suy giảm miễn dịch.
Công dụng: Ức chế miễn dịch gây viêm, tổn thương trên da, giúp hạn chế tiến triển các triệu chứng của bệnh á sừng.
Lưu ý:
- Không sử dụng thuốc ở người đang nhiễm trùng, nhiễm virus cấp tính.
- Không dùng thuốc quá 3 tuần ở trẻ em dưới 2 tuổi và 6 tuần ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn.
Lưu ý khi dùng thuốc bôi điều trị á sừng
Khi dùng thuốc bôi để điều trị á sừng, người bệnh cần chú ý:
- Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và đi tái khám định kỳ. Khi có dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ do dùng thuốc hoặc triệu chứng không được cải thiện, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.
- Vệ sinh da sạch sẽ, dùng kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên để hạn chế khô da gây nứt nẻ da nặng hơn.
- Không kỳ gõ, gãi hoặc bóc vảy vùng da bị tổn thương.
- Không ngâm rửa tay chân nhiều, không rửa với nước muối.
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ từ môi trường của bệnh á sừng. Có thể mặc đồ bảo hộ hoặc đeo găng tay khi tiếp xúc với xăng dầu, hóa chất tẩy rửa. Tuy nhiên, không nên đeo găng quá lâu để tránh gây bí da khiến vi sinh vật phát triển.
- Cắt móng tay, móng chân, giữ vệ sinh móng sạch sẽ.
- Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, rèn luyện thể lực thường xuyên và bổ sung đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là các chất quan trọng đối với da như Vitamin A, C, D, E
Trên đây là tổng hợp thông tin về các thuốc bôi á sừng phổ biến. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để điều trị bệnh á sừng và tăng cường chất lượng sống một cách hiệu quả.